Chuyện shock 2011-08-17 12:42:33

Rùng rợn nghe chuyện kể của "phu" trường bắn tử hình 1vs 2


[size=1]Rùng rợn nghe chuyện kể của "phu" trường bắn tử hình[/size]





Kỳ 1

Sau loạt súng của đội thi hành án, xác tử tội gục xuống, quàn vội trong chiếc quan tài bằng gỗ tạp. Những “phu” trường bắn đảm nhận việc gội rửa, nhét bông gòn vào vết đạn, tẩm liệm, chôn xác tử tù …và bốc mộ thuê…

Kể từ năm 1976, toàn bộ tử tù trên địa bàn TP.HCM đều được đưa về trường bắn Long Bình, quận 9 để thi hành án. Cũng từ đó hình thành nhóm “phu” chuyên làm nghề chôn xác tử tù, bốc mộ thuê. Cho đến bây giờ, khi hình thức tử hình phạm nhân đã được chuyển qua hình thức tiêm thuốc độc thì nghề này vẫn để lại những hồi ức khó quên đối với những "phu" trường bắn.


Từ ngày 1/7/2011, tử tù sẽ được tiêm thuốc độc, thay vì bị xử bắn.

Trước khi tiêm thuốc, thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của tử tù được gửi đơn đến chánh án tòa án đã xét sơ thẩm đề nghị giải quyết cho nhận tử thi về an táng, cam kết bảo đảm yêu cầu về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và tự túc chi phí.

Tuy nhiên, chánh án tòa có quyền không cho nhận tử thi khi có căn cứ là việc này ảnh hưởng đến an ninh trật tự và vệ sinh môi trường.



Kiếm sống bằng… tử thi

Một ngày nọ, ông Ba Soan cùng dân địa phương đến trường bắn Long Bình xem thi hành án. Xác của tử tội gục xuống, quàn vội trong chiếc quan tài rồi chôn sơ sài, xung quanh không có một người thân nào lo táng tế. Thấy vậy, Ba Soan bèn đứng ra mai táng chu đáo cho tử tội… Kể từ đó, mỗi khi có thi hành án, ông lại được gọi tới để lo hậu sự; về sau người ta biết đến ông ngày càng nhiều. Chẳng biết từ bao giờ, ông “bén duyên” với cái nghề chẳng giống ai này và trở thành một trong những “phu” lâu năm nhất làm việc tại trường bắn Long Bình, quận 9, TP.HCM.


Phu pháp trường Ba Soan giữa khu nghĩa địa tử tù


Ba Soan tự nhận đây cũng là một nghề để kiếm sống nhưng là kiếm sống trên …tử thi. Bởi thông thường, để chôn một tử tù, các phu trường bắn được trả công từ 200.000 đồng - 300.000 đồng. Có tuần thi hành án từ 2 đến 3 vụ, mỗi vụ 3 - 4 tội nhân.

Vợ Ba Soan đã nhiều lần khuyên ông bỏ nghề. Đang lưỡng lự thì một ngày nọ có một bà mẹ từ miền Trung vào trường bắn tìm xác con. Bà ta khóc lóc, muốn đưa con về quê để sau này bà chết đi được nằm bên mộ con. Ba Soan động lòng gật đầu. Thường thì công việc khai quật mộ chỉ diễn ra trong vòng 15 phút nhưng lần này khi xác chết được đưa lên, bà mẹ ôm con khóc trong nhiều giờ liền. Ông bộc bạch: Gặp những hoàn cảnh thương tâm, dù không có thù lao nhưng mình cũng không nỡ từ chối. Cứ nghĩ đến câu “nghĩa tử là nghĩa tận” thì lại không bỏ nghề được.




Một góc nghĩa địa khu trường bắn Long Bình


Khi trường bắn Long Bình còn hoạt động, số làm nghề "phu" cũng có khi lên đến vài chục người. Đội phu trường bắn Long Bình cũng có khi đông khi ít, khi cao nhất có tổng cộng khoảng 40 người nhưng càng về sau nhiều người đã chuyển sang nghề khác như chạy xe ôm, thợ hồ vì nghề này quá lạnh lùng, kinh hãi. Anh Hồ Thái Hòa, một người dân địa phương phường Long Bình, quận 9 cho biết anh cũng đã một thời làm “phu” trường bắn nhưng chưa được hai năm thì phải bỏ nghề vì ám ảnh quá. Sau mỗi lần chôn cất tử tội là anh mất một tuần ngán cơm, đêm về có khi ngủ phải cách ly với vợ con.


Tìm người thân cho tử tù

Khu nghĩa địa của trường bắn Long Bình có tới hàng trăm ngôi mộ giữa khoảng đất rộng bao la, cỏ dại mọc cao có khi quá nửa người. Ba Soan và những người thân tín của ông nhớ vị trí của từng ngôi mộ, nhớ như in ngày họ phải ra pháp trường nhận sự trừng phạt của luật pháp do những tội ác mà họ gây ra.




Mộ phần của một tử tội


Không chỉ lo chôn cất tử tội, “phu” trường bắn còn phải làm những việc ngược lại: Quật mộ lên để thân nhân tử tù nhận diện rồi làm theo yêu cầu của gia đình tử tù, như: gội rửa tử thi, thay áo, nhét bông gòn vào vết đạn, làm lễ cúng bái sau đó đưa vào quan tài rồi mới đem đi chôn lại. Nhiều tử tù khi đưa ra pháp trường không có một người thân bên cạnh do nhà xa hoặc không có điều kiện. Những trường hợp như vậy các “phu” trường bắn cũng đứng ra lo chu đáo như bao tử tù khác sau đó tìm đến báo cho người nhà tử tội. Ba Soan nhớ lại việc đi tìm người nhà cho một tử tù tên Nguyên quê ở Long Khánh, Đồng Nai. Khi đến thấy gia đình nghèo đến nỗi phải sống ở vỉa hè, trong túi còn lại 20.000 đồng, ông móc đưa luôn cho vợ con của tử tội rồi quay đầu xe trở lại TP.HCM, sửa sang lại mộ, hương khói cho Nguyên.

Ngày tử tù tên N.V.Đ được đưa ra pháp trường cũng là lúc Ba Soan bắt xe đi Đồng Tháp để báo cho người thân. Đi cả sáng đến tối nhưng vẫn không tìm ra nhà của gia đình tử tù. Thấy trời gần tối Ba Soan dừng lại vái và khấn: “Đ. ơi, phù hộ cho tôi tìm được người nhà của anh để tôi còn về”. Vừa vái xong, ông hỏi một người phụ nữ đi đường và tình cờ đó lại đúng là cô của Đ.. Vừa mệt và đói nhưng cũng vui vì đã tìm được người thân của tử tù nên Ba Soan phần nào cũng thấy đỡ áy náy.

Mã Kiếm Đao, cũng là một tử tù khét tiếng trong giới giang hồ, bị tử hình vì tội giết người, cướp tài sản. Sau nhiều năm không thấy người nhà lên thăm viếng, một hôm, có một bà lão lưng còng đi đến trường bắn, người ta chỉ dẫn về gặp Ba Soan. Bà lão ở bên mộ con trong mấy ngày liền, bà muốn được nhìn con lần cuối, muốn đưa con về quê an táng nhưng điều kiện gia đình không cho phép. Thấy vậy nhóm “phu” của Ba Soan đã tự bỏ tiền ra mua vật liệu xây lại mộ cho Mã Kiếm Đao. Sau đó, nhóm này lại bỏ tiền ra bắt xe ôm để đưa mẹ của Mã Kiếm Đao về nhà. Ba Soan và các thân tín của ông cũng không thể nhớ nổi mình đã đi bao nhiêu tỉnh, thành trên khắp đất nước để tìm người thân cho các tử tội. Ông cho biết: “làm nghề này chủ yếu được cái phúc đức, chứ tiền công tính ra thấp hơn một người thợ hồ”.

Chỉ tay về hai chiếc hố sâu Ba Soan nói: “Đó hồi trước là mộ của Năm Cam, bên cạnh là Phước "tám ngón" (tên thường gọi là Nguyễn Hữu Thành), rồi đến Minh Phụng…toàn những “tên tuổi lớn” ”. Vào đêm khuya, thỉnh thoảng lại có một vụ trộm xác. Kẻ trộm thường là các đàn em đến muốn lấy xác các đại ca của mình về chôn cất; hoặc những cánh giang hồ được người thân của tử tội thuê đến để trộm xác.




Những gì còn lại sau một vụ khai quật, trộm xác


Ba Soan giục ra về. Trên đường ra khỏi khu nghĩa địa, ông tâm sự: "Từ lâu khu này đã trở lên hoang vắng, tối đến chỉ nghe tiếng cú mèo, tiếng quạ kêu, ít ai dám ra đây ngoài những phu trường bắn". Mưa kéo về ào ạt, trời đất tối sầm lại trong sấm chớp nghe như tiếng gầm rít trong đau đớn, bàng hoàng của những hồn ma lẩn khuất. Hàng ngàn ngôi mộ lạnh lẽo giữa khu trường bắn cứ trơ trơ sau lưng chúng tôi như thể những cái nhìn khắc khoải. Những tội ác đã phải đền, mà lòng những người ở lại như Ba Soan thì chẳng thể nào yên


[size=1]Ký ức những vụ trộm xác ở trường bắn[/size]

Phần lớn các tử tội đều thuộc những “tên tuổi lớn” trong giới giang hồ vì vậy sau khi thi hành án xong, các đàn em thường tìm đến trường bắn khai quật mộ đưa các đại ca về quê mai táng hoặc chôn cất ở một nơi xứng tầm.





Trong cuộc đời làm “phu” trường bắn, Ba Soan và các đồng nghiệp đã đối đầu với hàng chục vụ cướp xác của các tử tù. Nhiều cuộc đụng độ nếu phía đàn em của tử tù thắng thì sẽ được phép khai quật để chuyển xác đi, nếu không thì các phu trường bắn sẽ tiếp tục quản lý.
Những cuộc chạm trán nghẹt thở







Trong cuộc đời làm “phu” trường bắn, Ba Soan và các đồng nghiệp đã đối đầu với hàng chục vụ cướp xác của các tử tù. Nhiều cuộc đụng độ nếu phía đàn em của tử tù thắng thì sẽ được phép khai quật để chuyển xác đi, nếu không thì các phu trường bắn sẽ tiếp tục quản lý.
Những cuộc chạm trán nghẹt thở
Trước đây, việc đưa xác tử tội ra khỏi trường bắn Long Bình dưới mọi hình thức đều bị cấm, được canh giữ nghiêm ngặt vì vậy nạn trộm xác tử tội ít phổ biến. Những năm trở lại đây, quy định trên được dỡ bỏ, người thân của tử tội được phép trực tiếp lấy xác, hài cốt đưa về quê chôn cất hoặc thuê nhóm “phu” trường bắn làm thay. Từ đó, ngoài việc bốc mộ thuê, nhóm “phu” còn sát cánh cùng các lực lượng chức năng địa phương giữ mộ tử tù, ngăn chặn những vụ trộm xác được thực hiện bởi các băng nhóm giang h












Khu mộ phần của các tử tội tại trường bắn Long Bình
Trường bắn Long Bình nằm ở một khu vực xa dân cư, giữa một vùng lau sậy, xung quanh không có đường đi lại, vì vậy, việc canh mộ tử tội cuả các phu trường bắn càng trở nên nguy hiểm, đáng sợ. Nghi, một “phu” trường bắn nhớ lại: Khoảng chục năm về trước, hầu hết các vụ trộm xác diễn ra trong đêm hoặc những lúc mưa gió. Sau khi hành quyết, xác tử tội được chôn cất cẩn thận, lực lượng công an và “phu” trường bắn thay nhau cắt cử canh giữ, thế nhưng vẫn không thoát được những lúc sơ hở nên. Mấy năm trước, một đàn anh trong giới giang hồ ở đất Hải Phòng bị kết tội tử hình vì cướp của giết người. Tối hôm đó, hai chiếc xe chở 12 người từ Hải Phòng vào đứng chầu chực từ phía ngoài, chờ khi anh em "phu" trường bắn đi ngủ hoặc sơ hở để đột nhập khai quật lấy xác. Cuộc đụng độ diễn ra hơn nửa tiếng đồng hồ, nhưng cuối cùng họ cũng rút lui vì “phu” trường bắn được sự trợ giúp của công an TP.HCM.











Ngoài công việc chôn xác và khai quật tử thi, những "phu" trường bắn như Ba Soan còn là người bảo vệ phần mộ của các tử tù
Một vụ trộm xác khác khiến tất cả “phu” trường bắn đến giờ vẫn còn lạnh gáy, đó là vụ cướp xác tử tù Năm Cam và đồng bọn: Châu Phát Lai Em, Phạm Văn Minh… vào năm 2004. Hôm đó, sau khi thi hành án xong, xác Năm Cam và đồng bọn được các “phu” trường bắn khâm liệm, cúng bái và chôn cất. Đâu vào đó, tất cả ra về. Khoảng 2 giờ sau, một băng nhóm xuất hiện mang theo súng và giáo, mác đòi xông vào quật mộ để lấy xác. Khi nhóm đàn em của Năm Cam vừa cho xe tang vào trường bắn và dàn quân canh gác khu vực quật mộ, bất thình lình từ phía sau trường bắn có 6 phát súng nổ chát chúa, và lời cảnh báo ai vào tiếp cận mộ sẽ bị bắn hạ. Thấy tình hình quá căng thẳng, nhóm đàn em của Năm Cam đành ra về, và… hẹn sau một tuần sẽ quay lại.
Chém giết vì xác chết
Làm "phu" trường bắn là nghề chẳng giống ai. Bệnh tật tiềm ẩn từ hơi xác chết, hài cốt hay bệnh di truyền mang lại… Thế nhưng không phải muốn làm là được. Kể từ khi về làm ở khu trường bắn Long Bình, đội "phu" trường bắn do Ba Soan dẫn đầu đã phải trải qua nhiều cuộc hỗn chiến với các băng nhóm giang hồ khác đến tranh giành lãnh địa. Trong đó đáng gờm nhất là băng nhóm thổ địa của phường Long Bình, quận 9. Tiếp đến là băng nhóm từ khu vực sông Bé, rồi từ TP.HCM, Bình Dương kéo về. Mỗi lần như thế các băng nhóm thường dàn binh bố trận, trả lời nhau bằng đao kiếm, thậm chí bằng súng. Thấy cảnh chém giết để giành lại địa bàn làm ăn trên xác chết của người khác nên Ba Soan không ưa. Đội của ông đã bỏ nghề một thời gian để một số băng nhóm khác tiếp quản. Làm được thời gian rồi họ đều bỏ cuộc vì những hệ lụy của nghề đem lại, tiếp đó đội của Ba Soan và nhóm thân tín quay trở lạ









Thoạt nhìn, không ai biết được những ngôi mộ giữa rừng lau sậy này lại phải chịu sự dòm ngó của rất nhiều thế lực đen
Nhiều năm hành nghề tại trường bắn Long Bình, nhóm “phu” Ba Soan không thể nào quên lần bốc mộ “đại gia” T.M.P.. Người nhà M.P sau nhiều lần tới nhờ vả, cuối cùng cũng được Ba Soan nhận lời. Hôm đó là một buổi chiều mưa như trút nhưng không thể hoãn được vì xe của người nhà M.P đã lên chờ sẵn. Ở nhà người thân của M.P cũng đã mời sư sãi về. Thông thường một bộ hài cốt lâu năm chỉ mất khoảng 20 phút, nhưng với M.P phải mất gần ba tiếng đồng hồ mới làm xong. Đã thế người nhà của đại gia này còn yêu cầu tiêm thuốc khử mùi để tắm rửa, cởi áo tù ra thay áo mới vào, cởi khăn bịt mắt ra sau đó để lại ngay ngắn trước khi đưa vào áo quan để lên xe đưa về. Hơn chục “phu” thay nhau đào và xử lý hài cốt của T.M.P, sau 3 giờ mới xong rồi đưa về an táng tại thành phố Biên Hòa (Đồng Nai).
Cũng lại là Năm Cam, sau khi bị bắn, đúng một tuần sau gia đình lên yêu cầu được lấy xác về. Sau khi liên hệ nhiều nơi, họ đã dàn xếp để tiến hành trộm xác. Khoảng 3 giờ sáng, xe của người nhà Năm Cam đến chở theo áo quan, lộng, xe rồng…Mọi việc chỉ được làm trong bóng tối, không một ánh đèn, một ngọn nến. Lấy xong cũng là lúc trời sáng, chở lên khu vực Dầu Giây, dừng lại ăn trưa, đi vòng đi vòng lại nhiều vòng khắp TP.HCM sau đó mới dám chở về thiêu ở lò thiêu Long Bình, quận 9.




Nghe việc hốt trộm xác Năm Cam, chúng tôi giật mình hỏi lại Ba Soan: "Thế các anh chính là người giúp gia đình hai tử tội trên cướp xác?". Ba Soan khẳng định lại: “Trong việc này chúng tôi chỉ làm những người làm thuê mà thôi”.









Ông Ba Soan và các “phu” trường bắn còn nhớ như in vụ bốc mộ Phước “tám ngón” (tên thật là Nguyễn Hữu Thành), một tội phạm giết người máu lạnh. Ở Việt Nam, cho đến giờ, Phước "tám ngón" vẫn mãi là một tên tuổi lừng danh trong giới giang hồ khi là kẻ duy nhất vượt ngục được ra khỏi trại giam Chí Hòa và hai lần bị kết án tử hình vì giết nhiều người. Lần ấy, đàn em của Phước tìm đến, xin vào đào mộ Phước đưa đi cải táng nhằm thể hiện tình nghĩa với đàn anh. Thế nhưng, khi đào lên, tử thi đang trong giai đoạn thối rữa, bốc mùi khó chịu, nhóm đàn em của Phước chịu không nổi, chạy xa và sau đó tìm đến nhóm “phu” Ba Soan nhờ xử lý. Làm nghề hốt xác đã nhiều năm, vậy mà ông cũng lạnh xương sống khi chôn lấp lại mộ Phước “tám ngón” vì tử khí quá nặng. Các “phu” phải dùng vôi bột rắc xung quanh, xịt thuốc khử mùi sau đó tỉ mẩn ngồi xếp lại từng đốt xương của trùm giang hồ như cũ. Hiện ngôi mộ của Phước “tám ngón” vẫn được ông Ba Soan và các “phu” trường bắn lo hương khói.
Phát đạn ân huệ đã kết thúc những cuộc đời tội lỗi. Hàng trăm ngôi mộ vẫn nằm lại khu trường bắn Long Bình với gió mưa. Làm "phu" trường bắn ai cũng có tấm lòng nghĩa hiệp, nhiều khi họ không làm chỉ vì tiền mà vì nhân nghĩa. Cho đến nay đội "phu" trường bắn Long Bình đã tiến hành khai quật hàng trăm ngôi mộ cho người thân của tử tù mà không lấy một xu bỏ túi đối với những gia đình tử tội quá khó khăn. Trên đường trở về cùng Ba Soan, ông cứ trầm ngâm mãi sau câu hỏi "tại sao anh không chọn một nghề nào nhàn hạ hơn mà cứ phải gắn bó với cái nghiệp "chung sống với tử thi" này?", và câu trả lời cuối cùng của ông cũng thật ngắn gọn và dễ hiểu: "nghĩa tử là nghĩa tận".
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)