Nấm Candida là loại nấm vẫn có với số lượng ít trong âm đạo cũng như trong miệng và ống tiêu hoá của cả nam và nữ. Tại sao nấm vẫn có trong âm đạo mà lại phát triển nhiều dẫn tới viêm âm đạo? Nguyên nhân là do có sự mất cân bằng trong cơ thể XX. Ví dụ như phải dùng kháng sinh để chữa trị viêm nhiễm đường tiết niệu và kháng sinh đã diệt luôn cả những vi khuẩn “bạn” chung sống hoà bình với nấm ở âm đạo. Do những vi khuẩn này bị tiêu diệt cho nên nấm có điều kiện phát triển và gây ra viêm. (Theo khamchuabenh.com) |
Câu chuyện 1: Chỉ vì… dung dịch vệ sinh
Nếu tớ nói tớ bị nhiễm nấm Candida chỉ vì dùng dung dịch vệsinh thì các ấy có tin không? Nghe hơi “hoang đường” nhưng mà thật 1000 % luôn đó (thực ra thì nếu chính tớ không “kinh” qua thì tớ cũng không tin đâu).
“Bi kịch” bắt đầu từ một lần tớ đi chợ đêm chơi cùng con bạn, bình thường tớ cũng không hay để ý đến các hàng mỹ phẩm trong chợ đâu, nhưng hôm đó con bạn tớ lại hăm hở “sà” vào xem xem xét xét làm tớ cũng tò mò ngắm nghía theo. Kết cục tớ đã “rinh” về 1 chai nước rửa phụ khoa trông rất “hoa cỏ mùa xuân” và xinh xắn, hương thơm cũng dễ chịu nữa. Ngờ đâu dùng chưa được 2 tuần, tớ đã thấy “cô bé” tự nhiên ngứa rát, thậm chí cả trong “thâm cung” cũng bị ngứa. Đã thế khí hư của tớ còn trắng và đặc hẳn lên, bốc mùi như mùi nấm mốc mới “kinh dị’ chứ. Tớ vội vàng “3 chân 4 cẳng” đi khám bác sĩ ngay lập tức. Lúc ấy tớ vẫn nghĩ là mình bị viêm nhiễm “vùng kín” bình thường thôi.
Khi bác sĩ“phán”làtớ bị nhiễm nấm Candida tớ đã “sốc toàn tập”. Tớ cứ tưởng nấm này chỉ lây qua XXX thôi, mà tớ thì đến “một mảnh tình vắt vai” cũng chưa có… Thấy bộ mặt “thộn” ra rất tội nghiệp của tớ, bác sĩ cười rồi giải thích: “Có rất đông người trên trái đất này mang những bào tử nấm Candida, và cháu là một trong số đó, nhưng không phải ai cũng bị mắc bệnh. Chỉ khi nào gặp điều kiện thuận lợi thì bọn nấm này mới phát tác thôi”. Tớ lại càng trố mắt hơn: “Nhưng cháu vệ sinh rất sạch sẽ thì làm sao mà nấm phát tác được ạ?”.
Bác sĩ bảo: “Có nhiều điều kiện để nấm phát triển lắm: sức đề kháng kém đi này, dùng dung dịch vệ sinh kém chất lượng, hay một số trường hợp uống kháng sinh cũng bị nữa. Cháu có uống loại kháng sinh nào gần đây không?”. Nghe bác sĩ nói tớ mới ngớ người ra: “Cháu không uống kháng sinh nhưng cháu mới mua 1 lọ nước rửa phụ khoa ở chợ đêm ạ”. Bác sĩ lắc đầu bảo tớ: “Thế thì đúng rồi, lẽ ra cháu phải mua loại dung dịch ở hiệu thuốc, có tên tuổi, đảm bảo chất lượng chứ. Dùng hàng không nguồn gốc ở chợ là nguy hiểm lắm, nhất là ở khu vực nhạy cảm này. Thôi bác sẽ kê đơn thuốc cho về dùng nhé. Bỏ ngay lọ dung dịch kia đi. Và nhớ là chữa trị đúng liều nhé, nấm này là dễ tái phát lắm. Xong đợt thuốc này đến đây bác khám lại cho”.
Thật may là vì tớ đi khám kịp thời, chữa trị ngay được từ giai đoạn mới nhiễm bệnh nên chỉ sau một đợt điều trị thuốc là “cô bé” lại khỏe mạnh. Dĩ nhiên là tớ “khiếp vía” nói lời “bye bye” ngay lập tức với lọ dung dịch vệ sinh cũ và cả với mấy hàng bán hóa mỹ phẩm trong chợ đêm luôn.
Câu chuyện 2: Ôi cái bể bơi!!!
Tớ thì lại xui xẻo “đụng” ngay nấm Candida vì… không cắt da bao quy đầu. Bình thường, “cậu nhỏ” của tớ rất “phong độ” và khỏe mạnh, tự nhiên sau một hôm đi bơi nó “dở chứng”, nổi đầy những chấm nhỏ ở “thân”, đã thế còn mẩn đỏ hết lên ở bẹn làm tớ khổ sở vô cùng (mà tớ chỉ đi bơi có đúng một hôm thui đấy). Thế là tớ đành “lọc cọc” đến bác sỹ.
Cảm giác của tớkhi được nghe “kết luận” mình bị nhiễm nấm Candida là một từ duy nhất: “choáng váng”. Tớ vẫn “liệt” nấm Candida vào danh sách các bệnh “đen” chỉ nhiễm qua đường XXX, mà tớ thì chưa “nếm trái cấm” bao giờ nên tớ vẫn “đinh ninh” là mình “miễn dịch” với căn bệnh này.
Hôm ấy đi khám mới biết “kẻ khó ưa” ấy cũng có thể sống dưới da bao quy đầu ở những người không cắt bao quy đầu như tớ, và “khổ chủ” có thể chẳng biết gì cả nếu nó không gây ra sự khó chịu nào. Bác sĩ bảo loại nấm này “rất ưa” những chỗ ẩm ướt, ấm nên những vị trí như miệng, ruột hay dưới da bao quy đầu thường là nơi ở “hấp dẫn” của nó. Bình thường, vì tớ giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nên ‘hắn” không có điều kiện “tung hoành”. Chỉ khi tớ đi bơi ở bể bơi đông người, “vùng kín” bị nhiễm khuẩn vì nước bể bơi không sạch thì “tên tội phạm” Candida mới có cơ hội “vùng dậy”.
Sau đó, vì bọn nấm chưa kịp “hành hạ” tớ lâu nên chỉ sau một đợt bôi thuốc là “cậu nhỏ” của tớ “tút” lại được “phong độ”. Cũng từ đó, tớ “kén” bể bơi hơn hẳn, không bạ đâu bơi đấy như trước mà cố gắng tìm bể nào “trông” có vẻ sạch sạch một tí. Tớ cũng “nạp” được nhiều thói quen tốt (ví như ngủ đầy đủ này, kiểm soát stress này, tích cực “chén” những món trước đây chẳng bao giờ ăn như củ cải, cà rốt, rau ngót này…) vì bác sĩ bảo rằng sức khỏe càng tốt thì hệ miễn dịch càng mạnh, càng dễ dàng “đánh thắng” Candida mừ.
Bây giờ thì tớ đã “loại” nấm Candida ra khỏi danh sách “đen” rồi, vì nó có thể nhiễm vào cơ thể bằng những con đường chẳng liên quan gì đến XXX đâu các ấy ạ.