[size=4]
[/size]
[size=1][size=4]
[/size][/size]
[size=4] Sao chổi "chạm trán" Trái đất[/size]
[size=4](TNO) Theo dự đoán của giới thiên văn học, sao chổi Hartley 2 và Trái đất sẽ có sự chạm trán hết sức gần trong tháng này.[/size]
[size=4]>> Ai cũng có thể rối loạn tâm thần[/size]
[size=4]>> Kim cương hồng chu du khắp thế giới[/size]
[size=4]>> Hàng chục nghìn loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng[/size]
[size=4]Trong một năm, thường có cả chục sao chổi tiến đến gần Trái đất trong khoảng cách mà các kính thiên văn nghiệp dư có thể bắt được. Hầu hết đều đến rồi đi một cách lặng lẽ. Tuy nhiên, trong vài tuần tới, một sao chổi nhỏ sẽ tiếp cận Trái đất với khoảng cách gần bất thường.[/size]
[size=4]Cụ thể, vào ngày 20.10, sao chổi Hartley 2 sẽ di chuyển đến điểm cách Trái đất khoảng 17,7 triệu km. Như vậy, trong suốt tháng này, sao chổi trên có thể được quan sát một cách dễ dàng bằng kính viễn vọng nhỏ, ống nhòm và thậm chí dùng mắt thường ở một số nơi tối đủ để thấy rõ bầu trời đêm.[/size]
[size=4]Sao chổi là một tập hợp gồm đá, bụi, băng và các khí đóng băng như carbon monoxide (CO), methane và ammonia. Do tỷ trọng thấp, nhân của sao chổi không tạo thành hình khối như các vật thể lớn hơn trong vũ trụ, và do đó nó thường có hình dạng bất thường.[/size]
[size=4]Chúng luôn được miêu tả là “những nắm tuyết dơ”, dù các kết quả quan sát gần đây cho thấy chúng có bề mặt đầy bụi khô hoặc đá lởm chởm, chứng tỏ băng nằm ẩn phía dưới lớp vỏ.[/size]
[size=4]Bên cạnh việc tiến gần đến Trái đất, sao chổi Hartley 2 sẽ được phi thuyền Deep Impact viếng thăm vào đầu tháng 11. Trước đó, phi thuyền này cũng đã đến sao chổi Tempel 1 vào năm 2005.[/size]
[size=4]Sự phát hiện Hartley[/size]
[size=4]Vào ngày 15.3.1986, nhà thiên văn học Malcolm Hartley phát hiện một sao chổi mới nhờ vào hình ảnh do Kính thiên văn U.K. Schmidt chụp tại Siding Spring, Úc.[/size]
[size=4]Vào thời điểm Hartley phát hiện được sao chổi trên, nó chỉ là một vật vô cùng mờ nhạt trên bầu trời. Ánh sáng của nó còn mờ hơn 25.000 lần so với ngôi sao chiếu sáng yếu ớt nhất mà mắt thường có thể nhìn thấy được.[/size]
[size=4]Sau khi nghiên cứu kỹ những hình ảnh chụp sau đó vài ngày, Hartley tuyên bố khám phá của mình tại Trung tâm Xử lý Thông tin Thiên văn ở Cambridge, Massachusetts (Mỹ).[/size]
[size=4]Đây là lần thứ hai Hartley đã phát hiện được một sao chổi nên tên của sao chổi mới được đặt là sao chổi Hartley 2.[/size]
[size=4]Đài quan sát vật lý học thiên thể Smithsonian đã tính toán quỹ đạo của nó và xác định được sao chổi Hartley 2 đã có lần tiếp cận gần nhất với mặt trời cách đó 9 tháng. Trước đó 4 năm, sao chổi này cũng tiến gần sao mộc. Sao chổi Hartley 2 mất khoảng 6 năm rưỡi để di chuyển quanh mặt mặt trời. Kể từ đó đến nay, nó đã xuất hiện trở lại vào năm 1991, 1997 và 2004.[/size]
[size=4]Sự tiếp cận hiếm hoi[/size]
[size=4]Vào mùa thu này, sao chổi Hartley 2 một lần nữa sẽ di chuyển ngang hệ mặt trời, đạt được khoảng cách gần nhất với mặt trời vào ngày 28.10, tức cách khoảng 158 triệu km. Trong lúc di chuyển đến gần mặt trời, nó sẽ đạt được khoảng cách rất gần với Trái đất. Dự kiến vào 3 giờ chiều ngày 20.10 (giờ ET), sao chổi trên sẽ cách Trái đất chỉ khoảng 18 triệu km.[/size]
[size=4]Việc một sao chổi ở khoảng cách gần như thế đối với Trái đất là điều vô cùng hiếm hoi, chỉ xảy ra khoảng 3 đến 4 lần trong một thế kỷ.[/size]
[size=4]Không may là sao chổi Hartley 2 có kích thước nhỏ và yếu ớt. Kính không gian Spitzer từng gửi về Trái đất hình ảnh của sao chổi này hồi tháng 8.2008, theo đó tâm của nó có đường kính khoảng 1,12km, chỉ bằng 1/10 của sao chổi Hartley và 1/30 sao chổi Hale-Bopp. Tuy nhiên, vì di chuyển quá gần Trái đất, sao chổi Hartley 2 vẫn có thể nhìn thấy bằng mắt thường từ nửa đầu tháng 10 ở các khu vực thấy rõ được bầu trời đêm.[/size]
[size=4]Giới thiên văn học thường dùng độ sáng biểu kiến (của thiên thể) để xác định độ sáng của vật thể trên bầu trời; độ sáng này càng thấp thì vật thể đó càng sáng. Các ngôi sao sáng nhất có độ sáng biểu kiến là 0 hoặc 1, trong khi ngôi sao mờ nhất ở mức 6.[/size]
[size=4]Theo tính toán, sao chổi Hartley 2 sẽ có độ sáng biểu kiến vào 4,4 trong thời gian tiếp cận gần Trái đất nhất.[/size]
[size=4]Hạo Nhiên[/size]
[size=4]
[/size]