Tại một phòng của ký túc xã nữ trường T, tầm 2h sáng, “canh” cho các phòng khác đi ngủ hết, là các cô nàng cùng nhau dán mắt vào chiếc máy tính xem phim "mát".
Sinh nhật đêm cũng là mốt của nữ sinh viên. Ảnh minh họa
“Phong trào” này rầm rộ từ lúc có… phần 3 của “Nhật ký Vàng Anh”. Tò mò vì: “Đi đâu cũng thấy nhắc tới, thế mà chưa được tận mắt chứng kiến”, vậy là chỉ bằng vài cái click chuột, cả phòng đã có thể “giải phóng được sự tò mò”. Cũng từ hôm ấy, dường như chẳng còn ai ngại ai nữa, thỉnh thoảng lại “hò” nhau: “Tao mới down được phim này hay lắm, đêm nay phòng mình lại “thưởng thức” nhé”.
Ban đầu chỉ là những bộ phim có những cảnh “nóng”, thế nhưng dần dần “mức độ” bắt đầu tăng lên, và các cô nàng này cũng vào… “web đen” nhoay nhoáy. Thông thường, cứ đến tầm đêm đêm như vậy mới “hoạt động”, bởi ký túc xá các phòng vốn đi ngủ muộn, xem lúc ấy cho “an toàn”.
Trước đây, nhắc đến chuyện xem “phim cấp 3”, “web đen”, người ta chỉ nghĩ đến nam sinh viên. Thế nhưng bây giờ, nữ sinh viên cũng “nghiện” như thường, và kiểu “xem tập thể” như vậy không hề hiếm tại các ký túc xá nữ. Khi internet kéo tận tận phòng, khi mà suy nghĩ ngày càng thoáng lên: “Con gái cũng phải xem… cho biết”, thì những nữ sinh viên kia “thâu đêm” ngày càng thường xuyên hơn.
Ảnh minh họa
[size=4]Chơi đêm mới “thú”[/size]
Có rất nhiều lý do khác nhau để một bộ phận sinh viên vẫn “đi đêm” hàng ngày.
Hạnh Ly, sinh viên năm thứ nhất trường V đêm nào cũng 10 giờ mới dắt xe đi, và dắt xe về khi đã 4-5 giờ sáng là chuyện bình thường. Lý do của Ly là: “Trước học cấp 3, ở nhà với bố mẹ, cứ đi đâu chơi đến 10h đã bị gọi về, chán ơi là chán. Bây giờ xa bố mẹ, được mấy năm “tự do”, tội gì mà không “phởn”. Hỏi Ly chơi đêm ở đâu, Ly bảo: “Có khi chỉ “lượn đường” thôi, cũng chẳng biết đi đâu, nhưng được đi thì cứ đi”.
“Sinh nhật đêm” cũng đang là “mốt” của sinh viên. Kim, sinh viên năm thứ 3 trường M kể: “Nhóm bọn tớ chơi với nhau, cả con trai, con gái, bây giờ chẳng đứa nào làm sinh nhật trước 11 giờ đêm. Tại sinh viên trẻ, thích hò hét, quậy tưng bừng, nhưng làm gì có chỗ. Về nhà trọ thì sợ chủ mắng, không có chủ thì phòng bên cạnh, hàng xóm cũng chẳng để yên. Thế là cứ 11 giờ, tìm chỗ thoáng mát kiểu Mỹ Đình, tha hồ muốn làm gì thì làm”. Mặc dù Kim không kể, nhưng ai cũng có thể đoán được “muốn làm gì thì làm ở đây” là bia rượu, hò hét, uống “không say không về”. Cả con trai, con gái cùng “dzô” tới bến, khi thì đến sáng lết về, có khi… ngủ gật ngay “tại trận” với nhau.
Với một số “couple sinh viên” thì còn có lý do khác để “đi đêm”. Minh và Hoa, yêu nhau được hơn một năm thì lâm vào tình trạng “chán”, bí chỗ chơi. Thế là để “refesh tình yêu”, họ chuyển từ “đi ngày” sang “đi đêm”. Ban đầu chỉ là để “tạo cảm giác mới mẻ”, dần dần, đêm thành “thiên đường”, vì “giống như thế giới chỉ có hai người vậy”. Tất nhiên, không phải lúc nào cũng “đi thông” được, và về nhà khi đã muộn thì cũng ngại, nên “điểm đến” được chọn là… nhà nghỉ nào đó.
[size=4]Thâu đêm… “có ích”[/size]
Lại cũng là những “chú cú đêm” sinh viên khác, nhưng họ tự nhận rằng mình: “Không thức đêm để làm những trò vô bổ, mà có mục đích hẳn hoi”.
Giá cả ngày một leo thang, bởi vậy mà túi tiền sinh viên cũng ngày càng “khốn đốn”. Đặc biệt là trận lụt lớn của Hà Nội đợt trước, rau muống leo đến 20 nghìn một mớ, thức ăn đắt đỏ, sinh viên bị… đói là chuyện thường gặp.
Ảnh minh họa
Vì quá đắt đỏ, nên Nga, trọ ở Đường Láng, rủ cô bạn cùng phòng, 3-4 giờ sáng đạp xe sang tận chợ Dịch Vọng bên Cầu Giấy để mua rau và mua thức ăn cho rẻ. Đi được vài hôm thì “hàng xóm” phòng bên cạnh, tầng trên tầng dưới biết chuyện nhờ mua hộ, vậy là hai cô nàng bèn nghĩ ra chuyện… kinh doanh. “Mỗi “nhà” gửi hai mớ rau, cộng thêm thức ăn, lấy giá “chênh” lên một tí, vẫn rẻ chán so với mua lẻ ở gần nhà, nên không ai thắc mắc gì, mà mình cũng được mấy chục nghìn một hôm đấy”.
Ảnh minh họa
Vậy là, tối nào học bài xong cũng thấp thỏm, chưa đi ngủ đã lo giờ dậy thật sớm, hôm sau đến lớp, đa phần là… ngủ gật.
Nga luôn tự hào là mình “Đi đêm có ích”, thế nhưng, với sinh viên, khi việc học vẫn là mục tiêu hàng đầu, thì kiếm được vài chục nghìn một ngày, nhưng lúc nào cũng lờ đờ vì thiếu ngủ, và học hành giảm sút hẳn, thì việc thức đêm ấy liệu “có ích” thật không?