Nguồn tham khảo
smithsonianmag.com/people-places/Why-Are-Finlands-Schools-Successful.html
Phần Lan Quốc Gia Có Nền Giáo Dục Tốt Nhất Thế Giới - Thiên Đường Giáo Dục Học Tập
Học sinh Phần Lan đi học chính thức lúc 7 tuổi
Ở Nước Mỹ , học sinh nghỉ ngơi trong giờ ra chơi 27 phút .
Ở Phần Lan , học sinh nghỉ ngơi trong giờ ra chơi 75 phút , cộng thêm 15 phút nghỉ ngơi trong khi kết thúc mỗi tiết học.
Rất ít bài kiểm tra , rất ít bài tập về nhà , chỉ có 1 bài thi ra trường .
Tại sao vậy ? Thầy cô giáo Phần Lan hiểu rất rõ học sinh của họ.
Một học sinh Phần Lan học 4 ngôn ngữ
Học tiếng Mẹ Đẻ là tiếng Phần Lan
9 tuổi là bắt đầu học tiếng Thụy Điển
11 tuổi là bắt đầu học tiếng Anh
Nhiều học sinh học thêm 1 ngôn ngữ khác khi lên 13 tuổi
Một giáo viên Phần Lan dạy 4 tiếng 1 ngày
Một lớp học trung bình có 20 học sinh , không có sự phân biệt giữa khả năng của các học sinh . tất cả đều học chung 1 lớp
Cung cấp thầy cô giáo hỗ trợ đặc biệt cho học sinh lưu vong , di cư , nhập cư , không biết nói tiếng Phần Lan
Ở Nước Mỹ , học sinh Mỹ thường gặp một thầy cô giáo mới mỗi năm .
Ở Phần Lan , một thầy cô giáo thích ở lại để dạy dỗ và làm việc với một nhóm học sinh trong vòng 5 năm .
Thầy cô giáo Phần Lan có nhiều cơ hội để hiểu rõ học sinh của mình hơn .
43 % học sinh tham gia lớp dạy nghề
Vào 16 tuổi , một học sinh phần lan được chọn lớp dạy nghề theo ý thích
Người Mỹ nói về mô hình giáo dục Phần Lan?
Joshua Levine |
Học sinh tập đo vòng thân cây
trong một giờ học toán ngoài trời
[justify]Tại bãi cỏ bên ngoài khuôn viên trường Kallahti, một nhóm trẻ em khoảng 9 tuổi ngồi dựa lưng vào nhau, lấy que cây, quả thông, quả dâu và đá sỏi xếp hình trên mặt đất đóng băng. Để cho các em khác tuy không nhìn thấy các hình xếp ấy nhưng vẫn có thể nói đó là hình gì, nhóm trẻ xếp hình sẽ phải dùng những từ ngữ hình học thích hợp để mô tả các hình thù đó.[/justify]
[justify]Ông Veli-Matti Harjula, thầy giáo phụ trách dạy nhóm học sinh này suốt từ lớp 3 đến lớp 6, giải thích: Đây là một cách dạy toán khác với cách dùng bút và giấy, nó có thể trực tiếp đi thẳng vào đầu óc lũ trẻ. Thực ra khái niệm dạy “Toán học ngoài trời” (Outside math) ấy do các nhà giáo dục Thụy Điển nghĩ ra, chứ không phải của Phần Lan. Có điều thầy giáo Harjula chẳng cần xin phép ai cả mà vẫn có thể áp dụng phương pháp này miễn là làm sao cho học sinh đạt được các mục tiêu tổng thể của giáo trình giảng dạy do Ủy ban Giáo dục Phần Lan quy định. Nói riêng về môn toán, giáo trình cơ bản chỉ có 10 trang (tăng thêm 3,5 trang so với trước đây).
Gần đây tất cả mọi người trên thế giới đều sửng sốt khi thấy Phần Lan nổi lên như một vì sao mới trong lĩnh vực giáo dục. Trong kỳ trắc nghiệm PISA gần đây nhất vào năm 2009, Phần Lan đứng thứ 2 về hiểu biết khoa học, thứ 3 về toán và thứ 2 về đọc hiểu. Trong khi đó, thành tích của Mỹ về tất cả các chỉ tiêu hầu như đều tụt hạng, họ đứng thứ 15 về đọc, chỉ đạt trình độ trung bình của OECD. Chính bản thân người Phần Lan cũng ngạc nhiên với những thành tựu trong giáo dục của mình bởi họ cũng chỉ làm mỗi một việc là giảm hết mức việc kiểm tra sát hạch học sinh mà thôi.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]
Chỉ có hai cường quốc giáo dục châu Á - Hàn Quốc và Singapore mới là đối thủ thực sự của Phần Lan. Hai quốc gia này áp dụng phương pháp luyện học sinh học rất nặng, khiến người ta nhớ đến chương trình luyện học sinh giỏi để dự thi Olympic của khối Xô Viết cũ. Quả thực gần đây một bà mẹ người Mỹ gốc Hoa - bà Amy Chua, có viết một cuốn sách tên là Chiến ca của Mẹ Hổ (Battle Hymn of the Tiger Mother), trong đó bà chê trách các phụ huynh người Mỹ đã không áp dụng kỷ luật sắt trong việc dạy con - cách làm bà cho là cần thiết để đào tạo được học sinh giỏi. Cuốn sách ấy đã khiến cho nhiều người băn khoăn không hiểu làm như thế có quá đáng hay không.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]
Phương pháp giáo dục nhẹ nhàng thoải mái của Phần Lan có thể đem lại thành công cấp thế giới. Điều đó đã thu hút các đoàn cán bộ giáo dục từ Mỹ và khắp thế giới đến Helsinki để khảo sát học hỏi. “Tại châu Á, học sinh phải học rất nhiều giờ ở trường và nhiều giờ ở nhà. Nhưng tại Phần Lan học sinh học ở trường ít giờ hơn học sinh Mỹ. Đây là một mô hình hấp dẫn hơn”. - ông Andreas Schleicher, người phụ trách thi PISA của OECD nói.
Hơn nữa bài làm về nhà của học sinh Phần Lan cũng rất ít. Ông Katja Tuori chuyên trách công tác tư vấn tại trường Kallahti, nơi học tập của các trẻ em dưới 16 tuổi, nói: “Mỗi ngày làm bài tập ở nhà một tiếng đồng hồ là đủ để trở thành học sinh giỏi. Lũ trẻ còn có cuộc sống của chúng chứ”.
Dĩ nhiên nhà trường cũng có nội quy của mình. Chẳng hạn không được mang iPod hoặc điện thoại di động vào lớp; trong giờ học không được đội mũ (thậm chí người ta còn định cấm mặc áo khoác trong lớp, nhưng vì khí hậu quá lạnh nên thôi). Chỉ thế thôi, không nhiều hơn. Có lần thầy Tuori phát hiện thấy một học sinh nhắn tin trong giờ học, ông nhìn cậu bé với ánh mắt trách móc, thế là cậu ta ngoan ngoãn cất điện thoại đi. Tuori nói: “Chỉ khi học sinh có những hành vi thực sự xấu như đánh nhau thì mới bị trừng phạt”.
Xét về mặt coi học sinh là trẻ con để dạy dỗ chúng, người Phần Lan có rất nhiều ý tưởng khôn ngoan. Chẳng hạn họ để cho giáo viên phụ trách một lớp suốt từ năm thứ nhất đến năm thứ sáu; như vậy sẽ có thời gian lâu dài dăm năm để theo dõi nắm được tính tình học sinh và qua đó tìm được cách thích hợp dạy dỗ chúng.
Thành công của giáo dục Phần Lan đa phần bắt nguồn từ một vũ khí không có gì bí mật cả - đó là thầy cô giáo. Ông Schleicher ở OECD nói: “Chất lượng giảng dạy là nhân tố làm cho Phần Lan thành công về giáo dục. Tại nước Mỹ, giáo dục đã trở thành một mô hình công nghiệp, giáo viên chỉ là công cụ dùng để chuyên chở một sản phẩm làm sẵn. Còn ở Phần Lan thì giáo viên là tiêu chuẩn mẫu mực (của xã hội)”.
Đó cũng là một trong các nguyên nhân vì sao nhiều người Phần Lan muốn trở thành giáo viên. Nhờ thế nước này có thể lựa chọn ra những giáo viên giỏi từ một kho đầy ắp nhân tài sư phạm. Số liệu mới nhất cho thấy năm 2008 có 1.258 sinh viên tốt nghiệp đại học xin dự khóa đào tạo giáo viên tiểu học, nhưng chỉ có 123 người (tương đương 9,8%) được nhận. Khóa đào tạo tiêu chuẩn này kéo dài 5 năm. Mỗi giáo viên đều phải có học vị thạc sĩ (người Phần Lan gọi là thạc sĩ giáo dục, tức kasvatus, từ được dùng để gọi bà mẹ dạy con). Mức lương hằng năm của giáo viên là từ 40 đến 60 nghìn USD và họ làm việc mỗi năm 190 ngày.
Ông Jari Lavonen Chủ nhiệm Khoa Sư phạm trường Đại học Helsinki nói: “Bỏ ra 5 năm để đào tạo tất cả các giáo viên là một việc làm tốn kém, nhưng điều đó làm cho các thầy cô giáo của chúng tôi được xã hội rất tôn trọng và khen ngợi”. Nhận xét về các đồng nghiệp Phần Lan, Dan MacIsaac, chuyên gia giáo dục môn vật lý người Mỹ tại Đại học bang New York ở Buffalo từng đến thăm Phần Lan hai tuần đã nói: “Các thầy giáo của họ chuẩn bị bài dạy môn vật lý tốt hơn chúng ta. Họ được tự do phát huy kỹ năng giảng dạy chứ không như ở Mỹ, nơi người ta đối xử với giáo viên như với người đưa bánh piza, nghĩ cách làm thế nào để đưa bánh đến nơi nhanh hơn”.
Theo Reijo Laukkanen cố vấn Ủy ban Giáo dục Nhà nước: “Phần Lan là một xã hội công bằng, còn Nhật và Hàn Quốc là những xã hội cạnh tranh rất mạnh — nếu bạn không học tốt hơn hàng xóm thì cha mẹ bạn sẽ bỏ tiền cho bạn đi học các lớp học buổi tối. Người Phần Lan không quá coi trọng việc mình phải có biểu hiện xuất sắc hơn người hàng xóm. Ở xứ này mỗi người đều đạt được trình độ trung bình, nhưng trình độ trung bình ấy rất cao”. Nguyên tắc đó đã giúp cho Phần Lan gặt hái được thành công lớn về giáo dục. Kết quả trắc nghiệm PISA về kiến thức khoa học năm 2006 cho thấy 80% nhóm học sinh kém nhất của Phần Lan được điểm cao hơn mức trung bình (của nhóm học sinh kém nhất) của OECD. Còn ở nhóm học sinh khá nhất thì chỉ có 50% học sinh Phần Lan được điểm cao hơn mức trung bình (của nhóm học sinh khá nhất) của OECD. Điều đó xét về tổng thể, việc nâng cao trình độ trung bình của nhóm học sinh bậc thấp đã đem lại hiệu quả sâu xa.
Dường như Phần Lan có thể xuất khẩu một số chính sách giáo dục của họ, nhưng sẽ không dễ để họ xuất khẩu được ý tưởng “tất cả vì một người, mỗi người vì mọi người” mà họ vẫn theo đuổi. Xin nêu một thí dụ: Thái Lan từng có ý định nhập khẩu mô hình Phần Lan để áp dụng cho hệ thống giáo dục của mình. Tuy nhiên, tại xứ sở châu Á này mỗi khi xuất hiện tình hình học sinh nào đó học kém thì phụ huynh sẽ mời gia sư đến nhà dạy thêm - một chuyện khó có thể tưởng tượng ở Phần Lan.
Theo: TiaSang
Nguyễn Hải Hoành lược dịch Nguồn: Finnishing School
time.com/time/magazine/article/0,9171,2062465,00.html Apr. 11,[/justify]
[justify] [/justify]
[justify][/justify]
Kỷ luật kiểu… Phần Lan
28/01/2013 17:55 (GMT + 7)
TTCT - LTS: Tiếp tục tuyến khảo sát kinh nghiệm giáo dục ở Phần Lan, quốc gia đứng đầu trong Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (Programme for International Student Assessment - PISA)*, các chuyên gia Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục (IRED) giới thiệu cách kỷ luật học sinh ở Phần Lan.
Giáo viên Phần Lan không dạy trẻ nhỏ kiểu “thương cho roi cho vọt”, cũng không phạt học sinh vi phạm kiểu bắt lên đứng trên bục giảng trước lớp hay đứng dưới cờ trước toàn trường như thường thấy ở ta. Chúng tôi xin kể vài chuyện mắt thấy tai nghe trong chuyến thực địa tại trường tiểu học ở vùng Mohos (cách TP Oulu ở phía bắc Phần Lan khoảng 35km) trong khuôn khổ một dự án nghiên cứu do IRED tổ chức.
1. Hôm ấy, như mọi hôm, chúng tôi đến trường lúc sáng sớm, nhưng khác mọi ngày chúng tôi nhận thấy tất cả giáo viên tập trung ngoài sân trường, tay cầm sổ và bút. Các thầy cô gọi những học sinh đi xe đạp có đội mũ bảo hiểm lại hỏi tên, lớp và ghi lại mà không giải thích cho học sinh biết. Hỏi ra mới hay trong những tuần trước, thầy hiệu trưởng đã yêu cầu học sinh toàn trường phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp đến trường. Và hôm đó các thầy cô trong trường cùng lên kế hoạch quan sát không báo trước, ghi lại tên những học sinh có đội mũ.
Trưa ngày hôm đó, tất cả học sinh toàn trường tập trung tại hội trường cùng với một số đại diện cha mẹ học sinh. Đầu tiên, các thầy cô đọc tên những em có đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp đến trường sáng nay, mời các em lên, thầy hiệu trưởng tặng mỗi em một thanh kẹo. Trao đổi với chúng tôi, thầy cho biết trường không áp dụng hình thức phạt hay cảnh cáo những em không thực hiện tốt, mà thường khen thưởng hay ghi nhận những em đã làm tốt để từ đó các em khác sẽ tự biết điều chỉnh.
Vị hiệu trưởng từng gắn bó với trường học 38 năm nay chia sẻ: “Tôi chưa bao giờ la lối trong nghề nghiệp của mình. Nói cho đúng, tôi chỉ hét lên đúng một lần vào năm 1983 ở đây. Khi đó, thiết bị của một nhân viên vệ sinh bị hư. Tôi đang giúp sửa chữa thì hai em học sinh đang vừa đợi taxi vừa chơi bóng rổ ném bóng trúng đầu tôi. Tôi đã hét lên: “Này, các em làm gì vậy?”. Đó là hai học sinh lớp 4 và lớp 6. Tôi thấy chúng rất sợ hãi. Từ đó tôi tự nhủ mình sẽ không la lối trẻ em nữa. Tôi nghĩ không tốt chút nào khi cha mẹ hay giáo viên quát một đứa trẻ, bạn sẽ mất rất nhiều thứ mà bạn không bao giờ lấy lại được”.
2. Không đánh đập, la lối, nhưng các giáo viên Phần Lan vẫn có những hình thức kỷ luật học sinh. Ví dụ, theo quy định, cứ sau mỗi giờ học 45 phút, học sinh tiểu học buộc phải ra khỏi lớp, tuy nhiên thỉnh thoảng vẫn có những học sinh không muốn ra sân chơi, trốn trong lớp. Khi phát hiện, giáo viên sẽ nhắc nhở, nếu học sinh vẫn không nghe thì giáo viên có thể cảnh cáo đến ba lần, sau đó mới phạt. Hình phạt là học sinh phải ở lại lớp khi tan trường để giải thích cho giáo viên tại sao em lại hành xử như thế.
Trong một lớp học, nếu có một học sinh vi phạm kỷ luật ở mức độ nặng mà giáo viên đứng lớp thấy cần phải phối hợp với người khác để giải quyết, giáo viên sẽ thông báo với hiệu trưởng. Lúc đó hiệu trưởng sẽ triệu tập cuộc họp nhiều thành phần trong đó có giáo viên đứng lớp, giáo viên giáo dục đặc biệt, chuyên gia truyền thông với gia đình (là người được đào tạo, phụ trách nói chuyện với gia đình học sinh trong những trường hợp khó), y tá nhà trường và hiệu trưởng. Nhóm này sẽ cùng phối hợp để giải quyết vấn đề theo hướng giúp học sinh phát triển.
3. Người Phần Lan cho rằng bạo lực sẽ tái tạo bạo lực, những trẻ nhỏ lớn lên trong một môi trường bạo lực, trong kiểu dạy dỗ cho roi cho vọt, khi trở thành người lớn thường sẽ lặp lại các hành vi bạo lực này với thế hệ kế tiếp. Nghĩa là nếu cha mẹ dạy con cái, thầy cô giáo dạy học sinh bằng đòn roi hay bằng những ngôn từ bạo lực… thì những điều này được học sinh nội tâm hóa, trở thành những chuẩn tham chiếu, những đường nét nơi nhân cách của học sinh sau khi đã trưởng thành.
Và đến lượt mình, những công dân tương lai lại hành xử với nhau và với thế hệ kế tiếp cùng một cách như mình đã nhận được trong quá trình hình thành nhân cách. Bạo lực do đó sẽ tái tạo, kéo dài không những trong gia đình mà còn mở rộng ra toàn xã hội.
Như vậy sẽ có những tương quan giữa vấn đề bạo lực đang xảy ra nhan nhản trong xã hội với môi trường, cách thức giáo dục gia đình và học đường. Do đó, không phải vô cớ mà nhiều nước châu Âu đã ban hành luật cấm tất cả mọi hành vi bạo lực đối với trẻ em, ngay cả một cái đánh đít. Với họ, đó là cách tốt nhất để hạn chế bạo lực ngoài xã hội, là cách thức đào tạo những công dân biết tôn trọng người khác, xem tất cả hành vi đánh người là chuyện đáng xấu hổ và đáng lên án.
NGUYỄN KHÁNH TRUNG - LÊ THỊ MINH HIẾU (IRED)
Phần Lan đứng đầu bảng xếp hạng giáo dục toàn cầu
(Dân trí) -Phần Lan là nước đứng đầu trong bảng xếp hạng toàn cầu được công bố bởi công ty giáo dục Pearson, tiếp đó là Hàn Quốc. Bảng xếp hạng này kết hợp các kết quả của các cuộc thi quốc tế và các dữ liệu như tỷ lệ tốt nghiệp từ năm 2006 đến năm 2010.
>> Tại sao học sinh Phần Lan học giỏi nhất thế giới?
Theo ông Michael Barber, cố vấn trưởng về giáo dục của công ty Pearson, các quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng đã cung cấp cho giáo viên một vị thế cao và có một nền "văn hóa" giáo dục.
Theo BBC, so sánh quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đã trở nên ngày càng quan trọng và bảng xếp hạng mới nhất được dựa trên một loạt các kết quả của các cuộc thi quốc tế kết hợp với các thước đó khác của hệ thống giáo dục, chẳng hạn như số lượng người đi học đại học.
Hai siêu cường giáo dục Phần Lan và Hàn Quốc đứng đầu bảng xếp hạng, theo sau bởi ba hệ thống giáo dục châu Á có hiệu suất cao gồm Hong Kong, Nhật Bản và Singapore.
Phần Lan và Hàn Quốc đứng đầu bảng xếp hạng giáo dục toàn cầu. Trong ảnh: Các bậc cha mẹ ở Hàn Quốc đang cầu nguyện cho con làm bài thi tốt. (Ảnh: BBC)
Hệ thống giáo dục của vương quốc Anh được xếp hạng thứ sáu, đứng đầu của một nhóm trên mức trung bình bao gồm Hà Lan, New Zealand, Canada và Ireland. Nhóm này đứng trước nhóm hạng trung bao gồm Mỹ, Đức và Pháp. Ở cuối bảng xếp hạng là Mexico, Brazil và Indonesia.
Top 20 nước trong bảng xếp hạng 1. Phần Lan 2. Hàn Quốc 3. Hong Kong 4. Nhật Bản 5. Singapore 6. Anh 7. Hà Lan 8. New Zealand 9. Thụy Sĩ 10. Canada 11. Ireland 12. Đan Mạch 13. Australia 14. Ba Lan 15. Đức 16. Bỉ 17. Mỹ 18. Hungary 19. Slovakia 20. Nga |
Nhìn vào các hệ thống giáo dục đứng đầu bảng xếp hạng, nghiên cứu kết luận rằng việc chi tiêu cho giáo dục là quan trọng, nhưng không quan trọng bằng việc có một nền văn hóa hỗ trợ việc học tập.
Theo đó, việc chi tiêu cho giáo dục thì dễ dàng hơn để đo lường, nhưng các tác động phức tạp hơn về thái độ của xã hội đối với giáo dục có thể tạo ra một sự khác biệt lớn.
Sự thành công của các nước châu Á trong các bảng xếp hạng phản ánh giá trị cao gắn liền với giáo dục và sự mong đợi của các bậc cha mẹ. Theo báo cáo kèm theo bảng xếp hạng, điều này có thể tiếp tục là một yếu tố khi gia đình di cư sang các nước khác.
Nhìn hai nước đứng đầu bảng xếp hạng là Phần Lan và Hàn Quốc, báo cáo cho biết có sự khác biệt lớn, nhưng các yếu tố phổ biến là một niềm tin được chia sẻ trong xã hội về tầm quan trọng của giáo dục và "mục tiêu đạo đức cơ bản".
Bản báo cáo cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo viên chất lượng cao và việc cần phải tìm cách để tuyển dụng những giáo viên tốt nhất. Điều này có thể liên quan đến vị thế của giáo viên và sự tôn trọng nghề nghiệp cũng như mức lương. Bảng xếp hạng cho thấy rằng không có mối liên hệ rõ ràng giữa lương tương đối cao hơn và hiệu suất cao hơn.
Nghiên cứu cũng cho thấy có những hậu quả kinh tế trực tiếp của hệ thống giáo dục có hiệu suất cao và thấp, đặc biệt là trong một nền kinh tế toàn cầu hóa, dựa trên các kỹ năng.
Xuân Vũ
Theo BBC