Video clip 2011-11-02 23:59:29

’Phát sốt’ về tiếng đàn bầu của cô bé 6 tuổi


Sinh ra đã biết thưởng thức tiếng đàn bầu, 6 tuổi chơi được 14 bài dân ca bằng độc tấu đàn bầu một cách điêu luyện như nghệ nhân thực thụ. Thậm chí, nếu không “mục sở thị” thì nhiều người sẽ cho rằng đó chỉ là chuyện hoang đường.

Cháu bé tôi muốn nói tới có tên là Ngô Thị Hoàng Anh (SN 2005), con gái đầu lòng của anh Ngô Đình Quý và chị Chu Thị Huyền ở xóm 3, xã Diễn Hoa, huyện Diễn Châu (Nghệ An).

Sự thông minh kỳ lạ của Hoàng Anh đang gây nên cơn sốt hâm mộ bé ở xứ Nghệ vốn giàu truyền thống văn hóa này.

Cháu khóc, ông đánh đàn bầu là cười ngay

Sinh sống ở TP. Vinh, thế nhưng cái tin nghệ nhân nhí Ngô Thị Hoàng Anh vừa đạt giải đặc biệt “Nghệ nhân nhỏ tuổi sử dụng nhạc cụ hay nhất” trong cuộc thi liên hoan câu lạc bộ dân ca xứ Nghệ tỉnh Nghệ An lần thứ Nhất – năm 2011, do Sở Văn Hóa – Thể thao và Du lịch tổ chức khiến tôi và rất nhiều người không khỏi tò mò.

Vì quá nổi tiếng nên chúng tôi không mấy khó khăn để tìm được nhà bé Anh. Căn nhà cấp 4 khang trang, rộng rãi hiện ra trước mắt. Vừa vào đến cổng, tôi đã nghe tiếng đàn bầu lảnh lót của bài “Việt Nam quê hương tôi” phát ra từ trong ngôi nhà ấy.

Bé Hoàng Anh đang biểu diễn độc tấu đàn bầu.
Thấy có khách lạ, một người đàn ông bước ra niềm nở đón khách. Ông là Ngô Khắc Duy, ông nội cháu Hoàng Anh, do bố mẹ của bé đi làm ăn bên Lào nên Hoàng Anh được ông chăm sóc.

Khi biết mục đích cuộc viếng thăm bất ngờ của tôi, ông Duy tươi cười vừa rót nước mời khách vừa kể lại cho tôi biết khả năng kỳ lạ của bé Hoàng Anh.

Bé Ngô Thị Hoàng Anh sinh vào tháng 12/2005, bố mẹ là dân buôn bán, còn ông nội là một nghệ nhân đàn bầu nghiệp dư.

Sinh ra bé Hoàng Anh cũng như bao đứa trẻ khác. Thế nhưng chỉ được mấy tháng đầu, còn những ngày tiếp theo đó Hoàng Anh thường hay khóc nhè, không cho ai ngoài bố mẹ, ông nội bế cả.


Sáng hôm đó, anh, chị chuẩn bị đồ đạc để đưa Hoàng Anh vào bệnh viện nhi Nghệ An khám. Ông Duy thấy cháu phải đi viện nên đưa đàn bầu ra gảy cho đỡ buồn.Thấy con khóc suốt, anh Quý, chị Huyền cũng thấy lo nên quyết định đưa đi bệnh viện xem cháu có bị sao không.

Tiếng đàn của ông Duy nổi lên thì bé Hoàng Anh ngừng khóc, nhưng do không để ý nên bố mẹ cháu vẫn đưa cháu đi khám. Vào bệnh viện, qua kiểm tra thì các bác sĩ bảo cháu hoàn toàn bình thường.

Bé Hoàng anh bên ông nội của mình.
Anh, chị đưa con về nhà mà cháu vẫn khóc ngặt nghẽo trên tay. Vừa bước vào sân, nghe tiếng đàn bầu của ông nội thì bé lại không khóc nữa mà còn cười toanh toách.

Thấy lạ nên ông Duy ngừng đánh, được một lúc Hoàng Anh lại khóc rạo lên, ông lại lấy đàn ra dạo thì bé không khóc mà lại cười như trước. Lúc bấy giờ cả gia đình ai cũng ngạc nhiên, há hốc mồm vì sự việc kỳ lạ đó.

Thế là kể từ hôm đó, mỗi lần Hoàng Anh khóc lóc, nũng nịu thì ông Duy đưa đàn ra gảy là cháu hết khóc. Cứ thế, bé Hoàng Anh lớn dần lên tình yêu thương của cả gia đình và đặc biệt là tiếng đàn bầu của ông nội.

Giấy chứng nhận: “nghệ nhân nhỏ tuổi sử dụng nhạc cụ hay nhất” do sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Nghệ An trao tặng cho bé Hoàng Anh.
“Khi được gần một năm, bố mẹ cháu có mua cho cháu rất nhiều đồ chơi, trong đó có chiếc đàn bầu bằng nhựa. Thật kỳ lạ là cháu nó chỉ chơi cái đàn bầu chứ không chơi các loại đồ chơi khác”, ông Duy cho hay.

Và rồi càng lớn lên bé Hoàng Anh lại càng làm cho mọi người cảm thấy ngạc nhiên vô cùng vì những khả năng kỳ lạ của bé.

“Phát sốt” trước tiếng đàn bầu của nghệ nhân nhí

Mặc dù biết Hoàng Anh rất thích nghe và chơi đàn bầu, nhưng ông nội của bé vẫn vô cùng thận trọng khi không cho bé chơi từ nhỏ.

Đến lúc bé đủ tuổi gần bước vào học lớp 1(tháng 8/2011), ông Duy mới cho Hoàng Anh chạm vào đàn, lúc đó cả nhà đều có mặt. Thấy ông chơi đàn say mê, Hoàng Anh chạy lại bá vai bá cổ ông năn nỉ: “ông ơi, ông dạy cháu đánh đàn nhé”. Lúc đầu ông Duy bảo cháu còn nhỏ lo mà học hành, lớn lên ông dạy cho nhưng vì Hoàng Anh đòi nằng nặc nên ông cho chơi thử.

Vốn có trí nhớ rất tốt nên chỉ sau chưa đầy 1 tuần Hoàng Anh đã thể hiện được và rất tốt 2 làn điệu dân ca bằng độc tấu đàn bầu là bài: “Giận mà thương” và “Việt Nam quê hương tôi”.“Ai ngờ, tiếng đàn của cháu nó nghe lảnh lót làm sao, tôi là một người lâu năm chơi đàn bầu nên tôi cảm nhận được điều đó. Cũng từ đây, những ngón tay non sữa của cháu bắt đầu dạo nên những bản nhạc độc tấu đàn bầu nghe như là nghệ nhân đã chơi mấy chục năm nay, tôi cũng là người chơi đàn bầu khá lâu mà cũng không thể tin nổi”, ông Duy kinh ngạc cho biết.

Sau hơn 3 tháng tiếp xúc với đàn bầu, Hoàng Anh đã có thể chơi được tất cả 14 bài về dòng nhạc dân ca, ca ngợi quê hương đất nước, mà trong đó có những bài mà theo Duy thì đó là những bài rất khó, ví như bài: “ Vì miền Nam” của nhạc sỹ Huy Thục, hay bài: “Lên ngàn” và “Xe chỉ luồn kim” đây là những bài thường được dùng trong thi tốt nghiệp của bộ môn đàn bầu ở nhiều trường đào tạo.

Ngoài đánh đàn bầu giỏi thì bé Hoàng Anh còn hát hay, học giỏi và biết đánh cờ tướng.


Theo ông Duy, thì trung bình nếu một người bình thường để đánh được tiếng đàn bầu tròn tiếng chứ chưa nói đến luyến láy đúng nhịp điệu như Hoàng Anh thì cũng phải mất từ 2 năm đào tạo trở lên.

Năng khiếu đánh đàn hơn người của nghệ nhân nhí Hoàng Anh đã bước đầu được khẳng định khi vừa qua tại cuộc thi liên hoan câu lạc bộ dân ca xứ Nghệ tỉnh Nghệ An lần thứ nhất tổ chức – năm 2011, bé đã đạt giải đặc biệt “Nghệ nhân nhí nhỏ tuổi sử dụng nhạc cụ hay nhất”, do ban tổ chức trao tặng.

Cũng chính hôm đó Hoàng Anh đã làm cả hội trường từ sửng sốt rồi đi đến thán phục khi tiếng đàn của bé vang lên. Cũng chính từ cuộc thi này, trên địa bàn xứ Nghệ đã xôn xao bàn tán về bé, tạo nên cơn sốt hâm mộ nghệ nhân nhí. Nhiều người không ngần ngại lặn lội cả trăm cây số đến nhà để được nghe lại tiếng đàn của Hoàng Anh.

Ngoài khả năng chơi đàn, thì vốn là đứa bé thông minh nên từ khi học mẫu giáo Hoàng Anh đã biết đọc báo vanh vách, biết đánh cờ vua cờ tướng và hát rất hay.

Có về chứng kiến tận mắt mới thấy, cảm nhận được năng khiếu kỳ lạ của bé Ngô Thị Hoàng Anh. Chúng tôi được em đàn cho nghe những bản nhạc quen thuộc thường gặp trên ti vi.

Tiếng đàn phát ra rất tròn, lảnh, luyến láy đúng chỗ, đặc biệt là phong cách biểu diễn tự tin, luôn nở nụ cười, nghiêng ngả đắm say theo nhịp điệu của bài hát từ cách nhấn nhá, kéo dây đàn tạo nên những âm thanh sâu lắng và động tác vẫy chào khán giả y như là một nghệ nhân thực thụ đang biểu diễn trên sân khấu.


Những hôm nào được nghỉ học tôi sẽ dạy thêm cho cháu đánh đàn. Điều quan trọng là ước mơ sau này của cháu là gì và gia đình sẽ tôn trọng ước mơ của cháu”.Tâm hồn tôi khi nghe tiếng đàn du dương của bé cất lên nó như hòa quyện vào đó, ru tôi mơ màng theo tiếng gảy đàn của bé. Khi được hỏi về cách phát triển tài ăng của cháu trong tương lại, ông Duy cho hay: “Trước mắt gia đình đầu tư cho cháu học văn hóa thật tốt, thật giỏi đã, chơi đàn chỉ là phụ.

Chia tay Hoàng Anh và ông nội bé khi ông mặt trời đỏ ửng khuất dần sau rặng tre, trong đầu tôi vẫn đang văng vẳng tiếng đàn của bé cất lên. Nó cứ theo tôi mãi về đến tận nhà và cho đến tận bây giờ khi nhớ lại tôi vẫn cảm nhận được tiếng đàn bầu lảnh lót, tròn trịa của nghệ nhân nhí ấy.

MÃ LƯƠNG

Theo Bưu Điện Việt Nam
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)