Kinh doanh đúng sở trường
Hiện nay, đại đa số các VĐV thể thao Việt Nam kinh doanh đúng sở trường ở môn thể thao mà mình đang theo đuổi. Trong số này vừa thi đấu, vừa kinh doanh “mát tay” phải kể đến VĐV thể hình Phạm Văn Mách. Hiện tại, Mách đang là quản lý của 2 CLB thể hình. CLB ở An Giang do địa phương quản lý, anh chỉ tham vấn về chuyên môn. Còn công việc chính của anh là “ông chủ” của CLB thể hình ở đường Huyền Trân Công Chúa, nằm trong khuôn viên của khu tổ hợp thể thao Tao Đàn. Đây là CLB mà anh và ban quản lý trung tâm Tao Đàn cùng hợp tác kinh doanh với phương thức 50-50, từ hơn 4 năm nay.
Phạm Văn Mách kiêm nhiệm luôn vai trò ông chủ và HLV ở CLB thể hình của mình |
Ít ai biết rằng, để “ăn nên làm ra” như hôm nay, Phạm Văn Mách đã phải đổ biết bao nhiêu mồ hôi và nước mắt từ những ngày đầu lên TP.HCM lập nghiệp. Ngay từ đầu những năm 2000 khi mới bước vào thể hình, anh đã mở một CLB thể hình trên đường Nguyễn Kiệm của quận Gò Vấp. Sau đó, anh chuyển vào trong khuôn viên của sân vận động Thống Nhất ở Quận 10. Hai nơi đó, anh kinh doanh có lãi, tuy không nhiều.
Đen tối nhất là khoảng thời gian anh làm chủ một CLB thể hình trên đường Nguyễn Biểu, Quận 5. Khi đó, anh đầu tư máy móc rất nhiều. Nhưng do địa điểm kinh doanh không thuận lợi, lại gặp lúc cầu chữ Y gần đó được làm lại, CLB vắng khách, ế chổng chơ. Tính ra, khi đó Mách lỗ đến cả vài trăm triệu đồng. Đối với một VĐV thể thao có thu nhập không cao như thể hình đó là cả một gia tài lớn. Sau cú vấp đó, nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp cũng như giữ được thành tích ổn định nên dần dần Mách mới khôi phục lại công việc kinh doanh, ổn định như ngày hôm nay.
Nhờ việc kinh doanh thuận lợi, Mách mới có điều kiện tích cóp để mua một căn hộ chung cư mong thoát kiếp “ở trọ” sau hơn 10 năm ở đất Sài thành theo chương trình “Tiếp sức nhà vô địch”. Hiện tại, anh đã trả được khoảng 1/5 giá trị căn nhà. Khoảng lương hơn 15 triệu đồng/tháng chỉ giúp Mách trang trải được chi phí sinh hoạt cũng như việc ăn uống vốn đòi hỏi cực kỳ khắt khe của môn thể hình, với chí phí lên đến khoảng 300.000 – 400.000 đồng/ngày.
Lực sỹ Lý Đức |
Tương tự như trường hợp của Phạm Văn Mách và Lý Đức là trung tâm Dance Sport của Khánh Thi. Dù đoạt 2 HCV tại Asian Indoor Games III vào năm 2009, nhưng khi từ Hà Nội vào TP.HCM lập nghiệp vào giữa năm 2009, Khánh Thi gặp không ít khó khăn. Vay tiền của bạn bè, người thân chỉ sau một tuần đến TP.HCM cô đã cho ra đời một trung tâm dạy Dance Sport mang chính tên mình tại khuôn viên của sân vân động Hoa Lư.
Chuyên tâm cho Dance Sport, song Khánh Thi vẫn muốn lấn sân sang ca hát |
Kiếm tiền bằng nghề tay trái
Nhiều VĐV khác của thể thao Việt Nam đã biết vận dụng thế mạnh riêng của mình để kiếm thêm thu nhập một cách chính đáng. Trong số này phải kể đến VĐV nhảy cao Nguyễn Duy Bằng. Anh vốn là VĐV có thể chơi được nhiều môn thể thao chứ không riêng gì nhảy cao. Hiện tại, ngoài việc tập luyện thi đấu cho đoàn TP.HCM, Duy Bằng còn chạy sô dạy tennis cho các học viên. Tính ra khoản thu nhập từ nghề tay trái này cũng giúp Bằng có được thu nhập 4-5 triệu/tháng. Trước đó, Duy Bằng đã từng đánh bóng chuyền, thậm chí đi đá bóng để có thêm thu nhập. Vợ anh, Ngọc Tâm cũng là VĐV nhảy cao, hiện nay làm giáo viên thể lực cho các trung tâm Dance Sport của Khánh Thi.
Nguyễn Văn Hùng lên sàn catwalk, làm người mẫu ảnh sau khi từ giã sự nghiệp thi đấu |
Tay vợt nữ Nguyễn Thùy Dung lại mở một nhà hàng mang tên IYO trên đường Nguyễn Văn Thủ, TP.HCM. Trước kia cô kinh doanh một chuỗi 3 cửa hàng ăn vặt nhưng sau tự đứng ra bỏ vốn lên đến cả tỷ đồng đầu tư vào IYO cùng với bạn. Với không gia đẹp mắt, yên tĩnh cửa hàng của IYO là nơi gặp gỡ thường xuyên của các nghệ sỹ cũng như đông đảo bạn trẻ tại TP.HCM….
Nguyễn Thùy Dung cũng rất có khiếu kinh doanh |