Hà Nội, hoa Tết chen vai cùng đồ gốm. “Chợ gốm” ven sông Tô Lịch mới xuất hiện vài năm trở lại đây. Đa số những người bán gốm sứ đều ở vùng Lập Thạch, Vĩnh Phúc ra kiếm sống mấy ngày Tết.
Anh Nguyễn Ngọc Thái (42 tuổi) cho hay: ở quê chúng tôi đều làm nông nghiệp nhưng giờ đất ruộng ít lắm, làm chẳng đủ ăn. Nên tranh thủ mấy ngày gần tết ra đây bán gốm kiếm thêm ít tiền lo tết.
Những người bán gốm bày hàng suốt dọc đường Láng từ ngã tư Cầu Giấy đến ngã tư giao với đường Nguyễn Chí Thanh. Những bình gốm to, nhỏ với đủ kiểu dáng, màu sắc khiến cho con đường trở thành giao lộ của gốm, sứ.
Không chỉ có gốm sứ, những ngày này ven đường Láng còn được điểm tô bởi sắc đỏ mọng của quất, sắc hồng phai của đào và màu vàng của những cánh mai phương Nam.
Sắc màu gốm sứ
Sắc đỏ của Trạng Nguyên, sắc vàng của hoa cúc
Mai vàng phương Nam tô điểm thêm cho mùa xuân đất Bắc. Mỗi chậu nhỏ có giá 1,5 - 2 triệu đồng.
Thời tết ấm sau đó chuyển lạnh nên những người trồng quất năm nay được dự đoán là trúng lớn.
Dưa hấu Gò Công được vận chuyển từ Nam ra với giá từ 15 - 20 ngàn đồng một kg. (Anh: Hoàng Giang)
Dạo một vòng quanh thành phố Vinh (Nghệ An), hoa tươi tập kết nhiều nhất trên tuyến đại lộ 3-2, đại lộ Lê Nin… Bất chấp cái rét buốt, nhiều người vẫn chen nhau tới xem hoa. Thị trường hoa cảnh năm nay với đủ chủng loại như đào Lào, đào ta, đào đá Kỳ Sơn; hoa ly cũng có loại từ Hà Nội đưa vào hay loại trồng tại Tổng đội thanh niên xung phong 8 Kỳ Sơn,… Đào Lào nhiều cành được hô với giá 10 triệu đồng.
Bên cạnh đó, năm nay các nhà buôn còn giới thiệu một số loại mới, Kim Ngân Lượng có giá 200-250 ngàn đồng/bình; hoa Ngọc Thạch (bình nhỏ) có giá từ 70.000 - 100.000 đồng, hay như cây hoa Nắp Ấm cũng được nhiều người mua với giá từ 150-200 ngàn đồng/giỏ…
Hoa lan Hà Nội có giá 200-300 ngàn đồng/giỏ.
Hoa Kim Ngân Lượng (ít năm tuổi) có giá 200-250 ngàn đồng/bình.
Hoa Kim Ngân Lượng lâu năm (khi trở thành bon sai) có giá tới 10 triệu đồng/chậu.
Hoa Nắp Ấm lần đầu tiên có mặt ở thị trường hoa Tết Vinh có giá 160-200 ngàn đồng/giỏ.
Sung cảnh có giá 50-70 ngàn đồng/cây.
Chậu phong lan hồ điệp này có giá 5 triệu đồng
Cây bưởi cũng lên ngôi với giá 400 ngàn đồng/cây.
Cành đào Lào có giá 10 triệu đồng được bày bán sáng 26/1.
Lần đầu tiên thị trường hoa Vinh xuất hiện hoa Ngọc Thạch với giá 70-100 đồng/lọ nhỏ.
Đào Nhật và Mai đầu đỏ có giá 500 ngàn đồng/bình.
Phong lan rừng có giá 350.000 đồng/cây. (Ảnh: Nguyễn Duy)
Năm nay, thị trường hoa Thanh Hóa ưa chuộng các loại hoa truyền thống như đào, cúc, phong lan… Những cây cảnh có kích thước lớn không được người tiêu dùng chọn mua, thay vào đó là là những cây quất sai quả, đào sai hoa hay các cây cúc có kiểu dáng đẹp, lạ mắt.
Rực rỡ đủ sắc hoa
Anh Lê Văn Bình, chủ một vườn đào, chia sẻ: “Năm nay tiết trời lạnh giá nên số lượng cây đào không được dồi dào như mọi năm. Người mua cũng không lựa chọn nhiều những cây có kích thước lớn mà thường chọn những cây có kiểu dáng đẹp, cành đều. Một cây đào nhiều lộc, các cành to đều được uốn cẩn thận, đẹp mắt có giá từ 300 đến 500 nghìn đồng, đắt gần gấp rưỡi so với năm ngoái”.
Mai vàng phương Nam cũng được ưa chuộng
Các loại hoa như cúc, hoa ly, đồng tiền được trồng nhiều ở các huyện lân cận như: Thiệu Hóa, Đông Sơn, Triệu Sơn. Cuối năm là dịp để người dân thu hoạch hoa và đưa ra các phiên chợ Tết bán, giá hoa không quá đắt nhưng nhìn chung vẫn cao hơn so với mọi năm. Một bình hoa ly cũng có giá từ 50 - 150 nghìn đồng.
Chị Nguyễn Thị Vân, một người đi mua hoa cho biết: “Năm nay chúng tôi không mua hoa và cây cảnh bằng nhựa như mọi năm mà chọn mua những bình hoa, cành đào thật, có nhiều lộc. Gia đình tôi phải đến đặt mua ở tại vườn cây cảnh ở trong thành phố để lựa chọn được cành như ý, chứ để đến gần Tết sợ không còn nữa”.
Cây bưởi có giá gần 2 triệu đồng
Năm nay các vườn quất ở thành phố Thanh Hóa khá sai quả, phần lớn là những cây quất được ươm trồng từ mấy năm trước nên gốc quất to, chắc và có hình thế đẹp; được bày bán từ trước Tết hơn 1 tuần.
Đồng tiền và phong lan cùng khoe sắc
Người mua rất thích những cây cảnh có kích thước nhỏ với hình dáng đẹp mắt. (Ảnh: Duy Tuyên - Cao Tuân)
Do thời tiết cuối năm tại Huế rét đậm kéo dài kèm theo mưa liên tục, đến nay hàng chục hecta cúc vàng của người dân thôn Tiên Nộn (xã Phú Mậu, huyện Phú Vang) mới may mắn nở khoe sắc rực rỡ đón tết; tuy vậy giá cúc gấp đôi năm ngoái vì ít có hoa đẹp.
Ông Lự bên những vạt cúc đang nở rộ
[justify]
Vườn hoa của ông Lê Văn Lự với hơn 5.000 gốc cúc với trên dưới 10 loại như: pha lê, tia sao, nữ hoàng… và 1.000 gốc ly đang chen nhau phô sắc đẹp rực rỡ. Ông Lự cho biết làng Tiên Nộn nổi tiếng từ bao đời với nghề trồng hoa; là một trong những vựa hoa lớn cung cấp của Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình… “Nếu như gần nửa tháng trước người trồng hoa làng Tiên Nộn thấp thỏm, lo âu vì ông trời chẳng chiều lòng người dân chúng tôi. Nhiều vườn hoa đến thời kỳ nở bông nhưng do trời rét đậm ngâm bông nở lâu, người dân phải tìm mọi cách làm hoa nở đúng tết như: bơm thuốc kích thích, thắp điện, đốt trấu; nay may mắn trời có ấm dần nên hoa đã nở tự nhiên rất đẹp” – ông Lự tâm sự.[/justify]
Bà Oanh đang phấn khởi vì hoa nở đúng Tết
Niềm vui người nông dân khi tưởng rằng ông Trời "không cho" Tết này có hoa
[justify]
Đứng trước vườn hoa đang nở rộ, bà Dương Thị Oanh phấn khởi nói: “May mà nở kịp. Năm nay thời tiết rét quá nhiều nhà hoa nở chỉ được 30%, may mà nhà tôi làm trong vườn kín gió hơn, mấy hôm trời lạnh đốt trấu 4 góc nên hoa nở đẹp, nếu không hoa nở ra tết thì lỗ hết”.[/justify]
Hoa ly Đà Lạt cũng hứa hẹn nở kịp Tết
Nhiều hoa nở không to, đẹp như năm ngoái vì rét nhưng giá vẫn cao gấp đôi, thậm chí còn hơn… (Ảnh: Đại Dương - Doãn Công).
Nhóm phóng viên 3blingeye3