Tin tức - pháp luật 2009-07-19 17:35:57

Pho tượng khổng lồ chứa 2kg... bạch kim


[size=2]Đó là pho tượng Phật Bà Quan Âm nghìn tay nghìn mắt cao 3 mét, rộng 2,5 mét được đúc bằng 8 tấn đồng đỏ nguyên chất nhập khẩu từ nước ngoài tại chùa Cần Linh TP Vinh, Nghệ An.

[/size] [size=2]Theo Ni sư Thích Nữ Diệu Nhẫn, sư trụ chùa cho hay, lúc đổ đồng vào khuôn đúc pho tượng này, chính tay bà đã bỏ vào đây 3,1 cây vàng mười, 5 chỉ vàng tây và 2kg bạch kim để lấy linh khí với mong muốn những ai đến đây chiêm bái pho tượng sẽ thoát khỏi bờ mê quay về bờ giác.[/size]



[size=2][/size][size=2]
Hai lần tạc tượng không thành[/size]

[size=2]Từ cổng tam quan đi vào, ngay trước chính điện thờ Tam bảo, pho tượng Phật Bà Quan Âm thiên thủ thiên nhãn tọa thiền đầy từ bi và tôn kính. Ít ai biết được quanh pho tượng này đã có rất nhiều câu chuyện ly kỳ, huyền bí.[/size]
[size=2]Theo Ni sư trụ trì Thích Nữ Diệu Nhẫn thì lúc ni sư còn là một cô gái tuổi đôi mươi có một người mang đến tặng cho bà một bức tranh Phật Bà Quan Âm thiên thủ thiên nhãn. Bức tranh này rất lạ vì hình dáng và tướng mạo, dung nhan của Ngài hết sức lộng lẫy mà Ni sư chưa hề nhìn thấy ở đâu. Một thời gian sau do chiến tranh loạn lạc, nhà cửa nhiều lần di dời, sơ tán để tránh bom nên bức tranh đó bị thất lạc không tìm lại được nữa. Thế nhưng trong tâm trí của Ni sư vẫn nhớ rất rõ từng đường nét, hình hài của bức tranh đó. Từ đó bà nuôi tâm nguyện sẽ tạc hoặc đúc tượng Ngài giống y hệt như trong bức tranh để thờ phụng.[/size]
[size=2]Sau này khi Ni sư chính thức xuất gia và về tiếp quản chùa Cần Linh, bà đã cho xúc tiến ý định đúc pho tượng Phật Bà Quan Âm thiên thủ thiên nhãn như mong ước.[/size]
[size=2]Năm 2000, bà đã đích thân tìm đến Nam Định đặt vấn đề với một người thợ mộc nổi tiếng ở đây làm một pho tượng gỗ Phật Bà Quan Âm nghìn tay nghìn mắt, với chi phí lúc này khoảng 20 triệu đồng. Khi người thợ đã chuẩn bị đủ các phương tiện và nguyên liệu, bắt đầu bắt tay vào làm thì tự nhiên người thợ đó bị ốm vậy là việc làm tượng bị ngưng lại. Mặc dù rất buồn nhưng Ni sư vẫn không từ bỏ ý định của mình.[/size]



[size=2][/size][size=2]

Sau đó 2 năm, chính người thợ trên đã liên lạc với ni sư và tha thiết đề nghị nhà chùa tiếp tục làm tượng. Người thợ này đã giới thiệu cho nhà chùa một thợ làm tượng khác ở Cát Đằng (Nam Định) tiếp tục thực hiện công việc trên. Giá để hoàn thành pho tượng lần này là gần 50 triệu. Sau khi đồng ý ký hợp đồng thực hiện, sư thầy trụ trì chùa lại nhận được thông báo của bác thợ là không thể thực hiện được vì gia đình đang gặp những điều không may mắn.[/size]

[size=2]Sau hai lần trắc trở, Ni sư tưởng rằng sẽ không có cơ hội dựng pho tượng nữa nhưng rồi cơ may lại đến. “Sau lần thứ hai không thành tôi tưởng chừng như vô vọng nhưng tôi vẫn không từ bỏ ý định của mình. Nhiều phật tử cứ động viên tôi: 'Chắc là đức Phật muốn thử thách lòng thành của thầy nên thế thôi chứ rồi cuối cùng mọi việc cũng sẽ thành'.[/size]
[size=2]Trong một lần được Văn phòng Giáo hội Phật giáo Việt Nam mời tham gia ý kiến xây dựng công trình lớn của Phật giáo ở Sóc Sơn (Hà Nội) và Yên Tử (Quảng Ninh), Ni sư Thích Nữ Diệu Nhẫn gặp được một số thợ đúc đồng rất khéo tay, nên đã mời họ vào Nghệ An một chuyến để thăm chùa và tính chuyện hợp đồng đúc tượng. Sau khi đã bàn tính và nghe chuyện hai lần không thành trước đây, toán thợ có phần đắn đo nhưng trước tấm lòng thành của vị sư nữ, tốp thợ này đã nhận lời.[/size]
[size=2]Pho tượng Phật có một không hai[/size]
[size=2]Mặc dù tốp thợ đã nhận lời đúc tượng Phật nhưng trong lòng Ni sư vẫn không ngớt lo lắng. Bà vẫn âm thầm chuẩn bị mọi thứ, không hề tiết lộ với bất kỳ ai vì sợ mọi việc lại gặp trục trặc như hai lần trước đó. Việc làm hợp đồng, thiết kế rồi cả quá trình triển khai đều được âm thầm tiến hành ở Xí nghiệp đúc đồng Ánh Hồng (Nam Định). Năm 2003 hợp đồng được làm xong, nhưng mãi đến tháng 2 năm 2005, việc đúc tượng mới được bắt đầu. Cả khoảng thời gian khá dài này, ngày đêm Ni sư ăn không ngon miệng, ngủ chẳng yên giấc, không chỉ các lần toạ thiền mà ở bất cứ đâu bà đều khẩn cầu cho việc đúc pho tượng được an toàn, tâm nguyện suốt đời của mình được hoàn thành.[/size]



[size=2][/size][size=2]

Theo Ni sư Thích Nữ Diệu Nhẫn thì khi đúc pho tượng tốp thợ đã tuân thủ theo đúng từng chi tiết nhỏ trong bản thiết kế cho nên pho tượng khá chuẩn xác về kích thước. Tượng cao 3 mét, chiều rộng 2,5 mét được đúc bằng 8 tấn đồng đỏ nguyên chất nhập khẩu từ nước ngoài về. Bà cho hay, lúc đổ đồng vào khuôn bà cùng một số phật tử khác đã có mặt ở đó. Để tránh tình trạng bị bớt xén nên bà không giao vàng cho tốp thợ bỏ vào chảo nấu đồng mà đợi lúc thợ chuẩn bị đổ đồng nóng chảy vào khuôn bà mới tự tay bỏ vào chảo 2kg bạch kim, 3,1 cây vàng mười và 5 chỉ vàng tây để lấy linh khí. Bà mong muốn rằng, sau này khi pho tượng đã hoàn thành, mọi người đến chiêm bái, tượng sẽ giúp người tránh xa u mê, từ bỏ tham sân si tìm về giác ngộ, hướng đến thiện căn.[/size]

[size=2]Pho tượng Phật được đúc thành công vào ngày lễ vía 19/2 năm Bính Tuất. Đến tận thời điểm đó, Ni sư Thích Nữ Diệu Nhẫn mới công khai cho Phật tử và nhân dân quanh vùng biết để chuẩn bị rước đón về chùa. Ngày 10/5/2006 pho tượng Phật được rước từ Nam Định về Nghệ An và được bố trí tham gia cùng đoàn diễu hành trong dịp TP Vinh mừng ngày Đại Lễ Phật Đản 2550 năm.[/size]
[size=2]Ni sư chia sẻ: “Nhìn vào pho tượng hẳn mọi người sẽ nhận ra dù có tới nghìn mắt nghìn tay nhưng mắt nào cũng từ bi, trìu mến, tay nào cũng cầm linh vật thiên lương bởi thế tôi mong mọi người khi đến đây chiêm bái tượng sẽ gạt bỏ mọi tà tâm, hướng về chính đạo. Tôi mong mọi người sớm giác ngộ, nhận ra những sai trái của mình và sống theo đạo pháp, sống tốt đẹp giữa cuộc đời, tuân theo pháp luật nhằm đưa cuộc sống này ngày một tốt đẹp hơn…”.[/size]
[size=2]Theo zing[/size]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)