[justify]"Tôi biết, quanh cô ấy có nhiều gã trai tán tỉnh, họ có tiền bạc, có địa vị hơn tôi rất nhiều, nhưng rút cuộc, tôi là người chiếm được trái tim cô ấy, đó quả thực là một niềm hãnh diện lớn", Ba Son kể về mối tình đầu của ông.[/justify]
[justify]Nhắc đến cái tên Ba Sơn thì hầu hết những thân nhân có con, cháu bị hành quyết tại trường bắn Long bình (Q. Thủ Đức, TP. HCM) và dân ở những quận lân cận có lẽ đều biết tường tận. Từ lâu Ba Son được gọi bằng cái tên chậm chất gian hồ “trùm phu mộ Sài Gòn”. Nhưng ít ai ngờ rằng, nhờ vẻ mặt bặm chợn, tóc dài quá vai, thân hình gầy quắt ấy, ông từng được giới thiệu đóng phim và có cơ hội diễn xuất cùng “nữ hoàng điện ảnh Việt” một thời diễn viên. Nhưng sau đận làm diễn viên đó, ông suýt bị người vợ xinh đẹp cấm tiệt theo nghệp diễn chỉ vì một bức ảnh “thân mật” với Diễm Hương.
Bức ảnh chụp với nữ diễn viên Diễm Hương khi đang đóng phim "Nữ đặc nhệm". Ảnh HH
"Trùm phu mộ" trót "gửi tình" cô bán trái cây
Ba Son (tên thật là Lữ Vân Sơn, quy gốc ở Bến Tre) xuất thân trong một gia dình khá giả, bố từng làm cai thầu xây dựng dưới chế độ cũ Sài Gòn, Ba Son có đầy đủ điều kiện ăn học. Thế nhưng, khi nghiệp đèn sách còn dở dang, bản tính hiếu thắng, ưa võ thuật đã khiến ông quyết định rẽ ngang, bỏ ngoài tai lời can ngăn của cha mẹ. Ngay từ thời điểm còn đi học, ngoài thời gian đến lớp, ông dành nhiều thời gian đến võ đường "tầm sư học đạo".
Những năm 1970, khi đã dành toàn bộ thời gian cho nghiệp võ, Ba Son nổi lên như một tên tuổi lừng lẫy khắp các võ đuờng Sài Gòn. Ngày đó, dù thân hình nhỏ thó, nhưng nhữn cú đấm như trời giáng, hay cú ra chân phản đòn chớp nhoáng của ông mỗi khi thượng đài đã trở thành một "thương hiệu", đến giờ vẫn được lưu truyền.
Gây dựng được chút tiếng tăm trong giới, Ba Son không ngần ngại bày tỏ cá tính phong lưu, yêu thích phụ nữ đẹp của mình. Cũng vì cá tính này, mà ông "cố đấm ăn xôi" xin vào học bằng đuợc lớp võ taekwondo của một thầy giáo Hàn Quốc, người vốn là giáo viên một trường đào tạo các nữ sinh quân nhân thời bấy giờ.
"Trùm phu mộ" Lữ Văn Sơn hiện nay
Ba Son kể: Cứ mỗi lần nghỉ giải lao giữa buổi tập, đám thanh niên trai tráng trong lớp taekwondo lại tụ tập so găng để lấy lòng những người đẹp". Là đối thủ có vẻ "nhẹ ký", Ba Son được đám "ma cũ" ưu tiên lựa chọn. Nhưng suốt thời gian học, không một ai, kẻ cả những huynh đệ đai nâu, đai đen hạ gục được chàng thanh niên nhỏ thó này. Qua những lần tỉ thí ấy, nhiều thiếu nữ mới lớn bắt đầu tỏ rõ sự ái mộ đối với Ba Son. Bản danh sách tình trường của ông, bởi thế mà bắt đầu và kéo dài ra mãi.
"Trùm phu mộ" nhớ lại khi kết thúc khoá học võ, ông đột ngột nhận được lệnh bắt nhập ngũ của chế độ cũ. Vào lính chưa đầy 3 tháng, ông bị thương nên được chuyển về hậu phương điều trị. Lợi dụng sơ hở, Ba Son đánh liều đảo ngũ, theo cha bỏ về quê làm lại cuộc đời. Ngày đất nước thống nhất, một lần nữa ông gia nhập quân ngũ, nhưng lần này là theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc để vào chiến trường chống lại tập đoàn diệt chủng Khơ - Me đỏ.
Xuất ngũ trở về, Ba Son ngỡ ngàng khi chứng kiến Sài Gòn thay đổi quá nhiều, với đủ thứ tệ nạn xuất hiện, buộc ông phải thích ứng. Không vốn liếng, không bằng cấp, ông bắt đầu lang thang kiếm sống với đủ thứ nghề "trên trời dưới biển", từ xe ôm, cửu vạn, cho đến mở lớp dạy võ tại gia.
Chẳng hiểu duyên số đưa đẩy thế nào, một gã lao động quèn như Ba Son lại đột nhiên cưới được một cô vợ đẹp có tiếng trong vùng lúc bấy giờ. Ở độ tuổi đôi mươi, trái tim của chàng thanh niên từng trải bao sương gió bỗng nhiên loạn nhịp trước nét đẹp hồn hậu của một cô gái bán trái cây tên là Lê Lan ở bến xe Tân Bình. Đến bây giờ, dù đã trải qua biết bao đoạn tình trường, Ba Son vẫn không thể lý giải đuợc, vì sao cô giái giàu lòng nhân hậu và sắt son chung thuỷ ấy lại để mắt đến gã "cô hồn" nức tiếng như mình.
Để chinh phục được Lê Lan, Ba Son đã vận dụng hết những "tuyệt chiêu" mà mình thu lượm được. Không ngày nào, anh không đi ngang qua hàng trái cây của cô gái trẻ, có khi đứng lại, rồi có khi chỉ nhìn rồi lẳng lặng bỏ đi. Dù chưa thổ lộ một lời nào, trong lòng Ba Son đã cảm nhận cô gái đó thực sự là mảnh ghép cuộc đời mình.
Dáng vẻ phong sương của Ba Son ăn đứt đám trai Sài Thành con nhà "mặt phố" khi ấy. Trái tim gã lãng tử và cô gái tuổi đôi mươi trao nhau làm đẹp lòng hai gia đình. Đám cưới của Ba Son và Lê Lan diễn ra trong niềm hoan hỉ của hai họ.
"Tôi biết, quanh cô ấy có nhiều gã trai tán tỉnh, họ có tiền bạc, có địa vị hơn tôi rất nhiều, nhưng rút cuộc, tôi là người chiếm được trái tim cô ấy, đó quả thực là một niềm hãnh diện lớn", Ba Son kể về mối tình đầu mà đôi mắt còn ánh lên niềm hạnh phúc. Tháng năm trôi qua, hai người có với nhau 4 mặt con, 7 cháu nội ngoại… Ba Son chấp nhận lùi về ẩn, sống cuộc đời đạm bạc bằng nghề phu mộ bên khu trường bắn Long Bình, Quận 9.
"Oan tình" vì bức ảnh thân mật giữa phim trường
Những năm 1990, khi Ba Son vẫn đang là ông "trùm: phu mộ khét tiếng ở trường bắn Long Bình thì có đoàn làm phim về gần khu vực thực hiện cảnh quay. Lúc đó, đạo diễn cần một số người đóng vai nhân vật phản diện, khuôn mặt phải dữ dằn, đậm chất giang hồ. Chỉ với yêu cầu đó, Ba Son bất ngờ bén duyên điện ảnh.
Nữ hoàng điện ảnh Diễm Hương
Ông kể lại: Tình cờ đến phim trường, tôi bất ngờ gặp lại người quen là diễn viên Lý Hùng, bởi trước đó tôi từng học võ tại võ đường của bà Võ Lý Hoàng Yên, em gái ruột của đạo diễn Lý Huỳnh (cha của Lý Hùng). Nghe nói bộ phim cần nhân vật phản diện, chính Hùng đã đứng ra giới thiệu tôi với chủ nhiệm đoàn phim".
Có một điều chính Ba Son cũng không ngờ, sau lần "bén duyên" đó, ông liên tục nhận được lời mời từ những nhà sản xuất, đạo diễn của các đoàn làm phim khác. Nhiều năm lăn lộn cùng môn nghệ thuật thứ bảy, những bộ phim ông tham gia đều trở thành tác phẩm nổi tiếng của nền điện ảnh Việt Nam như Phạm Công Cúc Hoa, Dòng đời, Chúc đào kim quy, Nữ đặc nhiệm…
Ba Son tâm sự: "Hầu hết vai diễn của tôi đều là nhân vật quần chúng, xuất hiện chỉ vài cảnh hoặc phân đoạn ngắn, số tiền cát sê cũng ít ỏi. Nhưng với tôi, chừng ấy cũng đủ mãn nguyện rồi". Nhớ lại những ngày tháng huy hoàng ấy. "trùm phu mộ" bảo ông còn nhớ mãi kỷ niệm về bức hình chụp chung với "nữ hoàng điện ảnh" hồi đó, nữ diễn viên Diễm Hương.
"Đó là bối cảnh tôi tham gia đóng vai sĩ quan nguỵ trong bộ phim "Nữ đặc nhiệm" tại thành phố Đà Lạt, còn Diễm Hương đóng vai nữ y sĩ. Có lẽ, cô ấy là một trong những diễn viên có nét đẹp thanh tú, phúc hậu nhát mà tôi từng thấy.
Trong lúc đoàn làm phim đang nghỉ trưa, giữa cảnh vật núi rừng nên thơ của Đà Lạt, tôi và cô ấy đã chụp một bắc ảnh thật "tình tứ". Đến nỗi khi mang theo tấm hình trở về nhà, chưa kịp khoe, bà xã tôi đã giật ngay lấy rồi vò đến nhàu nát. Cơn ghen chưa dứt, bà ấy còn "cảnh cáo" tôi không được đi đóng phim ở xa nữa. Có lẽ, Lê Lan sợ bản tính đào hoa của tôi lại trỗi dậy trước các cô diễn viên xinh đẹp".
Sau cơn ghen "lòng trời lở đất" ấy, Ba Son dần đóng phim ít đi, trước khi rời bỏ hẳn con đường nghệ thuật để trở lại với nghề phu mộ linh thiêng nhưng đầy bạc bẽo. Năm 2007, sự ra đi của vợ ông đã để lại cho Ba Son nỗi buồn sâu thẳm.
Từng bôn ba ngang dọc, nổi tiếng phong lưu đa tình, nhưng lúc xế chiếu, mối tình nghi khắc cả cuộc đời lại khiến Ba Son không nguôi thương nhớ. Đã bao lần, ông rơi nước mắt khi nhớ lại những kỷ niệm đẹp và… cả cơn ghen hờn của người vợ Lê Lan.
[/justify]