[size=medium]Lãi suất huy động có xu hướng giảm trong khi chưa có kênh đầu tư nào khả dĩ nên người dân đang đua nhau chuyển tiền gửi sang kỳ hạn dài để chốt lãi suất cao.[/size]
[justify] [/justify]
[justify]Chốt sớm càng được lợi[/justify]
Anh Nguyễn Lê Phúc đang có hơn 1 tỷ đồng tiết kiệm kỳ 1 tháng tại ngân hàng trên phố Trần Đại Nghĩa – Hà Nội. Ba tháng gần đây, lãi suất được hướng liên tục giảm từ trên 11% xuống dưới 10% khiến anh bắt đầu lo lắng.
[justify]Đầu tháng 5, anh tiếp tục gửi 1 tháng nhưng lãi suất hực nhận chỉ còn khoảng 9,5%. Ba ngày sau, khi có thông tin ngân hàng đầu tiên giảm lãi suất huy động về 6% và đồn đoán NHNN sẽ giảm trần lãi suất xuống thêm 0,5 – 1%.[/justify]
[justify]Anh Phúc cho biết, đây là khoản tiền tiết kiệm, lãi suất có được hàng tháng một phần gửi gộp vào gốc, một phần lo cho con đi học. Lo lãi suất giảm mạnh, ảnh hưởng đến thu nhập nên anh Phúc đã quyết định chuyển toàn bộ tiền gửi sang kỳ hạn một năm để được hưởng lãi suất cao 10,05%.[/justify]
[justify]Chị Hoàng Minh Lương ở Hoàng Mai – Hà Nội cũng cho biết, thông tin lãi suất huy động giảm về 6% khiến chị rất lo lắng. Đây là lãi suất quá thấp và việc gửi tiết kiệm vào thời điểm này không hấp dẫn nữa. Tuy nhiên, do chưa tìm được kênh đầu tư nào nên vẫn đành chọn gửi tiền tiết kiệm. Để vớt vát, chị Lương đã chuyển khoảm tiền của mình từ một ngân hàng lớn với lãi suất cao nhất chỉ khoảng 8% về ngân hàng nhỏ và gửi dài hạn để hưởng mức lãi suất cả năm là 10,5%.[/justify]
[justify]Chị Lương tâm sự: vàng thì trồi sụ, giá giảm nên không dám mua, chứng khoán thì toàn thấy đi xuống, nhà đất mua rồi không biết bán cho ai nên đánh gửi tiết kiệm dài hạn để lấy lãi suất cao hơn. Tuy nhiên, hiện cũng có rất ít ngân hàng có lãi suất cao hơn 10%/năm dù khoản tiền gửi trên 1tỷ và kỳ hạn 1 năm.[/justify]
[justify]Thực tế, việc hạ lãi suất huy động đã khiến người dân phân vân. Tâm lý chung hiện nay là để an toàn, nhiều người vẫn chọn gửi tiết kiện nhưng tìm đến những ngân hàng có lãi suất cao để gửi với kỳ hạn dài hoặc chuyển sang mua ngoại tệ.[/justify]
[justify]Hai ngày qua, tại các ngân hàng thương mại tại Hà Nội, thì thấy số lượng khách hàng đến thăm dò lãi suất khá đông. Đến chi nhánh nào cũng toàn thấy những câu hỏi về lãi suất.[/justify]
[justify]Chị Quách Thị Hoa khách hàng tại quận Thanh Xuân cho biết, có 500 triệu đồng gửi tại một ngân hàng quốc doanh kỳ hạn 1 tháng, lo sợ lãi suất giảm nên đang tính rút về để chuyển sang những ngân hàng có lãi suất cao hơn.[/justify]
[justify]Một số khách hàng cho biết, nếu lãi suất hạ xuống 7%/năm thì có thể họ sẽ chuyển sang gửi kỳ hạn dài trên 12 tháng. Với kỳ hạn này hiện nay một số ngân hàng vẫn đang huy động mức lãi suất 11%/năm. Hiện có ngân hàng thương mại cổ phần vẫn đang huy độngvới lãi suất 10%/năm cho kỳ hạn 3 tháng. Cho đến hết ngày 7/5 thì đa số ngân hàng vẫn chưa quyết định hạ lãi suất huy động xuống thấp hơn, một số ngân hàng nhỏ vẫn cố nán lại để vớt thêm khách hàng với chiêu lãi suất cao.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Người vay chờ đợi[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Theo nhiều chuyên gia, những tín hiệu vừa qua là bước đi trước đón đầu đợt giảm lãi suất sắp tới của NHNN. Thực tế, thời gian qua đã có nhiều thông tin về việc trần lãi suất huy động sẽ giảm do lạm phát thấp và thanh khoản của hệ thống ngân hàng gần đây khá tốt, nhiều ngân hàng đang thừa tiền. NHNN cũng nhiều lần khẳng định, hạ lãi suất là xu hướng điều hành chính của năm nay.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify] [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Cùng với hạ lãi suất huy động, lãi suất cho vay cũng được nhiều ngân hàng điều chỉnh. Các ngân hàng hy vọng, khi lãi suất cho vay giảm thì sẽ hút các khách hàng tốt đến vay. Trong lúc tín dụng tăng trưởng thấp, thiếu khách hàng thì các ngân hàng khác không thể đứng nhìn mà phải vào cuộc bằng việc hạ lãi suất cho vay.[/justify]
[justify]Theo các dự báo, dù có giảm lãi suất thì nguồn tiền nhàn rỗi sẽ vẫn tiếp tục đổ vào hệ thống ngân hàng bởi các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán, vàng… hiện rất bấp bênh và tiềm ẩn rủi ro cao.[/justify]
[justify]Tuy nhiên, theo các DN, lãi suất cho vay hạ là tin mừng, nhưng nếu nhìn mặt bằng lãi suất cho vay khi đã hạ lãi suất huy động về 6% thì vẫn còn cao. Kỳ vọng của DN là được vay với lãi suất dưới 10%.[/justify]
[justify]Ông Đoàn Trọng Lý, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP chăn nuôi chế biến và xuất nhập khẩu (Aprocimex), cho biết, các DN Việt Nam đã phải chịu lãi suất vay quá cao, trên 13%, trong khi ở Thái Lan, các DN chỉ chịu mức lãin suất vay 3%, Trung Quốc 5%, Mỹ 0,5%… Điều này khiến các đơn vị sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam không thể cạnh tranh nổi với DN có vốn “ngoại” ngay tại sân nhà.[/justify]
[justify]Theo ông Lý, từ lâu ông đã kiến nghị cần hạ lãi suất cho vay xuống dưới 10%, như vậy mới hỗ trợ được các DN sản xuất kinh doanh hiệu quả, song điều này vẫn chỉ là mơ ước. Các DN Việt Nam đã phải gánh chịu lãi suất vay quá cao trong thời gian dài, nếu tình trạng thêm e rằng sẽ khó trụ nổi.[/justify]
[justify]Ông Bùi Kiến Thành, chuyên gia kinh tế cao cấp cũng nhận định rằng, để DN có thể phát triển và tăng trưởng được trong giai đoạn hiện nay thì nhất thiết phải giảm lãi suất cho vay xuống dưới 10%. DN Việt Nam phải chịu lãi vay quá cao trong một thời gian dài, đến nay sức đã kiệt vì vậy nhất thiết phải giảm xuống dưới 10%.[/justify]
[justify]Ông Cao Sĩ Kiêm, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, cho rằng với việc lãi suất huy động giảm mạnh thời gian qua, lãi suất cho vay có thể giảm thêm 1-2% so với hiện nay nếu các ngân hàng chủ động cắt giảm chi phí.[/justify]
[justify]Bởi thực tế chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động vẫn ở mức cao, khoảng 4-5%. Khoảng cách này nếu giảm còn 3-3,5%, chắc chắn lãi suất cho vay sẽ hạ được ngay. Lãi suất cho vay phải kéo xuống mức 9-10%/năm thì doanh nghiệp mới có thể kinh doanh có lãi. “Lãi suất huy động thời gian qua giảm khá nhanh nhưng lãi suất cho vay lại giảm khá chậm.[/justify]
Theo Ngọc Sơn – Duyetvay.com