[justify]Tìm "cao thủ" để lấy lòng mẹ chồng Mỹ[/justify]
[justify]"Ngày qua ngày, năm qua năm, tóc mẹ thêm bạc, dáng mẹ thêm gầy, nhưng tôi vẫn thấy trên gương mặt hiền dịu ấy một nụ cười rạng rỡ. Tôi muốn nói cảm ơn mẹ, mẹ đã cho chúng con sự thương yêu và chăm sóc. Tình yêu của mẹ theo tháng ngày giúp cho chúng con vững bước trên đường đời…Một lần nữa cảm ơn mẹ đã cho chúng con được làm con của mẹ…(Em tìm cao thủ dịch giúp chị đoạn này để gửi bà mẹ chồng. Năm ngoái chị cũng làm một tấm thiệp ghi vài dòng tình cảm, bả thích lắm)".[/justify]
[justify]Nài nỉ mãi, ông mới lôi ra trong chiếc túi một tờ giấy nhàu nát, được in từ một lá thư điện tử. Ông kể: "Đây là nội dung tấm thiệp của một cô muốn gửi tặng bà mẹ chồng người Mỹ. Cô ấy viết mail nhờ em gái mình đang sống ở Việt Nam tìm người dịch hộ. Tôi thấy nội dung rất hay và ý nghĩa, trên tờ giấy này cũng không đề tên và địa chỉ của ai, nên tôi giữ lại làm kỷ niệm".[/justify]
[justify]
|
Ông Dương Văn Ngộ, người kết nối thế giới bằng cây bút mực. |
[justify]Một ngày làm việc của ông Ngộ thật bận rộn. Bỏ dở câu chuyện đang trao đổi với chúng tôi, ông quay sang, nở nụ cười hiền lành tiếp đón cặp vợ Việt chồng Mỹ. Họ ghé chỗ ông để gửi lời cảm ơn ông đã dịch giúp họ những lá thư, từ thư làm quen, tỏ tình đến lời cầu hôn…[/justify]
[justify]Cô gái bồi hồi kể lại: "Chúng tôi quen nhau qua những người bạn. Cả hai đều có cảm tình với nhau nhưng không biết thổ lộ thế nào. Tôi nghe nói ở đây có ông già chuyên dịch hộ thư nên đã tìm đến nhờ ông dịch hộ thư tỏ tình. Sau đó, ông xã viết thư hồi âm, tôi lại tiếp tục nhờ ông. Chuyện tình của tôi tiến triển thế nào, luôn luôn có ông là nhân chứng và là cầu nối đáng tin cậy".[/justify]
[justify]Nhờ những lá thư dịch đó mà họ đã nên duyên vợ chồng. Ngôn ngữ giờ đây với họ không còn là rào cản, thế nhưng cặp vợ chồng này vẫn luôn ghi nhớ công ơn của ông già đã bắc cầu cho họ đến với nhau.[/justify]
[justify]
|
Ông đạt kỷ lục là người viết thư thuê lâu năm nhất Việt Nam. |
Anh gởi tiền cho em![/justify]
[justify]Ông Ngộ nhớ lại một buổi trưa hè tháng 5/2010, một phụ nữ trung tuổi tìm đến nhờ ông dịch lá thư được viết vội bằng tiếng Pháp với đôi dòng ngắn ngủi. Ông Ngộ lấy kính lúp soi lướt qua rồi nhìn người phụ nữ với con mắt ái ngại: "Tôi đọc luôn cho cô nghe thôi chứ tôi không viết ra đâu".[/justify]
[justify]Nội dung bức thư đại loại là người đàn ông này muốn thông báo cho người tình Việt của mình rằng ông ta đã có "người mới" được 5 tháng rồi. Mặc dù khuyên "tình cũ" hãy đi tìm một người đàn ông phù hợp hơn nhưng "ông Tây" vẫn dặn rằng hãy giữ địa chỉ để “khi nào buồn anh sẽ liên lạc với em!”[/justify]
[justify]Người phụ nữ nghe xong lặng người đi, mắt rưng rưng lệ, không nói nên lời. Ông Ngộ cũng có vẻ bối rối, lúng túng động viên người phụ nữ: "Thôi, lá thư này không cần trả lời đâu. Cô nên quên đi thì hơn".[/justify]
[justify]Khi bóng người phụ nữ đã đi khuất, ông thở dài: "Khổ thân, thư qua thư lại bao lâu mà cuối cùng bị phụ bạc như vậy đó. Có vẻ người đàn ông kia không thực tình, lại còn bắt cá hai tay".[/justify]
[justify]Ông Ngộ tâm sự, chuyện của những người nhờ ông viết thư nhiều lúc làm ông cảm khái cái sự đời. Có lá thư của cô gái Việt gởi chồng ngoại quốc sau lời mở đầu chất chứa những lời mật ngọt, yêu thương thì đi thẳng ngay vào vấn đề: “Em đang cần tiền mua nhà. Anh gửi tiền ngay giúp em vì ngày mai là hết hạn rồi”. [/justify]
[justify]
[justify]Ông Ngộ được nhiều người gọi là "người viết thư tình xuyên biên giới." Ông đã từng nghe hàng ngàn câu chuyện tình, vui có, buồn có, nhưng ông luôn tôn trọng sự riêng tư của người khác. Tuy nhiên ông lại chưa một lần viết thư tình cho vợ mình.[/justify] [justify]Bà ngậm ngùi tâm sự: "Ổng viết thư cho người ta mát tay, nhiều đám làm quen rồi thành, tìm về tận nhà cảm ơn ổng. Có người hẹn lấy nhà tui là nơi trao đổi thư từ, điện thoại luôn để nhờ ông dịch giùm. Nhưng ổng thì khô khan lắm. Chưa bao giờ viết thư cho tui!".[/justify] |