Tin tức - pháp luật 2012-03-15 02:15:20

Phóng sự ảnh: Cuộc sống mưu sinh về đêm ở SG


[justify][size=4]Khi màn đêm bao phủ thành phố, có người trở về từ cuộc vui, có người đang chìm trong giấc ngủ ấm áp…, đó lại là khi những con người tha phương bắt đầu công việc của mình, hối hả nhọc nhằn mưu sinh vì miếng cơm manh áo.[/size][/justify]

[justify][size=4]Dạo quanh một vòng Sài Gòn sau 12 giờ đêm, chúng ta bắt được những hình ảnh về một gam màu trầm trong cuộc sống vốn muôn màu muôn vẻ.[/size][/justify]

[size=4] [/size]

[size=4][/size]

[size=4] [/size]

[size=4][/size]

[size=4] [/size]

[size=4][/size]

[size=4]Cô Oanh, cô Loan lặn lội từ Bình Định vào Sài Gòn bán bánh tráng được gần 12 năm nay. Sáng ra các cô dậy thật sớm, chuẩn bị hàng rồi lại rong ruổi khắp Sài Gòn cả ngày, đến đêm thường tụ tập ở công viên 23-09 hoặc khu vực chợ Cầu Muối, đường Nguyễn Văn Cừ.. để bán cho khách đi chơi khuya. Sau đó các cô về nhà trọ tập thể ở chân cầu nghỉ ngơi, hoặc đôi khi nằm ngay tại vỉa hè chờ đến sáng sau một ngày mỏi mệt.[/size]


[size=4] [/size]

[size=4][/size] [size=4] [/size]

[size=4][/size] [size=4] [/size]

[size=4][/size] [size=4] [/size]

[size=4][/size]

[size=4]Các góc đường là những “tiệm”sửa xe cho khách ban đêm. Với dụng cụ đơn giản: cái bơm, vài miếng vá, chậu nước… là đã có thể giúp được những người đi đường không may, lại có thể thêm được đồng ra đồng vào.[/size]


[size=4] [/size]

[size=4][/size] [size=4] [/size]

[size=4][/size]

[size=4] [/size]

[size=4][/size] [size=4] [/size]

[size=4][/size]

[size=4]Đêm về, nơi đâu cũng có thể là giường ngủ với những người vô gia cư.[/size]


[size=4] [/size]

[size=4][/size]

[size=4]Ca trực của chị Lam là đến 4h sáng, sau đó chị về nhà ngủ vài tiếng trước khi ngày mới bắt đầu. Chị tự hào khi nhìn thành phố sạch sẽ, bóng bẩy vào mỗi buổi sáng. Đó là lí do vì sao chị gắn bó với nghề quét rác đã mười mấy năm nay, cái nghề đã nuôi con chị ăn học.[/size]


[size=4] [/size]

[size=4][/size]

[size=4]Bà Thắm đang lò dò từng bước trở về phòng trọ cách đó khoảng 3 cây số. Phòng trọ của bà là nơi tập trung các chị em cùng quê, và cùng bán đồ ăn vặt cho các quá nhậu như bà. Họ ở cùng nhau để dễ bề đùm bọc nhau nơi đất khách quê người. Hôm nay trời mưa, quán nhậu vắng khách nên bà về sớm. Đường trơn, bà đi rất cẩn thận, nhưng vẫn không quên mời khách, biết đâu trên đường về bán được gì đó, thêm được mấy đồng cho ngày ế ẩm hôm nay[/size]


[size=4] [/size]

[size=4][/size]

[size=4] [/size]

[size=4][/size]

[size=4]Đêm đến, những người bán ve chai là nhiều nhất. Có người đang tất tả đạp về, có người đang chăm chỉ làm việc, lại có người nghỉ ngơi cho hành trình tiếp theo… Họ đều trông vào mấy chục ngàn kiếm được từ những bao ve chai để sống qua ngày.[/size]


[size=4] [/size]

[size=4][/size]

[size=4]Chị Lan tươi tắn nụ cười cuối ngày[/size]


[size=4] [/size]

[size=4][/size] [size=4] [/size]

[justify][size=4]Hầu như ngày nào chị Hồng, chị Lan (quê Thái Nguyên) cũng gặp nhau vào cuối ngày ở chợ Âm Phủ. Đây là dịp để hai chị em đồng hương trò chuyện, tâm sự chuyện trong ngày cũng như chuyện cuộc sống để rồi gắn bó nhau hơn. Vào Sài Gòn làm nghề lượm ve chai đã 7 năm nay, các chị làm việc rất chăm chỉ, làm lụng cả năm để có thể dành dụm được chút tiền cuối năm về thăm quê. Khi xin được chụp ảnh, chị Lan rất cởi mở, tự nhiên, không mắc cỡ như chúng tôi thường thấy. Bởi vì: “Chị được người ta chụp hình nhiều nên quen rồi.” – Chị Lan nói.[/size][/justify]

[size=4] [/size]

[size=4][/size]

[size=4] [/size]

[size=4][/size]

[size=4]Xe bán hủ tiếu hơn 1h đêm vẫn có khách. Anh Thuận (quê An Giang) cho biết, thường thì anh bán tới khoảng 2h là hết khách, mất nửa tiếng dọn dẹp nữa là anh về.[/size]


[size=4] [/size]

[size=4][/size]

[size=4]Biết chở khách ban đêm rất nguy hiểm, nhưng chú Quang lái xe ôm ở quận 3 vẫn bất chấp vì “miếng cơm manh áo”. Điểm chờ khách quen thuộc của chú là các ngã tư khu vực chợ Bàn Cờ. Khách đi ban đêm không nhiều. Hôm nào may mắn thì chở được 2-3 khách nhỡ đường, nhưng nhiều hôm không có khách nào, chú Quang nằm ngủ trên phương tiện kiếm sống của mình tiếp tục chờ khách.[/size]


[size=4] [/size]

[size=4][/size] [size=4] [/size]

[size=4][/size]

[size=4]Những xe thức ăn bán sáng đêm cho những người lao động làm việc sáng đêm. Xôi, bánh mì luôn được lựa chọn vì tính tiện ích và giá cả bình dân.[/size]


[size=4] [/size]

[size=4][/size]

[size=4] [/size]

[size=4][/size]

[size=4]Tranh chủ chợp mắt trong khi chờ xe hàng về. Ảnh được chụp tại chợ Âm Phủ - Q6.[/size]


[size=4] [/size]

[size=4][/size]

[size=4] [/size]

[size=4][/size]

[size=4] [/size]

[size=4][/size]

[size=4]Bác Tuân (64 tuổi) quê quán Tuy Hòa – Phú Yên mới bán vé số gần đây thôi. Bác có hai đứa con nhưng ai cũng đều đang phải gồng mình với gánh nặng cuộc sống. Hôm nay bác rất phấn khởi vì vé số hết sớm, được mau chóng về với bà xã bị ốm đang chờ ở nhà.[/size]


[size=4] [/size]

[size=4][/size] [size=4] [/size]

[size=4][/size]

[size=4]Khu vực ăn uống phía trước cổng bệnh viện Chợ Rẫy hoạt động sáng đêm phục vụ cho người thân đến thăm nuôi bệnh. Có đầy đủ đồ ăn từ chính tới phụ, và tất nhiên không thể thiếu là hiệu thuốc và nhà nghỉ, khách sạn.[/size]


[size=4] [/size]

[size=4][/size] [size=4] [/size]

[size=4][/size]
[size=4]Chị Mai và ông xã là người Vĩnh Phúc, hàng đêm, mỗi người một xe bánh chưng bánh giò đạp khắp thành phố, và cuối cùng gặp nhau ở một khu nhà trọ trên đường Hai Bà Trưng – Quận 3 vào khoảng 2h sáng. Hai vợ chồng đã có một bé trai kháu khỉnh đang nhờ ông bà nuôi hộ ở quê nhà để có thể tập trung làm việc tại đây. Được hỏi có muốn sinh thêm em bé nữa không, chị Mai cười hiền lành: “Chị và ông xã lúc nào cũng muốn nhưng phải ổn định cuộc sống cho cả nhà đã.”[/size]


[size=4] [/size]

[size=4][/size]
[size=4]Ghé vào quán sinh tố đêm nằm trong nguyên một dãy sinh tố trên đường Lê Văn Sỹ - Q3, chúng tôi và tất cả khách khứa đều rất thú vị với màn múa lửa của các “nàng” bán kẹo kéo. Người thì hát, người lại vừa múa lửa, vừa nhảy theo phong cách của Michael Jackson.. , các “nàng” được khách ủng hộ nhiệt tình nhờ màn trình diễn độc đáo này.[/size]


[size=4] [/size]

[size=4][/size]
[size=4]Các “nàng” ở đây thực chất là những chàng trai được trang điểm, ăn mặc như các cô gái với son phấn, tóc giả, áo hai dây… Theo Duy, 1 trong 3 “nàng”, bây giờ xe bán kẹo kéo rất nhiều, họ phải tạo ra sự khác biệt để khách ghi nhớ và ủng hộ nhiều hơn. Mời hết một lượt, họ lại hối hả lên xe cho điểm đến tiếp theo.[/size]


[size=4] [/size]

[size=4][/size] [size=4] [/size]

[justify][size=4]Chúng tôi trở về khi đồng hồ đã điểm 3h sáng cùng cơn buồn ngủ đeo bám. Ngoài kia những con người trong một góc khác của cuộc sống vẫn đang vật lộn với kế sinh nhai, với miếng ăn nhọc nhằn nặng gánh trên vai. Chỉ một ước muốn giản dị là những bữa cơm, giấc ngủ bên gia đình dường như còn quá xa vời. Với họ, một ngày đủ ăn, đủ sống đã là niềm vui để sống cho những ngày làm việc tiếp theo.[/size][/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)