Trong bản kiểm điểm gây xôn xao cộng đồng mạng, L.T.N.H (tự xưng nữ sinh lớp 10A6 ở TP.HCM) cho biết sáng 4.10 vừa qua đă vi phạm nội quy mặc đồ lót màu nổi đến trường. Cụ thể mặc là áo ngực màu đỏ, quần lót màu đen bên trong áo dài trắng.
L.T.N.H kể khi đến cổng trường thì bị thầy giám thị bắt gặp và đưa cho cô chủ nhiệm xử lý. L.T.N.H hứa từ giờ sẽ không bao giờ tái phạm nữa.
L.D.P, nữ Facebooker chia sẻ ảnh này khẳng định hồi học lớp 12 từng bị viết kiểm điểm vì mặc áo dài quá mỏng. Còn chị H.D kể rằng từng bị thầy giáo lớn tuổi mời phụ huynh vì cài lệch nút áo dài.
Có lẽ không trường học nào ở Việt Nam công khai quy định cấm mặc áo dài quá mỏng hay đồ lót nổi bên trong, mà chỉ thông báo trong nội bộ để các nữ sinh tránh mặc phản cảm khi đến lớp. Thầy cô giám thị thường làm nhiệm vụ kiểm soát chuyện mặc đồ của nữ sinh.
Trên thực tế có một số nữ sinh có cố tình mặc áo dài xuyên thấu hay đồ lót màu nổi bên trong để gây chú ý, thậm chí chụp ảnh tập thể đăng lên Facebook. Điển hình là ảnh khiến cộng đồng mạng phẫn nộ hồi tháng 5.2019.
Áo dài được xem như quốc phục và là đồng phục trong các trường trên khắp Việt Nam. Trong cuộc sống thường ngày, áo dài nhiều lần bị biến tấu thành thảm họa thời trang, như các nữ sinh mặc áo dài trong suốt lộ nội y, xuyên thấu quá mức, mặc áo dài cùng quần cộc hay sử dụng áo dài cắt khoét mạnh bạo… Các chuyên gia thời trang nhận định đó là các trường hợp phản cảm khi mặc trang phục truyền thống.
Bản thân chiếc áo dài đã thể hiện sự gợi cảm khi có thân trên ôm sát, phần tà chỉ cần một cơn gió thoảng qua cũng lay động tạo nên hình ảnh vừa dịu dàng vừa cuốn hút. Người mặc áo dài không cần phải quá lo lắng việc mình không đủ nổi bật mà nên làm sao thể hiện hết tinh thần của trang phục tuyệt vời này bằng cách chọn kiểu tóc phù hợp, trang điểm và các phụ kiện đi kèm như thế nào là vừa đủ. Còn việc cố tình mặc nội y quá nổi bật như trường hợp nêu trên chỉ khiến hình ảnh chiếc áo dài bị bôi bẩn và người diện nó trở nên xấu xí hơn mà thôi.