Tin tức - pháp luật 2011-09-07 09:07:04

Pha lê đá quý tiền tỉ mà bán như thịt cá ngoài đường


Pha lê, đá quý, cẩm thạch, hồng ngọc, saphia….toàn là những viên đá đắt tiền. Dù bạn mua thô hay chế tác thành phẩm thì giá cũng không hề rẻ, từ 1 nghìn đến vài trăm nghìn đô la trên viên. Nhưng bạn tin rằng, ở Việt Nam, có một nơi bán thứ này như bán một thứ rau đậu, hay thịt cá không. Họ bày bán mà không sợ cướp sợ giật, bán món hàng tiền tỉ nhưng bán một thứ nông sản. Thật kinh ngạc, nơi này được các giới buôn đá quý, các công ty quà tặng cao cấp săn lung để mua được những viên đá đỉnh nhất rồi sản xuất ra những quà tặng pha lê xinh đẹp, hay những cái trang sức đá quý, cẩm thạch trị giá hàng nghìn đến trăm nghìn đô la. Người ta gọi nơi đó là Phiên chợ đá quý ở Yên Thế

Phiên chợ đá quý đã xuất hiện ở thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, Yên Bái từ rất lâu đời, nhưng trải qua bao thời gian đến nay phương thức và cách giao dịch vẫn không thay đổi. Người ta gọi chợ này là phiên chợ bạc tỷ, bởi những mặt hàng chỉ có đá quý chứ không có hàng hóa khác.

Đến chợ phiên ta không chỉ thấy được điều đặc biệt của mặt hàng, mà còn thấy được một cốt cách buôn bán ở vùng núi nhưng lại rất văn minh. Không có cảnh tranh giành, cũng không sợ mất cắp, thậm chí người ta có thể mang viên đá rất giá trị của ai đó đi từ đầu chợ đến cuối chợ để khảo xem đó là hàng thật hay giả mà chủ nhân vẫn vui vẻ



phiên chợ này không bao giờ xuất hiện cảnh chen chúc hay cướp giật, thuận mua vừa bán mắc dù giá trị toàn tiền tỉ


Hồng ngọc, bích ngọc, …để làm trang sức

Cách xem đá thật giả của giới buôn đá quý tại chợ đá đỏ Lục Yên. Có khi viên đá nhỏ như thế này có giá trị hàng trăm triệu, thậm chí lên đến cả bạc tỷ.


Đá có hàng trăm loại cho bạn tha hồ lựa chọn




















Loại đẹp thì làm trang sức, loại vụn, vỡ thì làm ảnh ghép pha lê , tranh đá quý
Phiên chợ đặc biệt

7h30 sáng, chợ đã họp. Nếu không có tấm biển “Chợ đá quý Lục Yên” lồ lộ quay mặt ra đường thì người lạ nghĩ đó là phiên chợ nông sản miền núi. Gọi là chợ đá quý nhưng có cả gà, lợn, phở, bún, rau, măng… tất tần tật cái gì bán được thì họ bán cùng với đá quý.

Có khi người đang mua mớ rau muống hàng này, rồi quay sang hàng kế bên hỏi mua đá quý. Tôi đếm đi đếm lại cũng chỉ có 10 bàn bán đá, còn lại là họ trải bao tải, túi nilon xuống đất để bày đá quý.
Bán đá quý, bích ngọc… sao họ lại sơ sài thế nhỉ? Tôi hỏi thì được chị Dung bảo: “Chợ này như thế từ lâu rồi. Bây giờ có bàn gỗ là khá đấy, trước đây họ đổ ra bao tải là xong, thậm chí viên đá hàng tỷ đồng họ cũng vứt như vậy”.

Người đi chợ cũng đơn giản, người bán hàng cũng đơn giản. Đá quý họ đổ ra nền đất. Người mua ai cũng có cái đèn pin chuyên dụng. Người không biết quở: Buôn bán đá quý gì mà nhìn như nông dân thế. ấy vậy mà người ta gọi đây là chợ phiên bạc tỷ đấy. Tôi hỏi chợ búa gì lèo tèo thế anh, chả đông đúc gì cả.
“Thế thôi. Ngày nào cũng chỉ vậy, hơn chục người bán và vài chục người mua. Đi chợ này có ít tiền chả ai đi. Tôi nghèo cũng phải có 5, 7 triệu đồng trong túi. Người nhiều có khi cả trăm triệu mang theo”.
Ở chợ này, chị Quế chuyên bán đá đã chế tác thành các hình khối, mặt nhẫn…, chị Dung chuyên đá gốc, đá thô. Có người lại chuyên mua đá hồng ngọc tấm (đá nhỏ) để làm tranh đá quý. Loại này mua theo cân, tùy theo sắc độ đậm nhạt của đá.

Đẹp 5-6 trăm nghìn đồng/kg, loại thường 2-3 trăm nghìn đồng/kg. Thú vị hơn cả, khác các chợ khác là chợ đá quý ở Lục Yên lâu nay ít chuyện to tiếng, cãi cọ xảy ra, không như người ta tưởng những nơi này là đầu gấu bưởng trưởng như vẫn nghĩ.

Người này có thể không thích, hoặc thích viên đá nào nhưng có người khác đang xem thì người đến sau cũng không động đến. Nói chung cách buôn bán diễn ra rất lịch sự, họ không tranh giành, mặc dù ai đó biết mười mươi viên đá ấy nếu mua sẽ được lời gấp 5-10 lần.

Mấy ông khách quây quanh viên ruby anh Tuyến mua chiều qua trong lúc vào bãi đá Cổng Trời, một người soi đèn pin vào viên đá, ánh hồng rực, trong vắt làm lộ những tia óng ánh trên thớ đá. “Viên này bao nhiêu, để tôi quyết?”.

“Chỗ anh em tôi lấy bốn rưỡi (4,5 triệu). Sau một vài tiếng kết, viên đá đã được chuyển nhượng đến tay chủ mới với giá 4 triệu đồng.

Ruby (hồng ngọc) hay Amber (màu hổ phách), Opal (ngọc mắt mèo) Sapphiare, Amethyst (thạch anh tím) Aquamarin (ngọc xanh biển)…đây là những loại đá quý giá trị nhất trên thế giới thì ở chợ này có đủ cả.

Anh Hiệp tay buôn đá chủ cơ sở tranh đá quý ở Lục Yên cho biết: “Không thể đánh giá loại nào đắt nhất được. Giá trị của nó tăng theo độ đậm, trong của đá và nó tùy thuộc vào mục đích, nhu cầu của người mua”.

Theo anh Hiệp, có những viên anh bán chỉ khoảng 10 nghìn đôla nhưng qua tay nó lên đến cả trăm nghìn đôla”. Phiên chợ bạc tỷ, họp trong 2 tiếng đồng hồ, và họp cùng với chợ nông sản của địa phương, đó là điều đặc biệt không chỉ ở Lục Yên mà còn lạ nhất Việt Nam.
Cũng chính từ dải đất Yên Bái này vào tháng 4-1997, một người vùng đất ngọc đã đào được viên đá quý sau này được Nhà nước giữ làm bảo vật quốc gia: “Ngôi sao Việt Nam” đó là tên viên đá ruby lớn nhất có trọng lượng 2.160 gram tương đương 10.800 cara.
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)