[justify]
Có lẽ chẳng đâu trên thế giới mà cuộc sống lứa đôi lại được quan tâm “quá đà” như một số vùng ở Trung Quốc. Chẳng những quan tâm, chăm lo cho đời sống hôn nhân của người sống mà ngay cả khi chết những người trong gia đình họ vẫn coi trọng. Họ cố gắng làm sao không để bất cứ một cá nhân nào trong xã hội, từ người sống đến kẻ chết phải cô đơn. Phong tục truyền thống hay nói đúng hơn là hủ tục làm đám cưới cho người chết tại Trung Quốc đã có từ rất xa xưa, xuất hiện từ thế kỷ 17 trước công nguyên. Theo các nhà nghiên cứu, hủ tục này bị ảnh hưởng bởi văn hóa trọng truyền thống gia đình, cho rằng đàn ông và đàn bà chưa có số phận hoàn thiện nếu người sống hoặc người chết còn cô đơn. Nhận thấy phong tục này có nhiều lạc hậu, chính quyền Trung Quốc đã cấm, tuy nhiên, việc tổ chức lễ cưới cho người chết vẫn diễn ra thường xuyên ở nhiều vùng của Trung Quốc, đặc biệt là các vùng nông thôn.[/justify]
|
Tấm ảnh cưới người chết ngày xưa ở Trung Quốc. Trong ảnh là cô gái con nhà giàu chết khi chưa có chồng. Bố mẹ đã dựng xác cô gái dậy, chi tiền để cô có được một người chồng còn sống. |
[justify]
Theo quan niệm bao đời nay của người Trung Quốc thì ai đó trước khi chết mà ở trong tình trạng còn độc thân thì những người trong gia đình họ phải hoàn thành nốt việc trọng đại là cưới vợ, hoặc cưới chồng cho linh hồn đó. Có như thế thì người trong gia đình mới yên tâm mà sinh sống. Họ cho rằng nếu để người chết trong hoàn cảnh đơn độc thì có ngày người đó sẽ về “bắt” người sống trong gia đình. Với chính sách một con của Trung Quốc nên nhiều gia đình đã mong muốn và lựa chọn giới tính nam cho đứa con của gia đình mình. Vì vậy, tình trạng thiếu cô dâu càng gia tăng. Chắc chắn sẽ có nhiều người đàn ông Trung Quốc chết trong cảnh độc thân và các gia đình vẫn phải tiếp tục tìm vợ cho người đàn ông đó khi anh ta đã đoạn kiếp. Nếu trong gia đình có người đàn ông chết còn độc thân thì người trong gia đình trực tiếp đi tìm vợ cho người đó hoặc cũng có thể là nhờ mai mối. Hai bên cùng nhau đồng thuận kết “thông gia”. Họ làm các thủ tục cưới cho người chết rất tốn kém, linh đình, chẳng khác gì làm cưới cho những cặp đôi còn sống.[/justify]
|
Bón rượu cho xác chết trong một "âm hôn" |
[justify]
Trong “âm lễ”, tất cả họ hàng cô dâu, chú rể sẽ được mời tới chứng kiến “ngày vui” và ăn cỗ thỏa thê. Người chết cũng sẽ được đối đãi y như còn sống, được bón rượu và bón thức ăn vào miệng. Ngoài ra, còn một thủ tục quan trọng nữa là rước đón linh cữu hay hài cốt. Lễ cưới có thể diễn ra khi người làm cô dâu hoặc chú rể vừa chết xong, hoặc khi đã chôn cất, nếu gia đình người chết tìm được cho người đó một vị hôn phu. Vị hôn phu này là người chết và cũng có thể là một người còn sống. Nếu một cô gái nào đồng ý lấy người chết, thì họ sẽ dùng một con gà trống lông trắng tượng trưng cho chú rể trong hôn lễ. Sau khi cưới thì người phụ nữ này cũng phải thủ tiết thờ chồng (ăn mặc kín đáo, tránh giáp mặt đàn ông). Người này có thể nhận con nuôi và có nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ già cho người chết. Như vậy người chết không mang tội bất hiếu (chết trước cha mẹ, không có người nối dõi). Chính vì hiện tượng này, mà nhiều cô gái nhà nghèo bị bố mẹ ép gả cho con trai nhà giàu, để rồi phải sống cuộc đời cô đơn. Cũng có nhiều người đàn ông chấp nhận cưới một cô gái đã chết, nhưng là con nhà giàu, để được đổi đời, hoặc kiếm được món tiền. Nếu hai người yêu nhau mà không lấy được nhau, nếu sau này chết đi, hoặc chết bất ngờ, người thân cũng sẽ làm đám cưới cho hai người và cho chôn cùng mộ, hoặc cạnh nhau để hai người khỏi bơ vơ.[/justify]
|
"Mộ tặc" đào trộm xác chết vừa chôn ở nghĩa địa |
|
Chàng trai cưới cô gái đã chết |
[justify]
Quan niệm trọng nam khinh nữ đã ăn sâu, bám rễ vào máu của người dân Trung Quốc. Nếu một cô gái đến tuổi 27 mà chưa có chồng, thì người đó là nỗi nhục, đe dọa của cả nhà. Ở nhiều vùng, cô gái quá lứa hấp hối, người ta sẽ mang cô ra một ngôi nhà hoang, hoặc một túp lều nào đó để chết chứ không cho chết ở nhà. Bài vị của cô gái đó sẽ được đặt ở cửa mà không được phép đặt lên bàn thờ chung của gia đình.Người phụ nữ cố tình chọn cho mình cuộc sống độc thân suốt đời thì “âm hôn” là giải pháp hoàn hảo giúp họ được công nhận trong dòng họ mà không bị coi thường. Vì nhu cầu xác chết nhằm phụ vụ cho “âm hôn” nên tại Trung Quốc đã xảy ra nhiều vụ mất mộ. Bọn trộm đã theo dõi và đào trộm xác chết bán cho những gia đình có nhu cầu làm “âm hôn”. Xác chết có giá cả chục ngàn USD. Xác chết càng trẻ, đẹp thì càng được giá cao. Thậm chí, bọn trộm còn trang điểm cho xác chết trước khi đi chào hàng. Điều này làm cho nhiều gia đình mất mộ phẫn nộ. Không chỉ có vậy, đã xuất hiện tình trạng bọn ác thú táo tợn giết người nhằm lấy xác bán để được giá. Những trường hợp này thường xảy ra với những cô gái không được khôn ngoan, những cô gái bơ vơ, quá lứa…
[/justify]
Mới đây, tòa án quận Yanchuan (tỉnh Shanxi, Trung Quốc) phạt tù 4 tên chuyên đột nhập nghĩa địa đào trộm xác phụ nữ đem bán cho những gia đình làm “âm hôn” cho đàn ông chết yểu. Nhóm tội phạm này khai rằng, chúng đã ăn cắp 10 xác phụ nữ, tắm rửa sạch sẽ, trang điểm đẹp, làm giả giấy chứng tử, rồi bán với giá 40 ngàn USD.
Năm 2012, một gia đình giàu có ở Trung Quốc đã chi cả chục ngàn USD để làm “âm hôn” tới 2 lần cho con trai tử nạn vì giao thông. Gia đình này đã thuê bọn đào trộm mộ bới 2 xác chết, rồi làm đám cưới 2 lần, để “con trai” được chăm sóc bởi 2 “người vợ”. Một trong số 2 xác chết đó là cô gái mới tự tử vì thi trượt đại học.