[justify]Ngày 22/12 vừa qua, lại có thêm Canada tự nhận mình mới chính là quê hương của ông già Noel.[/justify]
[justify]“Có nhiều chứng cứ ủng hộ Canada” [/justify]
[justify]Ông Jason Kenney, Bộ trưởng Cư dân, Di dân và Đa văn hóa Canada đã tuyên bố như vậy chỉ 3 tuần sau khi chính phủ nước này đề nghị thông qua luật mở rộng chủ quyền tới Bắc Cực. Ông nói: “Chính phủ Canada mong muốn ông già Noel đảm đương tốt nhất vai trò của mình trong dịp lễ Giáng sinh và muốn ông biết rằng, là một công dân Canada, ông có quyền được trở lại đất nước này chừng nào ông hoàn thành chuyến phát quà của mình trên khắp thế giới”.[/justify]
[justify]Tuy nhiên, người ta vẫn không rõ Canada coi ông già Noel là một công dân của nước mình là dựa vào nơi cư ngụ của ông hay là vì nước này ưu đãi mở rộng quyền công dân cho ông. [/justify]
[justify]Mặc dù luật pháp quốc tế nêu rõ không nước nào có quyền chiếm hữu Bắc Cực về địa lý, nhưng một số nước - trong đó có Canada, Mỹ, Nga, Na Uy và Đan Mạch - đã bắt đầu tuyên bố chủ quyền của mình ở vùng đất từ lâu vẫn được coi là lãnh địa của ông già Noel. [/justify]
[justify]Năm 2007, căng thẳng giữa Canada và Nga lên đến đỉnh điểm khi cựu Ngoại trưởng Canada Peter MacKay chỉ trích việc người Nga cắm quốc kỳ trên biển Beaufort ở Bắc Cực, khu vực có nhiều mỏ dầu và khí đốt tự nhiên.[/justify]
[justify]Một số báo phương Tây hài hước đặt câu hỏi: Phải chăng giờ đây người Canada tuyên bố ông già Noel là công dân của nước mình là nhằm khẳng định chủ quyền lãnh thổ của mình đối với một phần Bắc Cực?[/justify]
[justify]Nếu đúng là như vậy thì người Nga có vẻ “đuối lý” hơn là Canada. Ở Nga, vị thánh bảo trợ mùa Giáng sinh là Ded Moroz, dịch nghĩa là “ông già Tuyết”, cũng râu trắng và mặc áo đỏ như ông già Noel. Nhưng quê hương của Ded Moroz vẫn được người Nga xác định là thành phố nhỏ Veliky Ustyug, nằm rất xa Bắc Cực.[/justify]
[justify]Người Canada có nhiều bằng chứng hơn cho thấy ông già Noel là công dân của nước mình: Trước hết quốc kỳ Canada mang hai mầu đỏ - trắng, rõ ràng là mầu đặc trưng của ông già Noel! Bên cạnh đó, từ lâu Cục Bưu chính Canada đã có trách nhiệm chuyển thư của trẻ em toàn thế giới tới ông già to béo, vui nhộn theo mã bưu điện nổi tiếng H0H 0H0. [/justify]
[justify]Theo mã này thì ông già Noel sống ở ngoại ô Montreal. Ông Malcolm French, người phát ngôn của Cựu Bưu chính Canada cho biết, cơ quan ông đã nhận được vô vàn thư viết bằng nhiều thứ tiếng, trong đó có cả Việt Nam, gửi cho ông già Noel. “Người dân toàn thế giới ghi nhận mã bưu điện H0H 0H0 thuộc Canada”.[/justify]
[justify]Vì thế tờ Moose Jaw Times-Herald của Canada quả quyết quan niệm quê hương ông già Noel thực sự là ở Candana ngày càng được thế giới chấp nhận khi năm 2007, Cục Bưu chính nước này đã nhận chuyển hơn 1,2 triệu bức thư gửi cho ông - tăng 14% so với năm 2006. [/justify]
[justify][size=2] [/size][/justify]
[justify]Quê hương của ông già Noel ở Thổ Nhĩ Kỳ?[/justify]
[justify]Cho tới nay, vẫn chưa có một tổ chức quốc tế nào đứng ra phân xử để chính thức xác định quê ông già Noel là ở đâu. Cũng vì thế mà ngay cả một nước Trung Á như Kyrgyzstan cũng dám tuyên bố mình mới đúng là quê hương của ông già Noel. [/justify]
[justify]Sở dĩ như vậy là vì năm ngoái có một nhóm nhà khoa học Thụy Điển đã dày công tính toán rằng, để có thể phân phát được hết quà tới mọi người thì điểm xuất phát lý tưởng nhất của ông già Noel phải là Kyrgyzstan. [/justify]
[justify]Nhà chức trách Kyrgyzstan tận dụng ngay cơ hội này để quảng bá hình ảnh và du lịch nước mình. Họ đặt ngay tên một ngọn núi ở Kyrgyzstan là Núi Santa Claus. Bên cạnh đó, Chính phủ Kyrgyzstan còn lấy năm 2008 là “Năm của ông già Noel” và quảng bá du lịch với khẩu hiệu “Kyrgyzstan là quê hương của ông già Noel”.[/justify]
[justify]Hiện phần đông cho rằng ông già Noel quê tại Lapland, miền Bắc Phần Lan, có lẽ vì đó là nơi có rất nhiều tuần lộc, con vật theo truyền thuyết vẫn chở ông già Noel đi khắp thế giới để tặng quà và đồ chơi cho các em bé trên khắp thế giới. [/justify]
[justify]Nước ta gọi là ông già Noel, vì chịu ảnh hưởng của người Pháp. [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Người Pháp gọi là Le Pere Noel (Ông cha Noel) vì ông có liên hệ nhiều đến lễ Noel. [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Hầu hết các nước khác gọi ông già Noel là Santa Claus. Cách gọi này xuất phát từ người Hà Lan gọi Thánh Nicholas là Sinter Klass, sau này đọc theo tiếng Anh là Santa Claus. [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Và Thánh Nicholas nguyên là một nhân vật có thực. Đó là một vị giám mục chính thống giáo sống ở thế kỷ thứ 4 sau công nguyên tại vùng Myra, nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Vị giám mục này về sau được coi là thánh vì ông là người bác ái, chuyên bí mật giúp đỡ người nghèo, đặc biệt là trẻ em. [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Ở Hà Lan và các nơi khác, ngày lễ hội thánh Nicholas hôm 6/12 là ngày hội của trẻ em, đi kèm với việc phát quà cho chúng. Chính những người định cư Hà Lan đã đưa truyền thống này đến châu Mỹ. Ở đó lễ hội Sinter Klass (thánh Nicholas) được hợp nhất với Lễ Giáng sinh.[/justify]