[justify]Đường Hồ Đắc Di, TP.Huế thường tập trung rất nhiều người qua lại vào ban ngày, đặc biệt là sinh viên Đại học Huế bởi đây là con đường dẫn vào làng Đại học Huế với sự có mặt của sinh viên các trường ĐH Kinh Tế Huế, ĐH Ngoại Ngữ, Khoa Giáo dục thể chất, Khoa Luật thuộc Đại học Huế[/justify]
[justify][justify]Tuy nhiên, trái với cảnh người qua lại tấp nập ban ngày, khi đêm đến mặc dù chưa tới 9 giờ nhưng con đường này đã vắng tanh bóng người. Hoặc nếu có cũng là những sinh viên “bất đắc dĩ’ mới dám đi qua con đường này. Theo những gì mà các nữ sinh tường trình và rỉ tai nhau thì khi qua những khúc cua vắng vẻ trên đường, ngay lập tức sẽ bị một nhóm trẻ nhí chặn lại giả vờ xin đi nhờ xe và xin tiền đểu. Nếu không cho bọn chúng sẽ trở mặt quay sang sàm sỡ.[/justify][/justify]
[justify][/justify]
Những “tặc nhí’ hướng mắt tìm “con mồi” |
[justify][justify]Khi thấy các nữ sinh đến gần, không đứa nào bảo đứa nào, chúng trật tự hơn và giả vờ rượt đuổi nhau chạy “tấp” vào gần xe của các nữ sinh đi qua. Một đứa trong số bọn chúng nhanh chân len vào “đụng chạm” các chị. Thấy thế các nữ sinh phản ứng bằng cách quay lại dọa nạt vì cho rằng chúng chỉ đáng tuổi em mình nhưng trái lại, bọn trẻ không những không sợ mà cùng bật cười “hô hố”, tỏ ra rất khoái chí trước phản ứng của đám nữ sinh.[/justify][/justify]
[justify][justify]Sinh viên Nguyễn Thị Th (ĐH KT) kể mà vẫn chưa hết bức xúc: “Một lần em với cô bạn cùng lớp học tại chức về qua đoạn đường này bất ngờ bị khoảng 5 đứa trẻ từ trong bụi cây tràm lao ra xin nhờ xe về. Tưởng chúng còn nhỏ nên bọn em cũng cho chúng đi. Nhưng khi dừng lại thì bọn chúng lại “xin” em cầm tay. Chưa kịp dọa chúng thì 2 tên nắm lấy vạt áo em sàm sỡ”.[/justify][/justify]
[justify][justify]Không chỉ sàm sỡ, những đứa trẻ bắt chước người lớn tụm lại hơn chục tên choai choai bàn tán về “chuyện ấy” rất… hồn nhiên. Nhiều nữ sinh viên đã ngượng đỏ mặt vì bị chúng trêu quá trớn. Kể về một lần bị bọn nhóc này trêu về ngoại hình của mình, sinh viên Mai Thị H không khỏi “khiếp đảm”. Cô vốn là một người có chiều cao khiêm tốn, người lại tròn trịa nên mỗi khi đi qua đoạn đường này, nhóm “tặc nhí” không ngừng trêu về thân hình quá khổ của cô. Những câu trêu đùa đầy ác ý như xát muối vào lòng khiến H thấy sợ hãi mỗi khi qua con đường này. H tâm sự: “Em không dám qua đây một mình vào ban đêm kể từ khi mấy lần “chết hụt” vì bị bọn trẻ vạn đò đuổi theo níu áo xin “sờ”. Ban ngày đi qua đây em cũng cảm thấy ớn lạnh vì hành động thô lỗ thiếu văn hóa của chúng”.[/justify][/justify]
[justify][justify]Theo ghi nhận của phóng viên, tại điểm “đen” này dân cư rất thưa thớt, đặc biệt là càng đi sâu lên đường vào khoa Luật, ĐH Huế. Những ngôi nhà thấp lè của người dân vạn đò nhập cư nép mình dưới những gốc tràm là địa bàn cho các “tặc nhí” lộng hành. Nơi đây cũng khá tối tăm vì ánh sáng duy nhất có được hắt ra từ những ngôi nhà này vì thế mà đội quân gia nhập vào nhóm “sàm sỡ” ngày càng đông.
[/justify][/justify]
[justify][/justify]
Mới hơn 8h tối, con đường “sàm sỡ” đã vắng tanh bóng người. |
[justify][justify]Một điều đáng sợ nữa ở xóm vạn đò tái định cư “chui’ này là tình trạng tụ tập đánh nhau như phim kiếm hiệp. Một khi chúng “điểm mặt” những sinh viên nào dám phản ứng lại với chúng, chúng sẽ tìm cách đánh hội đồng đến cùng. Hiên, sinh viên tại chức ĐHKT Huế, kể đã từng mất ăn mất ngủ với kiểu trả thù của đám trẻ vạn đò này. “Hôm đó em đi học về trời mưa khá to, cắm đầu cắm cổ đạp xe mong về nhà kẻo lạnh bỗng bất ngờ hàng chục viên đá ném vào xe của em khiến em trượt chân ngã xuống. Ngoái đầu xem ai “ném đá giấu tay” nhưng cũng không biết là ai, chỉ biết hướng ném từ trong bụi rậm. Khiếp quá em “phi” thẳng một mạch về nhà”.[/justify][/justify]
[justify][justify]Những đứa trẻ chọn các sinh viên đi học bằng xe đạp để tấn công lý giải hồn nhiên rằng, nếu đi xe máy nhanh quá, chúng trở tay không kịp sẽ chẳng làm ăn gì được cả. Còn xe đạp chỉ cần níu một cái là ngã dúi dụi xuống đường tha hồ mà “làm ăn”.[/justify][/justify]
[justify][justify]Theo tìm hiểu của chúng tôi, những đứa trẻ xóm vạn đò này một số đã bỏ học đi làm nghề bán vé số, ăn xin, đánh giày, số ít còn lại đi học thì bữa đi, bữa không. Chỉ chờ bố mẹ chúng đi làm, những tặc nhí tụm lại lên phương án cho lế hoạch ban đêm để đón lõng giờ tan tầm của nữ sinh.[/justify][/justify]
[justify][justify]Khi lực lượng an ninh chưa vào cuộc, hằng đêm đoạn đường này đang trở thành nỗi ám ảnh của nhiều nữ sinh bởi những trò “ác quỷ” của lũ trẻ vạn đò.[/justify][/justify]