[justify]Các nhà khoa học cho biết, họ vừa phát hiện thấy một loài sinh vật cổ nhất thế giới. Đó là loài nòng nọc tôm, được xem như có 220 triệu năm tuổi.[/justify]
[justify]Hai đàn nòng nọc tôm có tên gọi khoa học là “triops cancriformis” được tìm thấy tại Scotland, nơi mà các chuyên gia nói rằng đã có một khám phá lớn về một sự sống hoang dã.[/justify]
Loài nòng nọc tôm cách đây 220 triệu năm được phát hiện tại Scotland
[justify]Những giáp xác nhỏ bé từng bị coi là tuyệt chủng trước đây thì nay được tìm thấy tại Caerlaverock thuộc vịnh Solway Firth (giữa Anh và Scotland) sau một cơn mưa lớn.[/justify]
[justify]Những con nòng nọc tôm sống trong hồ nước tạm thời. Và khi nước khô cạn, các con trưởng thành sẽ chết, nhưng trứng mà chúng bỏ lại phía sau có thể nằm im trong nhiều năm. Khi gặp điều kiện ẩm ướt, nó sẽ sống trở lại.[/justify]
Trứng của loài tôm chết cách đây 220 triệu năm vẫn sống lại khi gặp điều kiện ẩm ướt
[justify]So sánh với hóa thạch được tìm thấy chỉ ra rằng loài nòng nọc tôm này hầu như đồng nhất với những con tôm hiện tại. Điều kỳ lạ là nó có thể sống sót qua thời kỳ khủng long tiến hóa và đi khắp trái đất.[/justify]
[justify]Các nhà nghiên cứu tới từ trường đại học Glasgow khi làm một thí nghiệm bùn từ hồ xung quanh Caerlaverock đã tìm thấy trứng của loài nòng nọc tôm này. Họ lấy mẫu, làm khô và đặt vào trong một hồ nhỏ hơn. Họ không khỏi giật mình bởi sau vài tuần, những trứng tôm này phát triển và bơi vài vòng.[/justify]
Loài nòng nọc tôm này đang được nuôi và sống tốt trong một hồ nước nhân tạo
[justify]Elaine Benzies, một sinh viên trong đoàn nghiên cứu, nói: “Tôi không tin được điều này và vừa mới mang đi kiểm tra trong vùng nhiệt độ và ánh sáng. Thật là tuyệt khi nhìn mọi người trong phòng thí nghiệm”.[/justify]
[justify]Đây được xem là loài sinh vật sống lâu năm nhất trên thế giới.[/justify]