[size=medium]Tham khảo
The biggest regret of your life
On avoiding irrevocable mistakes
Published on September 17, 2010 by Ilan Shrira in The Narcissus in All of Us
Hãy tưởng tượng bạn có 1 giấc mơ vào tối này, ở đó bạn du lịch thời gian đến tương lai, đến 1 thời điểm gần cuối đời của bạn. Ở tương lai này, bạn gặp cái tôi già của bạn, và bạn nhanh chóng thấy bản thân đặt câu hỏi này: "Nếu bạn có thể sống cuộc đời bạn trở lại, bạn sẽ làm điều gì khác đi?"
Cái tôi già của bạn xem xét điều này và nhìn về xa xăm suy nghĩ. Sau đó, khi bạn sắp có được câu trả lời thì bạn thức dậy.
Bạn nghĩ cái tôi tương lai của bạn sẽ trả lời câu hỏi này như thế nào?
Bạn sẽ có lợi lạc gì khi biết được nỗi hối tiếc lớn nhất của bạn?
Trong cuộc sống thực, chúng ta có thể lấy được kiểu thông tin này bằng cách hỏi người khác về những nỗi hối tiếc của họ- chúng ta thích nghe những tiết lộ như thế này. Tốt hơn nữa, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có thể hỏi hàng trăm người về nỗi hối tiếc lớn nhất đời họ để xem điều nào được để cập nhiều nhất.
1 số nhà tâm lý tìm hiểu vấn đề này cách đây vài năm bằng cách xem xét 1 số nghiên cứu trước đây đã hỏi mọi người mô tả nỗi hối tiếc lớn nhất cuộc đời họ. Để đơn giản hoá những câu trả lời của mọi người, mỗi hối tiếc được phân loại thành 1 trong số những lĩnh vực sau: Sự nghiệp, Cộng đồng, Giáo dục, Gia đình, Bạn bè, Tài chính, Sức khoẻ, Thời gian giải trí, Làm cha mẹ, Tình yêu lãng mạn, Cái tôi hoặc Tâm linh.
Họ đã phát hiện được những lĩnh vực phổ biến nhất:
1. Giáo dục. Những hối tiếc đó đến từ 1 trong 2 hình thức. Mọi người hối tiếc vì: a) không nhận được sự giáo dục đầy đủ, hoặc b) không dấn thân nhiều hơn trong học tập. Nhiều người tự thú là họ đã không học đủ nghiêm túc, dành nhiều thời gian của họ với những người bạn cũng không học nhiều.
Thoạt đầu, chúng ta ngạc nhiên khi hối tiếc về giáo dục phổ biến hơn những hối tiếc về những mối quan hệ, gia đình hoặc sức khoẻ. Nhưng khi bạn suy nghĩ về nó, giáo dục cải thiện tương lai của 1 người ở tất cả những lĩnh vực đó. Trình độ giáo dục cao nhìn chung có nghĩa là nhiều tiền hơn, và những cuộc hôn nhân có xu hướng bền vững hơn và cuộc sống gia đình ổn định hơn khi con người không nặng gánh bởi những lo lắng tài chính. Theo quan điểm sức khoẻ cơ thể, nhiều nghiên cứu cho thấy trình độ giáo dục của 1 người là 1 trong những yếu tố dự đoán tốt nhất về tuổi thọ của họ, thậm chí quan trọng hơn thu nhập hoặc kiểu nghề nghiệp. Do đó, khi con người suy ngẫm về cuộc đời họ, nhiều người nhận ra trình độ giáo dục cao hơn sẽ đem lại sự ổn định lớn hơn và nhiều cơ hội hơn.
2. Nghề nghiệp. Con người đã hối tiếc là họ đã không theo đuổi được nghề họ thực sự yêu thích. Thay vào đó, họ chọn 1 con đường nghề nghiệp thực tế hơn, hoặc được trả lương cao hơn. Họ đã biết từ sớm kiểu công việc họ cảm thấy đam mê, nhưng nó dường như quá mạo hiểm để theo đuổi.
3. Tình yêu lãng mạn. Những hối tiếc đó có nhiều hình thức khác nhau, như kết hôn nhầm người, không nỗ lực nhiều hơn cho cuộc hôn nhân của họ, làm điều gì đó gây tổn thương đối tác của họ, hoặc để mất 1 người đặc biệt nào đó.
4. Làm cha mẹ. 1 trong 2 kiểu: Thứ nhất, 1 số phụ huynh ao ước rằng họ đã dành nhiều thời gian hơn cho con cái khi chúng còn bé. Những phụ huynh đó cảm thấy họ đã dành quá nhiều thời gian và năng lượng cho những thứ khác, như công việc.
Thứ 2, kiểu hối tiếc này rất khác so với kiểu 1, đó là các bậc phụ huynh ước rằng họ đã trì hoãn việc có đứa con đầu tiên lâu hơn 1 vài năm - họ hối tiếc vì đã có con quá sớm. Sự hối tiếc này phổ biến hơn trong số phụ nữ. Nhiều phụ nữ ao ước họ trì hoãn việc có gia đình để xây dựng sự nghiệp của họ hoặc có được nhiều kinh nghiệm sống hơn.
Hầu hết những nỗi hối tiếc trong cuộc sống rơi vào 1 trong 4 lĩnh vực đó. Chúng còn tiết lộ con người đánh giá cao điều gì nhất về lâu dài.
Nhưng chỉ đọc về những nỗi hối tiếc đó không đảm bảo rằng chúng ta sẽ tránh mắc những sai lầm tương tự, khi bạn xem xét về những sai lầm lớn thường không phải là kết quả từ 1 lần quyết định có ý thức (như chọn trường nào để theo học, liệu có nên ly dị hay không). Những hối tiếc hiện ra to hơn thường phát triển từ 1 loạt những hành động (hoặc thiếu hành động) qua 1 khoảng thời gian dài. Ví dụ, liên tục phớt lờ việc gọi điện cho anh/em trai mà bạn đang ác cảm; hoặc hàng trăm lần bạn có thể dành thời gian với con nhưng không làm; hoặc hàng ngàn lần bạn trì hoãn làm bài tập để làm việc khác.
Bạn cần đánh giá lại về những việc bạn đang làm, tự hỏi liệu hành vi của bạn không phải là 1 phần của bức tranh lớn hơn mà bạn sẽ hối tiếc vào 1 ngày nào đó.
Nguồn: PsychologyToday
[/size]