[justify]Chân ướt chân ráo ra Hà Nội, Linh, quê ở Hải Phòng mừng húm vì tìm đươc một phòng trọ ngay phía sau cổng trường. Phòng của Linh ở trên tầng 2, tầng dưới chỉ có hai ông bà chủ nhà đã già. [/justify]
[justify]Xa nhà trọ học là một chuyện chẳng xa lạ gì đối với sinh viên. Ngoài những sinh viên ở trong kí túc hay tìm được những căn phòng riêng biệt, thì nhiều bạn khác sống cùng một nhà với nhà chủ. Và bởi thế nên cũng có nhiều chuyện “dở khóc, dở cười”.
[/justify]
[justify]
[/justify]
[justify]
1001 chuyện “dở khóc, dở cười” [/justify]
[justify]Chân ướt chân ráo ra Hà Nội, Linh, quê ở Hải Phòng mừng húm vì tìm đươc một phòng trọ ngay phía sau cổng trường. Phòng của Linh ở trên tầng 2, tầng dưới chỉ có hai ông bà chủ nhà đã già. Biết là người già chắc là sẽ khó tính, nhưng được cái phòng thoáng mát, giá cả lại rẻ hơn so với những chỗ khác. Bố mẹ Linh động viên: “Chỉ cần chiều lòng ông bà một chút là được thôi mà”. [/justify]
[justify]Vừa ở được hôm trước, hôm sau ông bà đã gọi Linh xuống nói chuyện, cốt để phổ biến…“nội quy” ở nhà. Nhìn tờ giấy ông đưa, Linh suýt ngất vì kín mít cả trang giấy: Nào là không đưa bạn bè về chơi, không mở nhạc, không đi cầu thang phát tiếng to…Linh thở dài, lúc ở nhà tưởng tượng ra cảnh sinh viên được “tự do” lắm, không ngờ… [/justify]
[justify]Chưa hết, ông bà có thói quen đi ngủ từ rất sớm. Ăn cơm xong 7 giờ, đợi hết thời sự nghe tin dự báo thời tiết xong là 8 giờ đã thấy tắt đèn. Người già khó ngủ, hơi có ánh đèn là đã phải trằn trọc, nên ông bà cũng yêu cầu Linh…tắt đèn ngủ sớm theo. Vậy là ngày nào cũng như ngày nào, 8 giờ Linh phải tắt đèn, leo lên giường nằm một lúc lâu rồi chừng nửa tiếng sau mới dậy, bật chiếc đèn học lên, che bớt đi cho đỡ sáng rồi lúc ấy mới học bài. Khổ nỗi, ông bà dễ thức giấc, nên rơi chiếc thước kẻ xuống sàn cho khi cũng bị “phát hiện”, bị mắng. Đến nỗi, đi vệ sinh cũng phải…rón rén, hệt như một…kẻ trộm trong nhà vậy. [/justify]
[justify]Trường hợp của Quang, trường KT cũng “hài” không kém. Ngày Quang đến hỏi thuê nhà, cô N, chủ nhà Quang nửa đùa nửa thật: “Con gái cô học lớp 9 rồi, nó lớn lắm cơ. Nhà có thêm cháu là con trai nên cũng ngại, cháu cố gắng ý tứ với em giúp cô nhé”. [/justify]
[justify]Buổi chiều, Quang đi tập thể dục ở công viên gần nhà nên mặc…quần đùi đi ra ngoài. Qua phòng khách, cô N liền “giữ” lại ngay: “Từ giờ cháu đừng ăn mặc thế này, cô đã nói trước rồi mà”. Quang dở khóc dở cười, bộ quần áo thể thao thì có sao? Chẳng lẽ lại mang đồ ra…công viên thay rồi mới tập? Cũng từ đó, lệnh cấm… quần đùi được “ban hành” ngay lập tức. [/justify]
[justify]Phòng Quang có máy tính nên con gái cô N thích lắm, thỉnh thoảng lại lên đòi chơi game. Quang biết ý, mỗi lần như vậy lại phải quần bò, áo dài chỉnh tề, dù trời nóng đến gần 40 độ thì cũng phải thế, vì cô N bất thình lình lên kiểm tra liên tục. Thậm chí, khi thấy con gái xuống dưới nhà cứ kể: “Phòng anh Quang nhiều đồ chơi hay lắm”, “Con thích lên đó chơi lắm”, là ngay hôm sau Quang lại bị mang tiếng “dụ dỗ”, hễ có cười nói vui vẻ với em là bị…lườm. Thậm chí, có lần Quang còn bị cô N gọi điện về dưới quê cho bố mẹ, để: “Anh chị bảo thêm cháu cho có ý tứ”. Quang chỉ còn biết “mếu” mà thôi. [/justify]
[justify]Ngọc, sinh viên năm 2 trường X thì lúc nào cũng tất bật, vất vả vì bị chị chủ nhà… sai hết việc nọ đến việc kia. Ngọc kể: “Có hôm thứ 7, chồng đi công tác, chị ấy đi chơi đâu đó với bạn, nhờ tớ trông con hộ. Tưởng một lúc thôi nên tớ nhận lời, ai dè chị ấy đi nguyên một ngày, tối mịt mới về. Mà con chị ấy mới có 3 tuổi, lúc thì nó nghịch, lúc thì nó khóc quá trời, mệt ơi là mệt. Lần khác chị ấy lại nhờ, không đồng ý thì chị ấy khó chịu, nói ra nói vào, mình ở nhà người ta nên đành vậy”. [/justify]
[justify]Chưa hết, sáng thấy Ngọc ở nhà, chị lại với lên nhờ…đi chợ dùm. Có hôm Ngọc đang lau phòng, lại cũng “Tiện thể hộ chị luôn”, đang nấu cơm thì: “Không làm gì nấu dùm chị nốt đi, chị đi tắm nhé”. Ngọc cứ túi bụi suốt ngày như thế. [/justify]
[justify]
[/justify]
[justify]
[/justify]
[justify]
[/justify]
[justify]
“Cắn răng” mà chịu [/justify]
[justify]Nếu ở trường hợp như Linh, Quang hay Ngọc, hầu hết các sinh viên khác đều chọn “phương án tối ưu” đó là chuyển nhà, tìm nơi khác để trọ. Thế nhưng, vì những lý do khác nhau mà có những người khác vẫn phải “cắn răng” mà chịu. [/justify]
[justify]Ngọc buồn buồn: “Tớ không tìm được người ở cùng, nên tìm phòng vừa vừa tiền thôi, trọ một mình mà. Nhà riêng biệt, tách chủ thì rất đắt, những phòng trọ cả dãy thì lộn xộn, tớ không thích. Tìm được cái phòng này ở nhà này, tính chị ấy hay sai như vậy nên chẳng ai ở lâu, biết thế nên rẻ lắm, đành chịu. Hơn nữa, tớ cũng chuyển nhà mấy lần rồi chứ, ở chung với nhà người ta không bất tiện này cũng có bất tiện khác. Mình xa nhà mà, đành chịu thôi…”. [/justify]
[justify]Linh kể với bố mẹ để xin chuyển nhà, nhưng bố mẹ một mực không chịu, vì nghĩ rằng, nhà gần trường đi học rất tiện, ở với ông bà, ông bà “quản lý” cho, bố mẹ đỡ lo. Bố Linh nói: “Sinh viên bây giờ dễ hư lắm, đọc báo thấy đầy ra, người ta càng nghiêm khắc mình càng ngoan”. Hơn nữa, bố mẹ luôn nghĩ rằng nguyên nhân chính là vì không được dẫn bạn bè về, không được đi chơi muộn…nên Linh mới đòi chuyển, nên tất nhiên là không đồng ý. [/justify]
[justify]Quang thì do nhà chủ yêu cầu “hợp đồng dài hạn”, tức là nộp tiền nhà nguyên…một năm nên không thể chuyển đi. Số tiền ấy không nhỏ chút nào, chuyển là mất hết, lại phải bù số tiền khác vào. Gia đình cũng không khá giả, nên tiếc lắm. Thôi đành… [/justify]
[justify]Cả Quang, Ngọc và Linh đều nói: “Ít nhiều, những chuyện kia cũng ảnh hưởng đến học hành của chúng tớ. Khi mà suy nghĩ không thoải mái, ngày ngày cứ gặp vấn đề này, vấn đề kia, chẳng tập trung mà học được”.
[/justify]
[justify]
[/justify]
[justify]theo mực tím
[/justify]