[size=5]
[/size]
[/size]
[size=5]Dễ gặp trẻ con cởi truồng ở nông thôn hơn thành thị, trẻ trai áp đảo trẻ gái.[/size]
[size=5] [/size]
[size=5]Có nhiều lý do khiến các ông bố bà mẹ cho con “nude 50%”, phổ biến vì sự thoáng mát cho trẻ và khỏi mất công thay quần, giặt giũ cho mẹ.[/size]
[size=5] [/size]
[size=5]Không phải lúc nào cũng có sự đồng thuận hoàn toàn của người lớn về việc trẻ ở truồng, thậm chí sinh cãi vã. Bà ở quê ra, thấy thằng cháu đích tôn áo xống kín mít như phi hành gia lúc trời nóng như thiêu, chướng mắt bà gọi cháu lại cởi truồng, đến chiều mẹ bé về thấy con tồng ngồng, vô tình quát một trận, bà tự ái bỏ về…[/size]
[size=5] [/size]
[size=5]Vậy ở truồng có lợi và không lợi gì cho trẻ?[/size]
[size=5] [/size]
[size=5]Mọi đứa trẻ sinh ra đều khoái trần truồng, sau đó mới quen dần với gánh nặng áo quần. Nhiều bà mẹ khóc dở không hiểu sao cục cưng luôn bứt rứt, nhấm nhẳng, khám hoài không ra bệnh, đến khi phát hiện cậu chàng tươi hơn hớn khi được khỏa thân 100% lúc tắm…[/size]
[size=5] [/size]
[size=5]Không phải thay xiêm y (trừ mặc tã) liên lục ở những đứa trẻ mắn tiểu, vì thế sẽ giải phóng một khối lượng công việc nặng nhọc cho mẹ và giúp trẻ chống ẩm ướt, hạn chế bệnh ngoài da, đứng đầu là rôm sảy, viêm da…[/size]
[size=5] [/size]
[size=5]Ở truồng còn tạo điều kiện giúp phụ huynh phát hiện sớm những vấn đề ở “vùng kín” của trẻ, như hẹp, sưng, viêm quy đầu, tinh hoàn, thoát vị bìu ở trẻ trai, dính âm hộ ở trẻ gái… Cởi truồng còn là cách giúp hạ sốt khi trẻ bệnh. Khi trẻ sốt cao, cần thải nhiệt càng nhiều càng tốt, nhưng để trẻ phong phanh quá khó làm an lòng các bà mẹ, lúc này cởi một nửa là biện pháp ít phiêu lưu dễ được chấp nhận hơn.[/size]
[size=5] [/size]
[size=5]Công nhiều nhưng tội cũng chẳng vừa. Một đứa trẻ tồng ngồng bò lê lăn lết trên đất cát, sàn nhà bẩn là cơ hội tuyệt vời cho vi trùng, giun sán thừa cơ đục nước béo cò, đầu bảng là nhiễm trùng tiểu, đặc biệt với trẻ gái do đường tiểu ngắn. Trống trơn còn khuyến khích trẻ chuyển phát nhanh bằng tay vi trùng, chất bẩn từ ống xả tiêu hóa gần đó sang khu tiểu tiện gây nhiễm trùng tiểu nội bộ.[/size]
[size=5] [/size]
[size=5]Ở truồng còn tặng trẻ cơ hội tò mò, thám thính “trái cà trái ớt” của mình, có thể vô tình tự gây chấn thương, có khi phải ân hận về sau như rách bao quy đầu, hỏng màng trinh… “Nghiên cứu” vùng kín sớm còn là tiền đề khơi mào tật thủ dâm sau đó. Hiển nhiên hai trẻ cùng truồng dễ gây họa cho nhau vì tò mò “cái đằng ấy có mà tớ không”… [/size]
[size=5] [/size]
[size=5]Rốt lại, tỷ số có vẻ hòa. Vấn đề là tùy nghi lúc nào nên lúc nào không. Với những trẻ ở truồng là hạnh phúc (số này không ít), nên tranh thủ tặng trẻ niềm vui hòa mình với thiên nhiên. Có thể ưu tiên trẻ chưa biết đi, chỉ quanh quẩn trong nhà, có người trông coi sát sao. Ngược lại, cần cân nhắc với trẻ quá hiếu động, kém trông nom.[/size]
[size=5] [/size]
[size=5]Mọi đứa trẻ sẽ hoan nghênh khi tiết trời xấp xỉ 37 độ C mà được bố mẹ cho… “lộ ảnh nóng” để giải nhiệt. Tránh chủ quan cho rằng, trời se lạnh khoác cái áo đã đủ giữ ấm cho phổi, còn phần dưới trống hoác chẳng sao. Liên quan đến bệnh nhiễm trùng tiểu cần tính hai tình huống, hạn chế để phòng bệnh nhưng khi đổ bệnh thì ở truồng có thể giúp trẻ đỡ khó chịu, đau đớn. Tương tự với hẹp bao quy đầu ở trẻ trai.[/size]
[size=5] [/size]
[size=5]So sánh có phần khập khiễng, nhưng với tình hình trái đất nóng dần lên, người lớn phải tính chuyện bỏ vest, cà vạt ở nhà, chỉ vận sơmi đến sở làm để chống nóng, giữ sức khỏe và tiết kiệm điện máy lạnh, thì quyền được ở truồng của trẻ cũng đáng được quan tâm nghiêm túc.[/size]
3congratz3 3congratz3 3congratz3 3congratz3 3congratz3 3congratz3 3congratz3 3congratz3