Người ra tin rằng họ hàng hoặc bạn bè của gia đình đã đặt 4 người nằm cạnh nhau khi họ qua đời.
Phát hiện này làm sáng tỏ cuộc sống của người tiền sử đầu nền văn minh châu Âu. Nó cũng cho thấy giá trị gia đình đã được con người biết đến từ trước khi có quần thể đá chồng Stonehenge.
Gia đình hạt nhân lâu đời nhất thế giới.
Các nhà khoa học cho biết gia đình này có thể đã bị một bộ lạc thù địch nào đó sát hại. Họ khẳng định đây là một gia đình sau khi giám định ADN từ mẫu xương của 4 bộ hài cốt. Trong ảnh, 2 em bé được đặt nằm cạnh cha mẹ, quay mặt vào nhau. 2 bé trai khoảng 4 và 8 tuổi.
Tiến sĩ Alistair Pike, trưởng khoa Khảo cổ trường đại học Bristol, người đã tham gia nghiên cứu cho hay: “Đây là lần đầu tiên chúng tôi có thể chứng minh các thành viên trong một gia đình đã được chôn cất cùng nhau. Trong những ngôi mộ được phát hiện trước đây, có mộ chứa hàng trăm bộ hài cốt. Dù ai chôn cất họ đi nữa thì đều biết đây là một gia đình và ý thức được ý nghĩa quan trọng khi đặt 4 người quay mặt vào nhau”.
Chung quanh mộ của gia đình hạt nhân còn có nhiều ngôi mộ khác. Khu vực này hiện thuộc Eulau, bang Saxony-Anhalt của Đức. Đám tang của họ diễn ra cùng khoảng thời gian quần thể đá Stonehenge được dựng tại Anh. Ngôi mộ được phát hiện vào năm 2005 nhưng mãi tới bây giờ công việc giám định ADN mới hoàn tất.
Đám tang của gia đình hạt nhân ở Đức diễn ra cùng khoảng thời gian quần
thể đá Stonehenge được dựng tại Anh.
Người mẹ, khoảng 35-50 tuổi, được đặt ở tư thế đầu hướng về phía mặt trời mọc. Còn người cha khoảng 40-60 tuổi nằm ở tư thế ngược lại. Con cái lại được đặt nằm quay mặt vào cha mẹ.
Các “hàng xóm” của gia đình hạt nhân cũng nằm ở tư thế mặt đối mặt, tay người này vòng vào tay người kia. Mỗi ngôi mộ có ít nhất một trẻ em từ sơ sinh cho tới 10 tuổi.
Nhiều hài cốt có dấu vết thương tích, cho thấy họ là nạn nhân của một vụ cướp bóc tàn bạo - có thể là do bàn tay của các chiến binh của một ngôi làng thù địch.