[justify]Bị bệnh viện trả về và người thân đã rục rịch lo hậu sự nhưng có người mách bảo, nuốt sống thằn lằn có thể chữa khỏi được căn bệnh quái ác mà chị đang mang theo. Vậy là cứ ngày này qua ngày khác, chồng chị đi khắp nơi tìm kiếm thằn lằn, còn chị thì cắn răng nuốt sống chúng vào người. Có thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng một thời gian sau, bệnh tình của chị có tiến triển và đến nay, chị đã hoàn toàn khỏe mạnh.[/justify]
[justify]Điêu đứng vì bạo bệnh[/justify]
[justify]Sinh ra ở miền quê nghèo, chị Ngũ cũng như bao người khác, quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Một đời làm nông nghiệp, sau đó còn buôn bán, kinh doanh thêm và bắt đầu từ những năm 2000, cuộc sống gia đình cũng bớt đi phần nào nỗi khổ. Ngoài 50 tuổi, có con cháu đầy đủ, chị cũng nghĩ, số mình thế là trời thương, khi tuổi già đã có thể thanh thản. Tuy nhiên, chưa được hưởng thụ bao nhiêu, thì bệnh tật giáng xuống đầu, khiến gia đình phải trải qua những ngày đầy sóng gió.[/justify]
Chị Ngũ đã khỏe mạnh trở lại sau khi nuốt 250 con thằn lằn?!
Đúng là điều kỳ diệu![justify]Anh Trần Văn Phi, một người dân sống gần nhà chị Ngũ cho biết: Chị Ngũ khỏi bệnh vì lý do gì chúng tôi không biết nhưng chuyện chị ấy nuốt 250 con thằn lằn thì có thật vì chúng tôi, tất cả đều được chứng kiến. Đó đúng là một điều kỳ diệu, vì giờ đây, không còn bệnh tật trong mình, chị Ngũ đã có thể sống những ngày còn lại của cuộc đời vui vẻ bên con cháu.[/justify] |
[justify]Tuy nhiên, hơn một năm sau đó, chị lại thấy trong người khó chịu và tiếp tục xuống bệnh viện Lao và Bệnh phổi để kiểm tra. Lần này, sau khi chụp phim, các bác sỹ cho biết, những khối u nhọt xuất hiện ở chỗ oái oăm hơn, đó là trong phổi. Nghi ngờ bị ung thư phổi, bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An giới thiệu ra bệnh viện K Trung ương để xác định chính xác hơn bệnh tình của chị.[/justify]
[justify]Tại đây, các bác sỹ đã tiến hành xạ trị, điều trị nhưng không ai dám lấy tế bào trong phổi để xét nghiệm do sức khỏe chị quá yếu. Và cuối cùng, chị được chẩn đoán hoặc là bị u phổi, hoặc là bị lao hạch. Khoảng thời gian hai tháng nằm ở bệnh viện K, tinh thần chị suy sụp vì đinh ninh mình bị ung thư phổi, vô phương cứu chữa. Với chị và gia đình lúc bấy giờ mà nói, đó thực sự là một tin sét đánh giữa trời quang. Bao nhiêu của cải trong nhà, chồng chị bán hết với hy vọng, còn 1% cơ hội cũng phải cứu lấy chị.[/justify]
[justify]Có những lúc như chết đi, sống lại[/justify]
[justify]Trong câu chuyện với PV Người đưa tin, chị Ngũ nhớ lại, khoảng thời gian ấy, dù được chồng và người thân luôn bên cạnh chăm sóc, giúp đỡ nhưng lo lắng mình sẽ phải chết khiến chị hoàn toàn suy sụp. Thời điểm ấy, cơ thể chỉ còn da dính lấy xương, hốc mắt trũng sâu, hơn 45 ngày điều trị, không ăn được, không ngủ được, mỗi ngày phải chuyền 3 bình dung dịch và thuốc uống không biết bao nhiêu lần, nhưng bệnh tình ngày càng nặng, chị lại bị tràn dịch màng phổi và dịch ở tim, chuyển từ bệnh viện này qua bệnh viện khác để hút dịch, rồi phải thở bằng oxy. “Trông tôi lúc đó đáng sợ lắm, một người chờ chết, ốm yếu, tàn tạ, kiệt quệ, chẳng còn từ gì hơn để diễn tả, bác sỹ phải lắc đầu và nói cho về nhà để sống những ngày ngắn ngủi cuối đời cạnh người thân. Chồng con tôi thu xếp đưa tôi về nhà”, chị Ngũ hình dung lại.[/justify]
[justify]Trên chuyến xe về lại quê nhà để chờ chết như suy nghĩ của rất nhiều người, chị khóc ròng, người thân cũng lặng thinh không nói. Bệnh tật là chuyện của trời nhưng không hiểu sao khi cận kề giữa sự sống và cái chết, khát khao về một cơ thể khỏe mạnh lại bùng cháy trong con người chị. Về nhà, hàng trăm người đến thăm nom, động viên, chị lại cảm thấy tủi thân cho cái mệnh của mình.[/justify]
Vợ chồng chị Ngũ và hai đứa con.
Lên rừng, xuống biển tìm thầy cứu vợ[justify]Nhiều tháng đấu tranh với cơn đau, chị cũng quen dần và không còn quá nặng nề chuyện sống chết nữa. Chị cười nhiều hơn, vui hơn vì vẫn còn chỗ dựa tinh thần, ấy là người chồng rất mực yêu vợ. Anh đã ở bên chị suốt cả chặng đường, cùng chiến đấu chống lại căn bệnh quái ác, không buông xuôi dù xuất hiện một tia hy vọng cực kỳ nhỏ nhoi.[/justify] [justify]Tây y không được, gia đình chuyển sang Đông y, bởi thực tế vẫn có nhiều người thoát chết hy hữu nhờ những loại thuốc vô danh. Trong suốt thời gian ấy, ai mách bảo cách chữa gì, chồng chị đều cố gắng tìm kiếm và động viên chị để lấy lại tinh thần. Một mình anh, lúc thì xuống miền biển, lúc lại ngược lên các huyện miền núi như Kỳ Sơn, Tương Dương để xin thuốc thầy lang theo sự mách bảo của mọi người.[/justify] |
[justify]Những ngày ở đây, người thân, bạn bè chị tập trung đầy đủ, khóc lóc, đau đớn chứng kiến chị nằm trên băng ca ốm yếu để sống những giây phút cuối. Nhưng cuộc sống vốn kỳ diệu, có những cái xảy ta không ai ngờ, tại bệnh viện, chị gặp lại một người bạn cũ, hiện đang công tác ở đây. Người này đã xem lại đơn thuốc điều trị từ bệnh viện K Trung ương và phát hiện ra, trong danh mục 5 loại thuốc điều trị cho chị, chỉ có một loại đặc trị cho bệnh u phổi. Tia hy vọng lóe lên nhưng sau một thời gian, bệnh viện cũng đề nghị gia đình nên đưa về quê tự điều trị.[/justify]
[justify]Kỳ tích nuốt 250 con thằn lằn![/justify]
[justify]Hai lần bị bệnh viện trả về, chị Ngũ và gia đình rất bấn loạn, dù lần này không đến mức tuyệt vọng như lần trước, nhưng ai cũng sống trong tâm trạng chán nản, nhất là với chị. Nhiều anh em họ hàng đã tính đến chuyện lo hậu sự, bởi như dự đoán của họ, sự sống của chị Ngũ cũng không còn được bao lâu.[/justify]
[justify]Thuốc gì cũng không khỏi, rồi có người bảo rằng, để chữa bệnh này thì chỉ có nuốt thằn lằn mới có tia hy vọng. Thằn lằn nuốt vào sẽ có thể tẩy được những u nhọt trong phổi. Nghe xong, mọi người chỉ cười tưởng người ta trêu nhưng với dẫn chứng là có người đã khỏi bệnh, anh chị cũng quyết tâm làm theo. Lần đầu cầm con thằn lằn, chị đã thấy sợ huống chi là nuốt sống nó vào người. Nhưng với niềm tin được khỏi bệnh, chị đã nhắm mắt làm tất cả. Không phải nuốt 1 hay 2 con, để chữa trị, chị đã nuốt tổng cộng 250 con. Việc chị làm khiến cho tất cả mọi người chứng kiến phải kinh ngạc![/justify]
[justify]Nhớ lại chuyện này, chị liên tục rùng mình, nổi da gà. Cho đến bây giờ, chị Ngũ vẫn còn nguyên cảm giác khi nuốt từng con thằn lằn. Nhưng thời điểm ấy, khát khao sống đã giúp chị vượt qua tất cả. Gần 3 tháng ròng, hơn 250 con thằn lằn sống đi vào cơ thể chị. Và không biết, có phải ngẫu nhiên hay không, chị đã khỏe mạnh trở lại. Sức khỏe tiến triển từng ngày, chị ăn được, chuyện trò được, da dẻ hồng hào và một ngày nọ bỗng đứng dậy bước đi như người bình thường. Giờ đây, chị đã có hai cháu ngoại và công việc thường ngày của chị Lê Thị Ngũ là chăm sóc gia đình, nuôi gà, trồng rau. [/justify]
[justify]Kim Thoa - Phạm Phạm[/justify]
[justify] [/justify]