[justify]
[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Vậy Samurai là gì?[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Samurai đảm trách nhiều vai trò ở nhật bản. Tuy nhiên, họ được biết đến nhiều nhất trong vai trò của chiến binh. Nhưng những gì làm cho một samurai khác với các chiến binh khác trên thế giới? [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Có 4 yếu tố để làm nên một samurai[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Samurai là một chiến binh được đào tạo và có kĩ năng chiến đấu tốt.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Samurai phục vụ daimyo (lãnh chúa) hay chủ tướng, với lòng trung thành tuyệt đối, thậm chí cho đến chết. Trong tiếng nhật samurai từ có nghĩa là, "những người phục vụ."[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Samurai là tầng lớp ưu tú, được coi là ở đẳng cấp cao hơn công dân thường và binh lính thông thường.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Cuộc sống của samurai tuân theo tinh thần Bushido (võ sĩ đạo), một hệ thống luân lý đề cao sự danh dự.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]
[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Khổ luyện vì cuộc sống và chiến tranh[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Qúa trình đào tạo một chiến binh samurai phụ thuộc vào sự giàu có của gia đình anh ta. Trong gia đình có đẳng cấp thấp, người con trai học tập tại các ngôi trường trong làng và họ được đào tạo để trở thành một samurai từ cha, anh trai, hoặc chú bác.
Đào tạo võ thuật được coi là rất quan trọng và thường bắt đầu khi đứa trẻ lên 5. Con trai của gia đình giàu có hơn thì được gửi đến học viện đặc biệt để thu nhận kiến thức văn học, nghệ thuật và kĩ năng chiến đấu.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Chúng ta đã quá quen thuộc với hình ảnh samurai là một bậc thầy sử dụng thanh kiếm katana với các kỹ năng chết người. Tuy nhiên, samurai khi xuất hiện trong vài thế kỷ đầu tiên, còn được gọi là chiến binh cưỡi ngựa bắn cung. Bắn cung trong khi cưỡi ngựa là kĩ năng phức tạp và làm chủ nó đòi hỏi nhiều năm luyện tập trên cả mục tiêu cố định cũng như mục tiêu di động.
Trong một thời gian, chó được sử dụng như là mục tiêu chuyển động để luyện tập, cho đến khi các shogun bãi bỏ phương pháp luyện tập tàn bạo này.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]
[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Các samurai còn phải luyện tập kiếm thuật không ngừng nghỉ. Có một câu chuyện kể về một vị sư phụ đã tấn công các học trò với một thanh kiếm bằng gỗ vào những thời điểm ngẫu nhiên trong suốt cả ngày và đêm, cho đến khi các sinh viên học được cách không bao giờ đánh mất cảnh giác.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Ngoài kỹ năng của chiến binh, samurai cũng được đào tạo trong các lĩnh vực khác, chẳng hạn như văn học và lịch sử. Trong thời Tokugawa, thời kì hòa bình, các kiến thức học tập đặc biệt hữu ích. Tuy nhiên, một số sư phụ đào tạo samurai cảnh báo học trò của họ không nên tập trung quá nhiều vào văn chương và nghệ thuật, vì sợ tâm trí của họ sẽ trở nên yếu kém.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]
[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Áo giáp[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Các Samurai nổi bật với áo giáp và mũ giáp đặc trưng. Trong thời kì đầu samurai sử dụng áo giáp dạng phẳng nhưng sau là giáp tấm. Giáp tấm (lamellar) là loại giáp được làm bằng cách kết các miếng kim loại thành các đĩa nhỏ rồi phủ sơn mài lên để chống thấm nước. Cuối cùng những tấm nhỏ này được kết lại bằng dây da thuộc, tấm này hơi chồng lên tấm kia. Ban đầu có hai loại giáp dạng này:[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]• Yoroi: áo giáp trang bị cho các kị binh samurai, rất nặng với mũ sắt và bảo vệ vai.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]• Do-Maru trang bị cho lính bộ binh nên có trọng lượng nhẹ hơn.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Về sau, khi giao chiến chủ yếu là giáp lá cà thì giáp do-maru được samurai sử dụng nhiều hơn. Các nhà sản xuất vũ khí đã cải tiến bộ giáp do-maru gồm có mũ giáp, bảo vệ vai và ống chân.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Mũ giáp hay Kabuto trong tiếng nhật, được làm bằng cách gắn các tấm kim loại với nhau. Kabuto được thiết kế rất cầu kì, các mối ghép được tán đinh theo hình rặng núi. Các samurai đẳng cấp cao còn gắn cả biểu tượng gia tộc và các vật trang trí cầu kì khác lên mũ giáp của họ. Một số kabuto còn bao gồm mặt nạ kim loại mang gương mặt ma quỷ, với râu ria làm từ lông bờm ngựa. Trong thời bình, kabuto phát triển rất phức tạp và ngày nay được coi là tác phẩm nghệ thuật ở Nhật Bản.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]
[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Vũ khí[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Thứ vũ khí nổi tiếng nhất của samurai là katana. Samurai luôn sử dụng tanaka cùng với một thanh kiếm ngắn hơn được gọi là wakizashi tạo thành bộ kiếm daisho.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Những thợ rèn tạo ra katana được coi là những thợ làm kiếm giỏi nhất trong lịch sử. Một trong những vấn đề lớn nhất trong việc làm ra một thanh kiếm chính là giữ cho kiếm phải thật sắc.
Các thợ rèn Nhật Bản đã giải quyết được vấn đề này bằng cách đúc kiếm nhiều lớp bằng được cách pha trộn thép mềm với thép cứng để làm lưỡi kiếm, vẫn sắc bén mà lại ít bị mẻ. Thanh kiếm sắc đến nỗi có thể cắt đôi một người thành 2 nửa chỉ với một nhát kiếm.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]
[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Bên cạnh kiếm và cung nỏ, Samurai còn sử dụng vũ khí tên là naginata, một thanh mác dài gồm lưỡi dao dài 0.6 đến 1.2 mét gắn trên trục gỗ dài 1.2 đến 1.5 mét. Chính vì vậy mà naginata là vũ khí phòng ngự vô cùng hiệu qủa của người Nhật.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Vào thế khỉ 16, khi các thương nhân châu Âu đến Nhật Bản lần đầu tiên, người Nhật đã trả một khoản tiền lớn để mua súng, nhanh chóng nắm vững các kỹ thuật rèn cần thiết để sản xuất hàng loạt các loại vũ khí. Từ đó súng đã gây ra ảnh hưởng lớn đến chiến tranh trên đất nước Nhật Bản, các lãnh chúa có thể củng cố quân đội bằng cách trang bị cho binh lính chưa được đào tạo những khẩu súng giá rẻ. Một số Samurai phải trang bị giáp dày hơn kín hơn như okegawa-do, để chống lại đạn pháo.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Bushido: biểu tượng danh giá của samurai[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Các Samurai không phải là các chiến binh đánh thuê mà là thuộc hạ của các lãnh chúa, tuân theo giá trị luân lý được gọi là tư tưởng võ sĩ đạo (Bushido). [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Bushido gồm một số các quy tắc không chính thức mà các chiến binh samurai phải tuân theo. Tinh thần Bushido đã thay đổi rất nhiều trong suốt chiều dài lịch sử của Nhật bản và chỉ được viết ra cho đến tận thể kỉ 17 trong khi các samurai đã xuất hiện trước đó hàng thế kỉ. [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Đức tính đầu tiên của một samurai là phải trung thành với lãnh chúa của mình. Ở Nhật bản thời phong kiến lãnh chúa nhận sự cúng nạp từ các chư hầu của mình, đổi lại họ nhận được bảo vệ kinh tế và quân sự từ các lãnh chúa. Nếu một lãnh chúa nhận được lòng trung thành tuyệt đối từ các chư hầu của mình, toàn bộ hệ thống phong kiến sẽ sụp đổ. Vì vậy, trung thành lại mang đến sự cực đoan. Các hiến binh chiến đấu tới chết để bảo vệ chủ nhân của mình, thậm chí là tự tử nếu họ cảm hổ thẹn với chủ nhân.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]
[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Samurai cũng có nhiệm vụ báo thù. Họ sẽ tìm người để báo thù nếu danh dự của chủ nhân bị tổn hại hoặc chủ nhân của họ bị sát hại.
Câu chuyện “47 người võ sĩ” là tiêu biểu cho lòng trung thành, sự hy sinh, chí kiên định và danh dự mà tất cả võ sĩ luôn thể hiện vào thời bấy giờ. Câu chuyện kể về một nhóm võ sĩ thời kỳ đầu thế kỷ 18 đã mất chủ tướng sau khi vị chủ tướng đó bị ép buộc phải thực hiện seppuku (mổ bụng tự sát) vì bị buộc tội đã tấn công lãnh chúa khác.
Để trả thù, họ đã giết viên quan tòa đó sau 2 năm kiên trì xây dựng kế hoạch và chờ đợi thời cơ. Các võ sĩ sau đó bị bắt và buộc phải thực hiện seppuku bởi vì họ đã giết người và tấn công bí mật, điều bị coi là đê tiện.
[/justify]
[justify]Samurai và Thiền Tông[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Các tôn giáo bản địa của Nhật Bản là Thần đạo, cho đến khi bị Phật giáo thay thế trong thế kỷ thứ 5 sau công nguyên.
Các samurai tin theo một phái Phật Giáo gọi là Thiền tông. Thiền là tập trung tư tưởng vào một sự việc hoặc một ý tưởng duy nhất. Những người theo Thiền tông cho là họ có thể tìm ra chân lý và sự hiểu biết thông qua tĩnh tâm và chế ngự bản thân. Các samurai thì cho là Thiền sẽ giúp họ hành động dứt khoát, đặc biệt là trong chiến đấu và phát triển thư thái nội tâm.
[/justify]
[justify]Seppuku (mổ bụng tự sát)[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Danh dự là thứ quý giá nhất của một samurai. Họ sẽ tự sát nếu thất bại hoặc vi phạm tinh thần Bushido. Tự sát đã trở thành một nghi thức được gọi là seppuku trong tiếng nhật hay thô tục hơn là hara-kiri. Seppuku là cách một samurai khôi phục lại danh dự đối với chủ nhân và gia đình và thực hiện nghĩa vụ trung thành khi samurai đó thất bại.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Seppuku được thực hiện như một nghi thức. Samurai khi được ban cho hình phạt Seppuku (Harakiri) được tắm rửa thật sạch sẽ, mặc một áo dài màu trắng. Dụng cụ thực hiện nghi thức được đặt trên một cái đĩa của ông gồm một thanh kiếm ngắn wakizashi hoặc một con dao tanto được bọc giấy. Samurai sau đó lấy con dao và cắt mở dạ dày của mình, từ trái sang phải. Một người samurai khác đứng sau sẽ thực hiện daki-kubi, đó là một nhát chém gần như đứt hẳn đầu của người Samurai (Vẫn còn 1 dải thịt mỏng gắn đầu với thân thể) sau khi người samurai đã tự mổ bụng.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Về sau, seppuku càng trở nên nghi thức hơn, trong một số trường hợp bằng cách sử dụng quạt giấy thay vì dao. Thông thường, Kaishaku-nin (samurai thứ hai), sẽ thực hiện nhát chém hoàn hảo theo đúng nghi thức sẽ được thực hiện ngay sau khi thanh dao vừa ngập vào ổ bụng của người Samurai. Trong thời hiện đại, nghi thức seppuku lại nổi lên ở Nhật Bản, như 1 cách để để khôi phục lại danh dự khi đối mặt với thất bại và được sử dụng như một phương tiện thể hiện phản đối.
[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Lịch sử của samurai[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Cho đến nay các nhà sử học vẫn chưa xác định được ai là samurai đầu tiên. Một số đề xuất rằng samurai xuất phát là các chiến binh bình thường. Trong thế kỉ thứ 5, 6, 7 sau công nguyên, đã xảy ra liên tiếp các cuộc chiến tranh giành ngai vàng giữa ác hoàng tử và gia tộc khi Thiên Hoàng qua đời. Tuy nhiên, hầu hết các cuộc giao tranh là chống lại người bản địa trên các hòn đảo của nhật bản mà đế chế Nhật Bản gọi là emishi.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Một số vị hoàng đế Nhật Bản thấy rằng emishi là các chiến binh giỏi nên sau đó đã tuyển mộ họ để chiến đấu chống lại các gia tộc khác và các phe phái tôn giáo nổi loạn. Những chiến thuật quân sự và truyền thống của emishi đã được các binh lính Nhật bản kết hợp lại và sau đó được các samurai sử dụng.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]
[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Địa vị của samurai xuất phát từ sự gia tăng các gia tộc quyền lực sống xa thủ đô, nắm giữ lãnh địa rộng lớn và lưu truyền từ thế hệ này snag thế hệ khác trong hàng trăm năm. Những thành viên trong gia tộc của các vị tướng này sẽ mang địa vị quý tộc.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Những samurai đầu tiên là sự hòa quyện của truyền thống quân sự của những võ phu thất học với địa vị ưu tú và hình mẫu các chiến binh kyuba no michi. Theo một số ghi chép, từ “samurai” đầu tiên xuất hiện trong thế kỷ 12. Trong thời gian dài, các samurai là lực lượng quân sự chính để chống lại emishi và gia tộc khác.
[/justify]
[justify]Trong những năm 1100, hai gia tộc mạnh mẽ phục vụ Nhật Hoàng: gia tộc Taira và gia tộc Minamoto. Hai gia tộc đã trở thành đối thủ của nhau và năm 1192, Minamoto Yoritomo dẫn đầu gia tộc của mình chiến thắng gia tộc Taira. Nhật Hoàng phong cho Minamoto Yoritomo chức Shogun - Chinh di đại tướng quân-người đứng đầu của quân đội.
Tuy nhiên, Yoritomo lợi dụng vị thế này để thiết lập sự cai trị và thiết lập một chế độ độc tài quân sự được gọi là bakufu hay Mạc phủ. Từ đây, thay vì làm trướng dưới quyền của các lãnh chúa đất, Samurai trở thành những người cai trị của Nhật Bản dưới triều đại shogun. Sau khi Yoritomo qua đời, vợ ông Masa-ko và dòng họ Hojo của bà nắm giữ việc tổ chức Mạc phủ, duy trì kiểm soát đối với Nhật Bản trong vòng hơn 100 năm.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]
[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Năm 1338, gia tộc Ashikaga giành được quyền lực từ dòng họ Hojo. Chế độ Shogun của Nhà Ashikaga không hùng mất hầu hết quyền kiểm soát đất nước, gây ra tư tưởng bè phái, giao chiến liên lục giữa các gia tộc. Trong thời gian này, các lãnh chúa (daimyo) đã xây dựng thành quách vững chắc để phòng thủ trước các cuộc tấn công.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Thời kỳ chiến tranh này gọi là nội chiến Sengoku, kéo dài cho đến khi Tokugawa Ieyaso nắm quyền kiểm soát Nhật Bản năm 1603. Tokugawa thi hành một chính sách nghiêm ngặt, cô lập và giữ quyền kiểm soát của các lãnh chúa (daimyo) bằng cách buộc gia đình của họ sống ở thủ đô, trong khi các lãnh chúa đang sống trên lãnh địa của họ.
Tokugawa yêu cầu mỗi lãnh chúa qua lại thủ đô ít nhất một lần mỗi năm. Chính sách này đảm bảo sự kiểm soát các lãnh chúa bởi vì họ phải để vợ và con làm con tin ở Edo và chi phí các chuyến đi qua lại giữa hai nơi làm suy yếu quyền lực kinh tế của các lãnh chúa.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Tokugawa cũng ban hành lệnh cấm mang kiếm trừ samurai. Tất cả thanh kiếm không thuộc sở hữu của samurai bị tịch thu và nấu chảy để làm tượng. Điều này chứng tỏ samurai là một tầng lớp rất khác biệt, ở đẳng cấp cao hơn người dân bình thường.
Trong suốt thời kì hòa bình Tokugawa cai trị, samurai hiếm khi tham gia chiến đấu. Thời gian này, các samurai đảm trách vai trò khác, hộ tống lãnh chúa của họ qua lại thủ đô, làm việc như các quan chức ở Mạc phủ và thu thập cống nạp từ các lãnh chúa phong kiến.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]
[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Kết thúc thời đại samurai[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Tokugawa và con cháu của ông đã cai trị Nhật Bản hòa bình trong hai thế kỷ rưỡi. Vai trò của các samurai đã giảm dần trong giai đoạn này nhưng hai yếu tố dẫn đến kết thúc của samurai: sự đô thị hóa ở Nhật Bản và kết thúc của chủ nghĩa cô lập bế quan tỏa cảng.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Khi mà càng nhiều người Nhật Bản di chuyển đến các thành phố, càng có ít nông dân sản xuất lúa để đáp ứng nhu cầu của số dân ngày càng tăng. Cuộc sống xa hoa trụy lạc của các Shogun và lãnh chúa làm yếu đi nền kinh tế Nhật bản. Nhiều người Nhật, bao gồm cả samurai lớp thấp hơn, ngày càng bất mãn với Mạc phủ vì kinh tế ngày càng kém đi.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]
[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Sau đó vào năm 1853, một số con tàu Hoa Kì cập bến vịnh Edo. Trưởng đoàn đã trao một bức thông điệp từ Tổng thống Millard Fillmore đến Thiên hoàng (tồn tại như bù nhìn vì các shogun cai trị đất nước). Tổng thống Fillmore bày tỏ mong muốn mở rộng quan hệ thương mại với Nhật Bản, các thủy thủ Hoa Kỳ được người Nhật đối xử tốt và muốn mở Nhật Bản như là một cổng tiếp tế cho các tàu của Hoa Kì. Perry giao bức thông điệp, nói với Nhật Bản, ông sẽ trở lại sau một vài tháng rồi rời đi.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Sau sự kiện đó xảy ra một sự chia rẽ lớn ở Nhật Bản. Một số muốn từ chối lời đề nghị của Mỹ, duy trì chủ nghĩa biệt lập, duy trì truyền thống họ.
Những người khác, tuy nhiên, nhận ra rằng Nhật Bản không bao giờ có thể vươn tới các công nghệ của người phương Tây. Họ đề nghị mở cửa Nhật Bản để tìm hiểu mọi thứ từ nước Mỹ, kết thúc chủ nghĩa biệt lập và trở thành một cường quốc thế giới.
Cuối cùng, Mạc phủ đã quyết định mở của Nhật Bản bất chấp việc Nhật Hoàng từ chối không đồng ý với hiệp ước. Một vài nhóm samurai nổi loạn, muốn một Nhật Bản truyền thống, hỗ trợ Nhật Hoàng và bắt đầu một cuộc nội chiến chống lại Mạc phủ. Không ngờ họ đã thành công, lật đổ các shogun, kết thúc thời kỳ Tokugawa và khôi phục lại quyền lực của Nhật hoàng. Hạ tầng lớp samurai mất vị trí lãnh đạo, kiểm soát chính phủ từ phía sau vị hoàng đế mới, một cậu bé được gọi là Thiên Hoàng Minh Trị. Sự kiện này được gọi là Duy Tân Minh Trị.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Sức mạnh của các lãnh chúa đã bị lấy đi khi chính phủ tịch thu đất đai của họ. Không còn ai trả lương cho các samurai, chính phủ đã quyết định trả tiền cho họ với trái phiếu dựa theo đẳng cấp. Điều này ảnh hưởng đến cả samurai đẳng cấp cao và thấp tuy có khác nhau nhưng đều theo cùng một hướng - mỗi tầng lớp hoặc sử dụng trái phiếu để đầu tư vào đất hoặc kinh doanh, hoặc nhận ra họ không có đủ thu nhập để tự nuôi mình, đã quay trở lại làm nông dân hoặc công nhân ở các thành phố. Từ đó, các samurai không còn có vị thế nào nữa ở Nhật Bản.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]
[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Cuối cùng vào năm 1876, Thiên Hoàng cấm samurai mang kiếm, dẫn đến việc kết thúc thời kì samurai. Mặc dù có một số cuộc nổi loạn của các samurai ở một số tỉnh nhưng các samurai cuối cùng cũng đảm nhiệm vai trò mới trong xã hội Nhật Bản, khi mà Nhật bản chuyển sang thời đại công nghiệp.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Mặc dù các samurai không còn tồn tại nhưng tinh thần của họ về danh dự và kỷ luật vẫn phổ biến trong xã hội Nhật hiện đại. Từ các phi công cảm tử của Nhật Bản trong Thế chiến II, võ sĩ và thậm chí cả doanh nhân hiện đại luôn coi Bushido như một kim chỉ nam trong cuộc sống, hình ảnh samurai tiếp tục ảnh hưởng mạnh mẽ đến nước Nhật ngày nay.[/justify]
[justify] [/justify]