Khoa học - Lịch sử
2013-05-08 14:42:22
Nội Dung Cơ Bản Của Phật Giáo
[size=medium]Thực chất của đạo Phật là một học thuyết về khổ và diệt khổ. Đạo Phật ra đời cũng từ việc đức Phật nhìn thấy sự khổ của thế gian này và mong muốn tìm sự giải thoát khỏi nỗi khổ đó cho chúng sinh . Nói đến Phật giáo trước hết là nói đến tư tưởng vị tha, vị nhân sinh . Chẳng phải chính Phật tổ đã xả thân mình tìm đạo vì chúng sinh , từ bỏ tột đỉnh vinh hoa, phú quý đó sao ? Thử hỏi chúng ta mấy ai đã làm được điều đó. Phật cho rằng đời là khổ và đã tìm lấy sự giải thoát khỏi cái khổ. Bởi vậy Phật xướng lên thuyết Tứ thánh đế và Thập nhị nhân duyên. Tứ thánh đế là Khổ thánh đế, Tập thánh đế, Diệt thánh đế và Đạo thánh đế. Khổ là sự hiển nhiên ai cũng biết là có. Tập là lấy thập nhị nhân duyên mà tìm cái căn do bởi đâu mà kết tập thành khổ. Diệt là theo lần thập nhị nhân duyên mà dứt từ ngọn cho đến cội rễ cái khổ. Đạo là những con đường ta phải đi để giải thoát được cái khổ. Ấy là những điều rất trọng yếu trong đạo Phật. Vậy ta thử xét xem thế nào là khổ, tập, diệt, đạo.[/size] [size=medium]Khổ. – Khổ là sinh ra là khổ, có bệnh tật là khổ, già yếu là khổ, chết là khổ, không ưa mà hợp là khổ, ưa mà phải xa lìa là khổ, muốn mà không được là khổ, mất cái vinh lạc là khổ. Cái khổ ở đời thật rõ rệt , không ai nói được là không khổ.[/size] [size=medium]Tập . – Tập là tụ hợp lại và kết tập mà thành ra. Vậy do những cái gì tụ hợp lại mà thành ra khổ ? Đức Thế tôn lấy thập nhị nhân duyên mà giải cái nghĩa chữ “tập”. Ngài cho là khổ gốc ở “vô minh”. Vô minh là cái mơ màng mờ tối, nó che lấp cái sáng tỏ bản nhiên. Từ vô minh đến cái già cái chết, tất cả có mười hai đoạn. Đoạn nọ do cái duyên mà làm quả cho đoạn kia, rồi quả lại do cái duyên mà làm nhân cho đoạn sau, tựa như dây xúc xích chằng chịt với nhau, cho nên gọi là nhân duyên. Nhân là mầm, duyên là dây. Bởi mười hai nhân duyên ấy mà chúng sinh cứ sinh sinh hoá hoá mãi, sinh ra rồi lại chết đi, chết rồi lại sinh ra, hết kiếp này đến kiếp khác, giống như nước bể, vì gió, vì cái sức khác mà thành sóng. Sóng nhô lên rồi lại lặn xuống, lặn xuống rồi lại nhô lên, không bao giờ nghỉ.[/size] [size=medium]Mười hai cái nhân duyên ấy là : vô minh, hành thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thụ, ái, thủ, hữu, sinh, lão, tử.[/size] [size=medium]Vô minh là mông muội mờ tối từ lúc vô thỉ. Do “vô minh” mà có “hành”. Ấy là “vô minh” làm nhân cho “hành”.[/size] [size=medium]Hành là tưởng nghĩ mà hành động tạo tác. Đã tưởng nghĩ mà hành động tạo tác, thì thành ra cái nghiệp, tức là cái nếp, cái tập khí. Bởi cái nghiệp mà hành động tạo tác mãi. Do “hành” mà có “thức”. Ấy là “hành” làm quả cho “vô minh” và lại làm nhân cho “thức”.[/size] [size=medium]Thức là ý thức, là biết, biết ta là ta, biết ta là một vật hành động tạo tác được. Do “thức” mà có “danh sắc”. Ấy là “thức” làm quả cho “hành” và lại làm nhân cho “danh sắc”.[/size] [size=medium]Danh sắc là tên và hình. Ta đã biết ta là riêng một vật, thì phải có tên có hình của ta. Do “danh sắc” mà có “lục xứ”. Ấy là “danh sắc” làm quả cho “thức” và lại làm nhân cho “lục xứ”.[/size] [size=medium]Lục xứ hay lục nhập là sáu chỗ, tức là sáu giác quan. Ta thường chỉ nói có ngũ quan là : tai, mắt, mũi, lưỡi, thân mà thôi. Đạo Phật nói thêm một giác quan nữa là trí tuệ, tức là trí não của mình. Đã có tên có hình là có “lục xứ” để giao tiếp với những ngoại vật. Do “lục xứ” mà có “xúc”. Ấy là “lục xứ” làm quả cho “danh sắc” và lại làm nhân cho “xúc”.[/size] [size=medium]Xúc là xúc tiếp. Bởi có “lục xứ” là tai, mắt.v.v thì ta tiếp xúc với những thanh âm, hình sắc của ngoại vật. Do “xúc” mà có “thụ”. Ấy là “xúc” làm quả cho “lục xứ” và làm nhân cho “thụ”.[/size] [size=medium]Thụ là chịu, là lĩnh nạp cái ảnh hưởng , thế lực, hoặc âm thanh , hình sắc của ngoại vật vào mình. Do “thụ” mà có “ái”. Ấy là “thụ” làm quả cho “xúc” và làm nhân cho “ái”.[/size] [size=medium]Ái là khát vọng, yêu thích, mong muốn, tức là lòng tư dục. Do “ái” mà có “thủ”. Ấy là “ái” làm quả cho “thụ” và làm nhân cho “thủ”.[/size] [size=medium]Thủ là lấy, với lấy, quyến luyến lấy những cái làm cho ta sống. Dẫu ta biết ta sống là khổ, nhưng ta vẫn không bỏ những cái ta muốn lấy để sống, cứ theo đuổi để lấy cho được. Do “thủ” mà có “hữu”. Ấy là “thủ” làm quả cho “ái” và làm nhân cho “hữu”.[/size] [size=medium]Hữu là có : có ta, có sống ở trong thế gian. Bởi ta ham muốn những cái làm cho ta sống, cho ta thích, như là ngũ uẩn : sắc, thụ, tưởng, hành, thức. Vì có ngũ uẩn ấy cho nên ta mới có trần dục, nó gây thành cái lậu nghiệp. Do “hữu” mà có “sinh”. Ấy là “hữu” làm quả cho “thủ” và làm nhân cho “sinh”.[/size] [size=medium]Sinh là sinh ra ở thế gian, làm thần thánh trên trời, làm người, làm quỷ, làm súc sinh, v.v. Do “sinh” mà có “lão tử”. Ấy là “sinh” làm quả cho “hữu” và làm nhân cho “lão tử”.[/size] [size=medium]Lão tử là già và chết. Đã sinh ra là phải già và chết. Nhưng sinh với tử là hai thể như sáng với tối, sấp với ngửa vậy. Sống với chết cứ luân chuyển thay đổi nhau. Chết là thể phách, còn là tinh anh. Cái tinh anh lìa bỏ cái xác đã chết, nhưng vẫn lẩn quẩn trong vô minh, cho nên lại mang cái nghiệp mà lưu chuyển chìm nổi trong tam giới và lục đạo, tức là cứ luân hồi ở trong thế gian. Bởi vì đạo Phật gọi thế gian là gọi gồm cả tam giới và lục đạo. Tam giới là Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới ; lục đạo là cõi trời, nhân gian , tu la, súc sinh, ngã quỷ và địa ngục. Hễ còn luân hồi là còn cái khổ.[/size] [size=medium]Vậy tập hợp cả mười hai nhân duyên lại, nó kết thành cái dây để trói buộc người ta ở trong bể khổ, nên gọi là tập.[/size] [size=medium]Diệt. – Diệt là dứt bỏ đi. Ta đã thấy rõ cái căn nguyên của sự khổ, thấy rõ cái nhân và cái quả của sự khổ, thì ta cứ lần lượt bỏ hết các nhân quả ấy. Vậy ta lại lấy thập nhị nhân duyên mà tính ngược lên từ số 12 lên đến số 1. Ta muốn không có già có chết, thì ta phải dứt bỏ cái nhân nó làm cho ta sinh ra ở thế gian. Muốn không phải sinh ra ở thế gian thì phải dứt bỏ cái nhân “hữu”, rồi đến cái nhân “thủ”, nhân “ái” v.v. Cứ thế mãi cho đến cái nhân “hành”. Dứt được cái nhân “hành” thì cái “vô minh” phải mất. Vô minh đã mất, thì tựa như mặt trời sáng rõ ra, đánh tan cả sương mù, thì ta ra khỏi đám mờ tối làm cho ta lăn lộn ở chỗ khổ. Ta đã thấy rõ cái sáng , đã ra khỏi vô minh, thì ta đứng vào chỗ yên lặng vui vẻ, như đứng trên toà sen ở xứ cực lạc, mà không phải luân hồi trong cuộc sinh tử nữa. Ấy là ta được giải thoát.[/size] [size=medium]Vậy tính theo Tập đế, từ vô minh trở xuống đến lão tử, thì thấy có cái khổ hiển nhiên, rất là chán nản. Nhưng tính theo Diệt đế, từ lão tử lên đến vô minh, tức là dứt được cái căn nguyên của sự khổ, ra được ngoài luân hồi, thì thật là sung sướng. Bởi thế cho nên đạo Phật vốn gốc ở sự thấy rõ cái khổ, cho thế gian là một bể khổ, ấy là cái quan niệm rất bi quan yếm thế. Đến khi tìm được cái đạo giải thoát, thì thành ra cái quan niệm rất lạc quan, rất vui về việc cứu đời. Cũng vì thế mà những bậc đã thành chính quả, bao giờ cũng có vẻ yên tĩnh, như sung sướng. Trông ngay các pho tượng, nét mặt thản nhiên không có vẻ gì là lo sầu, thật là thái độ lạc quan lạ thường.[/size] [size=medium]Đạo. – Đạo là con đường phải theo để được giải thoát. Vì có theo con đường ấy thì mới phá được cái khổ. Phật vẫn chủ đích lấy cái trí sáng tỏ mà phá sự hôn mê, nhưng một cái sáng tỏ không vẫn chưa đủ, cần phải có sự thực hành nữa. Sự thực hành ấy có 8 con đường chính gọi là bát chính đạo, tức là 8 con đường để tu cho thành chính quả. Tám con đường ấy là :[/size] [size=medium]Chính kiến . Chính kiến là thấy rõ, biết rõ chân lý, không để cái tà kiến che lấp sự sáng suốt của mình, khiến cho sự tin tưởng của mình không sai lầm.[/size] [size=medium]Chính tư duy . Chính tư duy là lập chí theo chân lý mà suy nghĩ cho đến chỗ giác ngộ được đạo chính.[/size] [size=medium]Chính ngữ . Chính ngữ là nói những điều đúng chân lý , không nói những điều gian tà, giả dối.[/size] [size=medium]Chính nghiệp. Chính nghiệp là làm những việc ngay chính công bình, không làm những việc tàn bạo gian ác.[/size] [size=medium]Chính mệnh . Chính mệnh là sống theo con đường công chính , không tham lam lợi lộc mà bỏ những điều nhân nghĩa.[/size] [size=medium]Chính tinh tiến . Chính tinh tiến là cố gắng học tập tu luyện cho tới đến đạo, giữ tâm trí cho ngay chính sáng suốt, đừng để những điều tham lam, sân si và những tà kiến, vọng tưởng làm cho ta đi lầm đường lạc lối.[/size] [size=medium]Chính niệm . Chính niệm là đem ý niệm của mình chú vào đạo lý chân chính, không tưởng nhớ đến những điều bạo ngược gian ác.[/size] [size=medium]Chính định . Chính định là định cái tâm trí của mình vào đạo lý chân chính, không để cái gì lay chuyển được. Tức là thu cái tâm trí vào đạo, không để tán loạn ra điều khác.[/size] [size=medium]Vậy theo 8 con đường chính ấy là mình tự trị lấy mình, tự giác ngộ lấy mình , để đem mình vào niết bàn.[/size]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ
Chủ đề cùng mục