Theo Organicfacts, rau đắng có tên khoa học là Bacopa monnieri. Loại thảo dược lâu đời này được sử dụng như một trong những thành phần chính trong các phương thuốc Ayuvedic của người Ấn Độ từ thời cổ xưa, cũng như y học truyền thống trên toàn thế giới.
Bạn có thể biết đến loại rau này với vài tên gọi khác nhau, chẳng hạn như rau đắng biển, thảo mộc của ân sủng, song rau đắng là tên gọi phổ biến nhất. Thật khó để xác định chính xác khu vực phát sinh loại thảo dược sống ở vùng đất ngập nước này, nhưng hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng nó đã phát triển tự nhiên trong rất cả lục địa lớn hàng trăm nghìn năm nay. Rau đắng mang đến những lợi ích sức khỏe khá độc đáo, làm cho nó trở nên hấp dẫn và được ưa chuộng trong các nền văn hóa toàn cầu.
Rau đắng thường được ăn sống như một thành phần của món salad, nhưng cũng có thể được sấy khô và sử dụng như bất kỳ loại thảo dược nào khác. Người ta thường nhai khoảng 2, 3 cọng rau đắng hằng ngày như một loại thuốc bổ toàn diện, giống như một dạng vitamin bổ sung.
Rau đắng có vị đắng nhẹ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ảnh: Caythuocviet.
Tăng khả năng nhận thức
Tăng khả năng nhận thức
Một trong những lợi ích đáng giá nhất của rau đắng là khả năng kích thích não bộ, đặc biệt là trí nhớ và khả năng tập trung. Từ lâu loại thảo dược đã được sử dụng trong các bài thuốc Ayurvedic của người Ấn Độ cổ đại để tăng cường sự tập trung và khả năng lưu trữ của não bộ. Một số hợp chất hữu cơ trong rau đắng giúp kích thích các phản ứng sinh hóa trong não, từ đó tăng cường khả năng nhận thức.
Chống rối loạn nhận thức
Rau này có khả năng làm giảm nguy cơ rối loạn nhận thức ở tuổi già, như chứng mất trí và bệnh Alzheimer. Nghiên cứu đã cho thấy rau đắng là một yếu tố kích thích cơ chế sản sinh các phản ứng sinh hóa trung hòa mới, giảm tình trạng stress oxy hóa trong não, giúp tâm trí luôn minh mẫn khi tuổi tác tăng lên.
Giảm lo âu và căng thẳng
Có thể nhai lá rau đắng (2-3 cọng) để giảm bớt căng thẳng và lo lắng. Các hoạt chất trong rau đắng có tác động tích cực đến việc cân bằng hormone nói chung, cách riêng là các hormone gây căng thẳng trong cơ thể. Từ đó đó giúp chúng ta đạt đến trạng thái bình tĩnh và thoải mái một cách tự nhiên. Dùng rau đắng còn tránh được các tác dụng phụ thường thấy trong các bài thuốc cổ truyền.
Khả năng chống viêm
Khi những chiếc lá của cây rau đắng tiếp xúc với các bộ phận bị viêm của cơ thể, các hợp chất phát ra có thể làm giảm sưng và ngưng sự kích ứng, đối với tình trạng viêm trong cơ thể cũng vậy. Vì vậy rau đắng là lựa chọn lý tưởng cho những người bị viêm khớp, bệnh gút và các bệnh viêm khác.
Chứa chất chống oxy hóa
Các chất chống oxy hóa có trong rau đắng rất cần thiết cho việc thúc đẩy một lối sống lành mạnh. Chất chống oxy hóa có thể loại bỏ các gốc tự do là sản phẩm phụ nguy hiểm của quá trình trao đổi chất ở tế bào có thể làm các tế bào bị chết hoặc đột biến thành ung thư. Các gốc tự do ảnh hưởng đến mọi bộ phận, từ da đến hệ thống tim mạch, do đó, bổ sung rau đắng vào chế độ ăn uống hàng ngày hoặc hàng tuần có thể giúp duy trì chất lượng cuộc sống và tăng cường quá trình trao đổi chất.
Chất chống oxy hóa đồng thời giúp ngăn ngừa một số loại ung thư. Nghiên cứu đang tiếp tục chứng minh các thành phần trong rau đắng có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm sự lây lan của bệnh ung thư. Thảo dược này thể hiện rõ khả năng chống lại loại độc tố đặc biệt nguy hiểm, gọi là acrylamide. Acrylamide gắn liền với các bệnh thoái hóa thần kinh. Vì vậy rau đắng xứng đáng được bổ sung vào danh sách các thực phẩm chống lại bệnh này.
Lợi ích cho hệ hô hấp
Khi rau đắng được pha thành trà hoặc nhai như một loại lá bình thường, nó có thể tăng cường sức khỏe hô hấp đáng kể. Thảo dược này đã được sử dụng trong các phương pháp trị liệu Ayurveda cho bệnh viêm phế quản, xung huyết, chứng cảm lạnh ngực phổi và viêm mũi xoang. Rau đắng đồng thời có chức năng long đờm và loại bỏ chất nhầy dư thừa, làm giảm tình trạng viêm ở cổ họng và đường hô hấp, cảm giác đau sẽ giảm nhanh chóng.
Tăng cường hệ miễn dịch
Dù bạn tiêu thụ nó ở bất kỳ dạng nào: pha thành trà hay ăn lá, rau đắng đều giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch. Hàm lượng nhỏ các chất dinh dưỡng được bổ sung bởi các hợp chất chống oxy hóa giúp kéo dài thời gian hoạt động của hệ miễn dịch chống lại các mầm bệnh, virus hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn.
Bệnh động kinh
Lá rau đắng đã được sử dụng như một cách điều trị chứng động kinh hàng nghìn năm nay. Rau đắng được cho là có tác động tích cực đến các phản ứng trung hòa, giúp ngăn ngừa cơn động kinh, cũng như các dạng bệnh khác về thần kinh, bao gồm rối loạn lưỡng cực và chứng đau dây thần kinh.
Chăm sóc sức khỏe làn da
Nếu bạn muốn đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương và khử trùng cho da cùng một lúc, hãy thoa nước ép rau đắng hoặc tinh dầu rau đắng lên khu vực bị ảnh hưởng. Nó sẽ hạn chế việc để lại sẹo và cho bạn làn da mịn màng, khỏe mạnh nhờ các loại tinh dầu tự nhiên có trong rau đắng.
Hạ đường huyết
Trong một số nghiên cứu, rau đắng cho thấy mối liên hệ với lượng đường trong máu. Do đó tùy thuộc vào các triệu chứng cụ thể của bệnh tiểu đường, rau đắng có thể làm hạ đường huyết và giúp bạn sống khỏe mạnh bình thường.
Vấn đề về hệ tiêu hóa
Rau đắng là loại thảo mộc có chức năng làm dịu cơ thể như một liều thuốc an thần. Cùng với khả năng chống viêm, thảo dược này thường được kê đơn trong các bài thuốc truyền thống trị bệnh loét dạ dày và hội chứng ruột kích thích. Rau đáng có thể làm giảm bớt tình trạng viêm trong ruột, ngăn ngừa hàng loạt căn bệnh tiềm ẩn về đường tiêu hóa.
Lời cảnh báo cuối cùng
Việc bổ sung liên tục bất kỳ loại thảo dược nào trong thời gian dài đều không được khuyến khích, và rau đắng cũng không phải là ngoại lệ. Không nên ăn rau đắng thường xuyên trong hơn 12 tuần, bạn chỉ nên bổ sung nó khi cần giảm bớt triệu chứng hay bệnh nào đó. Ngoài ra, do ảnh hưởng của các thành phần tới hệ hô hấp, bài tiết, thống tim mạch và lượng đường trong máu, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ xem liệu bạn có bị hen suyễn, nhiễm trùng đường tiết niệu, giảm nhịp tim hoặc tăng đường huyết hay không. Ngoài những điều cần lưu ý này, rau đắng không bị đưa vào danh sách một thực phẩm tự nhiên gây dị ứng.
Thanh Hiền