Theo dự thảo này thì ngay từ lớp 1, học sinh sẽ bắt đầu học tiếng Hoa. |
- Cấp tiểu học: Bước đầu hình thành năng lực giao tiếp tiếng Hoa, trong đó chủ yếu là 2 kĩ năng nghe và nói; cung cấp kiến thức cơ bản và tối thiểu về tiếng Hoa, bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và thông qua tiếng Hoa có hiểu biết ban đầu về con người, cuộc sống, văn hóa của người Hoa ở Việt Nam; xây dựng thái độ ham mê học tập tiếng Hoa, tăng cường nhận biết về vai trò của tiếng Hoa trong đời sống cộng đồng người Hoa.
- Cấp trung học cơ sở: Củng cố và phát triển năng lực giao tiếp tiếng Hoa, trong đó chủ yếu là 2 kĩ năng đọc và viết; cung cấp kiến thức cơ sở và đặc trưng về tiếng Hoa, bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách và thông qua tiếng Hoa mở rộng hiểu biết về con người, cuộc sống, văn hóa của người Hoa và các dân tộc anh em ở Việt Nam; bồi dưỡng tình cảm yêu quý tiếng Hoa, nâng cao nhận thức về trách nhiệm giữ gìn và phát triển ngôn ngữ và văn hóa của người Hoa ở Việt Nam.
Lớp và cấp học
Chương trình tiếng Hoa cấp tiểu học và trung học cơ sở được thiết kế thành 9 lớp và chia theo 2 cấp học. Cấp tiểu học gồm 5 lớp (từ lớp 1 đến lớp 5), cấp trung học cơ sở gồm 4 lớp (từ lớp 6 đến lớp 9).
Bài học
Chương trình tiếng Hoa cấp tiểu học và trung học cơ sở cung cấp kiến thức và kĩ năng thông qua hệ thống đơn vị bài học. Hạt nhân của đơn vị bài học là các hoạt động ngôn ngữ.
Ngữ liệu
Ngữ liệu được xây dựng theo các chủ điểm cơ bản sau: gia đình, trường học, thiên nhiên, cộng đồng, đất nước, văn hóa dân tộc. Ngữ liệu phù hợp với tâm lý, tình cảm, nhận thức, thẩm mỹ của học sinh người Hoa ở Việt Nam. Nguồn ngữ liệu theo tỷ lệ 70% là của người Hoa ở Việt Nam (có điều chỉnh hợp lý theo từng lớp học).
Phương pháp dạy học
- Sử dụng đa dạng và linh hoạt các phương pháp dạy tiếng (ngôn ngữ), trong đó chú ý các phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh, như: rèn luyện theo mẫu, thực hành giao tiếp, phân tích ngôn ngữ, trò chơi học tập,…
- Giáo viên cần nắm được ưu điểm của từng phương pháp để sử dụng đúng và hợp lý, đồng thời biết phối hợp giữa các phương pháp để đem lại hiệu quả cao trong dạy học.
- Giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng hiệu quả thiết bị và phương tiện dạy học. Giáo viên tích cực làm đồ dùng dạy học và sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học.
Đánh giá kết quả học tập
- Kết quả học tập của học sinh được đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ. Đánh giá thường xuyên được tiến hành trong từng bài học. Đánh giá định kỳ được tiến hành sau mỗi phần kiến thức, mỗi học kì, mỗi lớp học, mỗi cấp học. Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh căn cứ vào Chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Vận dụng đa dạng và linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật kiểm tra, đánh giá nhằm kích thích học sinh học tập. Ngoài giáo viên, học sinh cũng được tham gia vào quá trình đánh giá. Đánh giá bằng nhận xét, bằng điểm số. Đánh giá bằng kiểm tra nói, bằng kiểm tra viết.
- Học sinh hoàn thành chương trình tiếng Hoa cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở, có kết quả kiểm tra cuối cùng đạt điểm 5 trở lên được xét cấp chứng chỉ tiếng dân tộc theo quy định.
Điều kiện thực hiện chương trình
- Có giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ tiếng Hoa (Trung cấp sư phạm tiếng Hoa đối với cấp tiểu học; Cao đẳng sư phạm tiếng Hoa đối với cấp trung học cơ sở) và đủ theo định biên để giảng dạy môn Tiếng Hoa.
- Có khả năng hoàn thành chương trình môn Tiếng Hoa: thực hiện trong 9 năm học, mỗi năm 140 tiết, mỗi tuần 4 tiết.
- Có đủ cơ sở vật chất trường lớp (phòng học, bàn, ghế,…), sách giáo khoa (sách học sinh, sách giáo viên), thiết bị dạy học môn Tiếng Hoa.
Cụ thể:
Cấp/lớp | Số tiết/tuần | Số tuần | Tổng số tiết/năm | |
Cấp tiểu học | 1 | 4 | 35 | 140 |
2 | 4 | 35 | 140 | |
3 | 4 | 35 | 140 | |
4 | 4 | 35 | 140 | |
5 | 4 | 35 | 140 | |
Cộng toàn cấp tiểu học | | 175 | 700 | |
Cấp trung học cơ sở | 6 | 4 | 35 | 140 |
7 | 4 | 35 | 140 | |
8 | 4 | 35 | 140 | |
9 | 4 | 35 | 140 | |
Cộng toàn cấp trung học cơ sở | | 140 | 560 |
Nguồn: Zing.
Tại sao chúng ta phải cho những đứa trẻ học lớp 1 học ngôn ngữ khác, ngay cả TA cũng ko đc vì như thế làm sao chúng hiểu đc tiếng mẹ đẻ, đằng này thêm tiếng Hoa. Nên nhớ tiếng Hoa là 1 ngôn ngữ khó nhất nhì TG nên cần sự tự giác và quyết tâm mới học nổi mà cái này lớp 1 làm gì có. Dù tiếng Hoa có phổ biến thì nên nhớ TA mới là ngôn ngữ quốc tế, biết TA thì đi đâu cũng sống đc chứ ko phải tiếng Hoa, cái dự thảo này vô tình đã nói lên rằng nhà nước thừa nhận Tiếng Việt kém phong phú nên phải dạy thêm TA và tiếng Hoa cho trẻ lớp 1, để rồi sau này ra đường chúng cứ 1 tiếng Hoa 2 tiếng Anh -> cả 1 thế hệ nghèo về TV.
Tôi cũng rất khâm phục nhà nước mình vì dù trong Bộ GD có hơn trăm cái đầu mà IQ chỉ có 1 chữ số, khâm phục vì cái quyết tâm làm 1 tỉnh của TQ của nhà nước ta.