Xe tăng Trung Quốc làm nghiêng ngả chính trường Peru |
Số xe tăng Trung Quốc này ở trạng thái mất khả năng chiến đấu đang được cất giữ tại kho của Lữ đoàn tăng 18. Việc mua sắm xe tăng Trung Quốc đã bị loại khỏi nghị trình do giá cao (19 triệu USD) và không thiết thực.
Tháng 12.2009, Bộ trưởng Quốc phòng Peru khi đó là Rafael Rey đã công bố ý định mua ít nhất 120 chiếc MBT-2000 trị giá 560 triệu USD. Tháng 4.2010, được biết, nhà sản xuất Trung Quốc Norinco không có giấy phép tái xuất động cơ Ukraine lắp cho tăng MBT-2000 nên Peru đã hủy bỏ kế hoạch mua sắm. Kinh phí mua sắm xe tăng đã được chuyển sang cho các chương trình ưu tiên hơn như mua 2 trực thăng Mi-35 và 6 Mi-171.
Bộ Tài chính Peru là cơ quan khoái chí nhất trong câu chuyện này vì họ ngay từ đầu đã từ chối tài trợ từ ngân sách cho một màn chào hàng quảng cáo mà các nhóm lobby trong giới lãnh đạo quân đội vận động cho các xe tăng đối địch trong cuộc thầu của quân đội Peru là MBT-2000 của Trung Quốc và Tifon-2 (Т-55 cải tiến với sự tham gia của Peru) của Ukraine tổ chức ra. Trước đó có tin, “người Trung Quốc đã cung cấp một số thông tin “về vấn đè Ukraine” cho tư lệnh Lục quân Guibovich và thuyết phục ông ta mua 3 xe tăng với giá 4 triệu USD/chiếc”. [/justify]
Việc chuyển giao xe tăng Trung Quốc ngay từ đầu đã có nhiều ngoắt ngoéo, ví dụ, trong thời gian dài vấn đề với động cơ Ukraine dự kiến lắp cho MBT-2000 rất tù mù. Chẳng bao lâu sau, Pakistan khẳng định động cơ Trung Quốc quá tồi và hiện không có động cơ nào khác thay được động cơ Ukraine.
Trung Quốc đổ lỗi những vấn đề nảy sinh ở Peru là do quỷ kế của Nga vì họ cho rằng, Nga đã giúp ông Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine thân Nga Ezhel loại các nhân vật thuộc phe ông Kuzmuk ở công ty Ukrspetsexport và hứa hẹn ăn chia thị trường vũ khí Mỹ Latinh khiến Ukraine cấm tái xuất các động cơ dành cho MBT-2000.
Thực tế, ở Peru lâu nay vẫn xảy ra tình trạng Bộ Quốc phòng và giới lãnh đạo quân đội từ lâu có thói quen gây khó dễ cho nhau khi lựa chọn các sản phẩm quân dụng nên chẳng cần trò ngáng chân của Nga và Ukraine thì tình hình vẫn rối beng như thế.
Cũng có nghi ngờ là Trung Quốc với các xe tăng này đã đi theo con đường sai lầm của tập đoàn Rafael (Israel) vốn may mắn lắm mới không bán cho Peru các hệ thống tên lửa chống tăng Spike với giá cao gấp đôi các hệ thống tên lửa chống tăng Kornet của Nga.[/justify]