Trung Quốc liên tiếp thực hiện các tuyên bố như áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông, yêu cầu Nga rời khỏi các dự án hợp tác với Việt Nam…, ông có cho rằng Trung Quốc đang cố đưa yêu sách đường chữ U thành hiện thực?
Trung Quốc đang thực hiện cái gọi là “chủ quyền không thể tranh cãi” tự xưng với các đảo và các vùng nước xung quanh ở Biển Đông, trong khuôn khổ đường chữ U. Điều này dẫn đến lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm đơn phương và phản đối Nga và Ấn Độ hợp tác với Việt Nam trong thăm dò, khai thác dầu khí. Nó cũng gây ra các hành động của Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough.
Ông nhận định gì về cách mà Trung Quốc đang tiến hành? Họ thực hiện kế hoạch một cách “hoà bình”, không gây va chạm giữa tàu thuyền hay có các tuyên bố hiếu chiến để tránh việc các nước khác chỉ trích họ làm ảnh hưởng tới hoà bình khu vực như thời điểm này năm ngoái?
Trung Quốc đang sử dụng các tàu thuyền dân sự thuộc lực lượng Hải giám Trung Quốc và lực lượng Thúc ép tuân thủ luật đánh bắt cá (Fisher Law Enforcement Command). Chiến lược này đã “tận dụng” được sự yếu thế hơn của các cơ quan dân sự của Việt Nam (Cảnh sát biển) và của Philippines (lực lượng Phòng vệ duyên hải). Trung Quốc đã bắt tay vào chương trình đóng tàu quy mô lớn để mở rộng các cơ quan dân sự thúc ép tuân thủ luật.
Trung Quốc đang sử dụng “cách hiểu luật của riêng mình” để đạt được mục đích cuối cùng, là kiểm soát toàn bộ các nguồn tài nguyên ở Biển Đông.
Một số phương tiện truyền thông nước ngoài cho biết, Ấn Độ đang có ý định rời bỏ lô dầu 128 hợp tác với Việt Nam, ông có cho là có ảnh hưởng của Trung Quốc?
Không thể chứng minh rằng áp lực của Trung Quốc đối với Ấn Độ không có ảnh hưởng đến quyết định rút lui của công ty ONGC Videsh của Ấn. Ấn Độ đã hợp tác với Việt Nam từ những năm 1980. Trung Quốc chưa từng gây áp lực nào với Ấn Độ trước thời điểm đó. Công ty ONGC Videsh thì cho biết, quyết định rút lui được đưa ra do vấn đề kỹ thuật, vì lô dầu không đem lại kết quả lớn về thương mại.
Trong tranh chấp Scarborough, nếu Philippines nhượng bộ thì Việt Nam có ảnh hưởng gì không, thưa ông?
Việt Nam đã có thể sử dụng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc để có tác dụng tốt. Việt Nam đã dùng các phái viên đặc biệt, các chuyến thăm cấp cao của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo quân sự để giải quyết trực tiếp với Trung Quốc. Một kết quả thấy được là Thoả thuận về các nguyên tắc cơ bản giải quyết các vấn đề trên biển ký hồi tháng 10.2010.
Đến nay Việt Nam đã có thể “chia thành ngăn” các tranh chấp trên Biển Đông từ mối quan hệ song phương với Trung Quốc. Nhưng Việt Nam cũng phải cảnh giác và thận trọng nếu Trung Quốc thành công trong việc “đe doạ” Philippines. Bất kỳ một sự nhượng bộ nào của Philippines cũng sẽ ảnh hưởng tới vị trí của Việt Nam trong thương lượng. Việt Nam cần kiên quyết theo đuổi bộ Quy tắc ứng xử COC ở Biển Đô