[size=4]Mới đây, trên 1 số diễn đàn, blog của teen xuất hiện khá nhiều lời phản ánh về tình trạng kẻ xấu sử dụng phầm mềm để ăn cắp nick yahoo rồi thản nhiên gửi tin nhắn nói xấu thậm chí văng tục vào friends list của khổ chủ…
Đa số, các điểm truy cập Internet công cộng đều không có phần mềm phòng chống keylogger hay antivirus do đó tỉ lệ teen bị mất pass khi chat hay chơi game ngoài hàng là rất cao.
Theo bạn Trọng Bách, sinh viên khoa CNTT ĐH Bách Khoa: “Keylogger hiện nay đã phát triển tới mức không cần cài đặt mà có thể dễ dàng tích hợp vào 1 tệp tin bất kì trên máy tính. Bạn chỉ cần đăng nhập vào 1 trò chơi hay vào yahoo là có thể bị mất pass”
Để phòng chống keylogger , đơn giản nhất là trước khi đăng nhập vào nick yahoo hay tài khoản game, teen hãy mở một chương trình soạn thảo văn bản có sẵn, rồi gõ một chuỗi ký tự bất kì vào, đồng thời gõ kèm ID và password của mình. Sau đó copy ID & password của mình rồi paste sang yahoo hay tài khoản game. Khi dùng biện pháp này, kẻ xấu sẽ không biết đâu là ID và password thật . Hoặc teen cũng có thể sử dụng phím Home và End. Hầu hết các Keylogger hiện nay ko ghi được phím này, nếu có ghi được thì nó sẽ ghi như sau {Numpad.Return}. Ví dụ đơn giản password cùa bạn là letrungnam bạn sẽ nhập như sau vào ô mật khẩu như sau: trung[Home]le[End]nam, nếu bị dính keylogger thì nó sẽ ghi trunglenam mà ko chỉ rõ vị trí đặt phím Home và End. Do đó password của bạn vẫn “an toàn”.
Bạn có tin rằng với một trang web ảo hay thậm chí là một bức hình kẻ xấu đã có thể có password của bạn. Rất đơn giản, khi bạn vào web hay mở tấm hình mà kẻ xấu gửi ra xem thì password của bạn đã ở trong tay hắn bởi tệp tin có chứa virus Trojan ẩn nấp bên trong mà bạn không hề hay biết.
Có mạng Internet ở nhà, Bích Lan (THPT Trần Phú) không ngờ có ngày mình bị mất password vào nick chat, email và blog chỉ bởi một cái nhấp chuột. Lan kể: “Hôm đó mình được một nick lạ gửi cho một đường link lạ với dòng tin nhắn: “Mỗi lần click chuột là bạn đã góp 200 VNĐ ủng hộ cho các bệnh nhân ung thư…”. Thấy vậy mình nhấn vào link đó mà không một chút do dự, vào web chỉ thấy một số hình ảnh về thiên nhiên mình cũng thấy nghi nghi nhưng không ngờ đã bị mất password bởi một lần nhấp chuột”
Hà Trang (THPT Nhân Chính) lại bị mất password sau khi nhấp chuột vào một hình ảnh lạ mà bạn chat gửi. Cách đơn giản nhất để phòng tránh loại virus này có lẽ là teen không nên click chuột vào những trang web lạ, không nhận tệp tin từ bất kì một người lạ nào còn nếu lỡ nhận tập tin thì cũng nên quét virus trước khi xem hình.
Còn Thục Anh (THPT Nguyễn Trãi) vô cùng bất ngờ khi đi học thấy bạn bè trong lớp cứ xì xào bán tán rồi nhìn về phía mình. Thục Anh không ngờ mình bị kẻ xấu lấy cắp nick rồi hắn send group cho tất cả những người trong friend list của Thục Anh hàng loạt đường link sex. Thục Anh chẳng biết thanh minh cho bạn bè như thế nào khi mà cô bạn cũng chưa hiểu vì sao mình bị mất nick yahoo. Sau mấy hôm lên mạng tìm kiếm thông tin cô bạn mới vỡ lẽ mình kích sign in nhầm vào trang web giả, mặc dù giao diện rất giống trang web thật.
Để tránh trường hợp giống với Thục Anh, teen không nên gõ ID và password từ một cửa sổ Internet Explorer có sẵn, hoặc vào mail từ một đường link bất kì.Rõ ràng, khi Internet đã trở thành phổ biến trong đại đa số teen thì việc xuất hiện ngày một nhiều những hacker “mũ đen” với những phần mềm ăn cắp ID và Password là điều không thể tránh khỏi. Mong rằng teen nhà mình mỗi khi lên mạng nên cảnh giác hơn để tránh mất password đăng nhập vào yahoo, email, tài khoản game hay blog.[/size]