Chuyện shock 2013-03-07 11:35:56

[SOCK] Đoạt giải Nobel hay là chết?





Họ tự uống vi trùng gây bệnh tả, tiêm vào mình chất độc từ mũi tên hoặc tự treo cổ để làm thí nghiệm: Vì khao khát hiểu biết và nghiện vinh quang mà nhiều nhà nghiên cứu đã tự lấy cơ thể mình làm nơi thí nghiệm. Một số người đã phát hiện ra những điều đáng kinh ngạc, nhưng cũng có người đã chết bi thảm.
Năm 1944, bác sĩ người Anh Frederick Prescott tự tiêm vào mình một liều d-tubocurarin. Đây là loại thuốc độc sinh học Curare, mà người da đỏ Nam Mỹ tẩm vào đầu mũi tên để làm vũ khí. Chỉ ít phút sau, mạch ông đập như điên và huyết áp tăng vọt. 


Dịch vị và nước bọt tràn ứ miệng mà ông không thể nuốt nổi. Ông có cảm tưởng không thể thở được nữa và tin chắc rằng mình sẽ chết ngạt do nước bọt và dịch vị của chính mình. 

Nhưng không ai biết được nỗi kinh hoàng của ông, vì ông nằm bất động, không nói năng được, thậm chí không thể nhấc nổi một ngón tay vì hệ thống cơ đã bị tê liệt hoàn toàn.



Bác sĩ Werner Forssmann là người đầu tiên thí nghiệm luồn một đường ống vào tim, mở đường cho phương pháp thông mạch tim hiện nay.



Bác sĩ Prescott tiến hành thí nghiệm vì ông tin rằng Curare có thể trở thành một loại thuốc giảm đau trong tương lai. Nhưng trong suốt quá trình thí nghiệm, ông vẫn có ý thức và vẫn cảm thấy đau khi một đồng nghiệp bóc một miếng cao dán khỏi da. 


Nhưng cuộc thí nghiệm li kỳ và nguy hiểm của ông chỉ chứng minh được một điều là loại thuốc độc trên đầu mũi tên đó có thể gây những tác động kinh hoàng.

Bác sĩ Prescott không phải là người duy nhất lấy thân mình ra làm những thí nghiệm nguy hiểm chết người. Mà từ hàng trăm năm qua đã có nhiều bác sĩ, giáo sư đã hiến thân cho khoa học theo đúng nghĩa đen của từ này. 


Một số người tiến hành thí nghiệm để theo đuổi vinh quang, hoặc mong có được những kiến thức có tính chất quyết định trên con đường công danh sự nghiệp. 

Có người vì tin vào ý tưởng nào đó, nhưng lại bị nhiều đồng nghiệp cười nhạo nên quyết định lấy thân mình làm thí nghiệm. Kết quả mà họ thu được cũng không giống nhau: Có người giành được giải Nobel, trong khi có người phải trả giá bằng mạng sống của bản thân.




Giáo sư Max von Pettenkofer, người đã uống hàng tỉ virút phẩy khuẩn tả nhằm chứng minh rằng tương quan môi trường và đất mới là nguyên nhân gây ra dịch tả.



Năm 1892, Giáo sư vệ sinh học Max von Pettenkofer ở Munich (Đức) tuyên bố: "Tôi sẵn sàng chết trong danh dự để phục vụ cho khoa học như người lính trên chiến trường".

Sau đó, trước mắt những sinh viên đang kinh hoàng, vị giáo sư 74 tuổi này uống một hơi hết một cốc có tới 1 tỉ vi trùng phẩy khuẩn tả. 

Với thí nghiệm này, Pettenkofer muốn chứng minh cho đối thủ của mình là Robert Koch rằng loại vi trùng này không phải là nguyên nhân quyết định gây bệnh, mà là do môi trường và đất đai.

Tuy nhiên, sau đó Giáo sư Pettenkofer vẫn sống, chỉ bị đau bụng một chút. Qua đó, ông cho rằng giả thiết của ông là đúng. Nhưng thực ra điều đó là sai. Nhưng có lẽ trước đây ông đã từng bị bệnh tả, trong người đã có sức đề kháng nên căn bệnh không trầm trọng.

Khác với Giáo sư Pettenkofer khi làm thí nghiệm đã cao tuổi, anh sinh viên ngành y Stubbins Ffirth đầy tham vọng đã dám mạo hiểm tính mạng mình khi mới 18 tuổi. 


Ffirth muốn chứng minh rằng bệnh sốt vàng da không thể truyền từ người sang người, mặc dù tất cả mọi điều cho thấy mối nghi ngờ này là có lý, vì căn bệnh này lan truyền như một dịch bệnh. 

Ngày 4/10/1802, Ffirth đã làm một thí nghiệm liều lĩnh để chứng minh rằng mình có lý. Anh tự cứa vào da thịt mình ở 20 vị trí và dùng thức ăn mà một người mắc bệnh sốt vàng da nôn ra để xoa vào vết thương còn mới. Thấy không có gì xảy ra. Anh lại để thức ăn bị nôn ra đó lên bếp và ít hơi bốc lên

Thậm chí, Ffirth còn nén thức ăn bị nôn lại như viên thuốc và uống. Thấy vẫn không bị nhiễm bệnh, Ffirth đã thử tương tự với nước tiểu, nước bọt và máu của bệnh nhân như uống và nhỏ vào vết thương. Ffirth vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, nhưng chẳng thu được lợi ích gì từ những thí nghiệm của mình: Ffirth không biết rằng muỗi là loài lây truyền virút bệnh sốt vàng da. Và Ffirth cũng không ngờ rằng anh đã may mắn không bị nhiễm bệnh, vì nếu để máu tiếp xúc với máu như vậy thì nguy cơ nhiễm bệnh là rất cao. 

Bác sĩ pháp y người Rumani Nicolas Minovici còn tiến gần cái chết hơn, khi đầu thế kỷ 20, ông dùng một sợi dây để tự treo cổ mình lên tổng cộng tới 12 lần. Sau đó, ông mô tả những điều cảm nhận được: "Gương mặt trở nên đỏ, sau đó xanh xám, mắt hoa lên, tai ù đi". 


Nhưng ông vẫn làm tiếp cho tới khi chịu đựng được 26 giây trên giá treo cổ. Sau đó, ông ghi nhận có những vết thương ở thanh quản và cuống lưỡi. Ông nhận thức rằng ngoài cái đau và sự tụ máu ở vết thương, hầu hết những người bị treo cổ không phải chết vì ngạt, mà vì máu không được đưa lên não.




Bác sĩ Charles-Edouard Brown-Sequard, người đã tiêm dung dịch tinh hoàn chó vào người để làm thuốc "cải lão hoàn đồng".



Ranh giới giữa việc tăng nhận thức và gây sự chú ý thường rất mong manh trong những cuộc thử nghiệm như vậy. Năm 1889, một bác sĩ vốn có uy tín ở Pháp là Charles-Edouard Brown-Sequard đã lấy tinh hoàn một con chó mới lớn, nghiền ra, pha với nước cất và tiêm vào tĩnh mạch tay, coi đây là một phương pháp "cải lão hoàn đồng". 

Sau đó, ông cho rằng mình khỏe hơn hẳn, ám chỉ cả về khả năng tình dục. Thấy vậy, mọi người đổ xô vào loại "thần dược" này. Nhưng chỉ ít lâu sau, mọi người tỉnh ngộ, khi nhiều bệnh nhân đã bị nhiễm trùng máu sau khi tiêm dung dịch tinh hoàn chó vào cơ thể.

Nhiều thí nghiệm khác đã kết thúc một cách bi thảm hơn: Bác sĩ phẫu thuật William Halsted đã thử dùng cocain làm thuốc gây mê và cuối cùng bị nghiện.


Bác sĩ người Anh Andrew White cho rằng bệnh sốt rét có thể làm cho người ta miễn dịch với bệnh dịch hạch và tự lây nhiễm hai loại virút đó. Nhưng chưa đầy một tuần sau, ông qua đời.

Nổi tiếng nhất trong lịch sử có lẽ là thí nghiệm của Werner Forssmann. Năm 1929, khi đó bác sĩ trợ lý Forssmann mới 25 tuổi đã thực hiện một giấc mơ của mình. 


Ông tự chích một lỗ nhỏ ở tĩnh mạch khuỷu tay trái, luồn vào đó một ống nhỏ, dài, được bôi trơn bằng dầu ôliu tinh khiết. Ông luồn sâu mãi cho tới khi đường ống vào tới tim. Sau này, ông kể lại là không hề thấy đau đớn, mà "chỉ có cảm giác ấm". 

Sau đó, ông còn chạy xuống tầng dưới để chụp X-quang làm bằng chứng. Giới truyền thông ca ngợi ông như một ngôi sao nhạc pop, nhưng giới chuyên môn thì phớt lờ người bác sĩ trẻ, mặc dù 9 lần thí nghiệm sau đều thành công và ông có một mục tiêu rõ ràng là cải thiện việc chẩn đoán bệnh tim. 

Sau khi không được bệnh viện danh tiếng Charite ở Béclin chấp nhận, Forssmann lại trở về làm việc tại bệnh viện tỉnh lẻ ở Eberswalde. Nhưng 27 năm sau ngày tiến hành thí nghiệm, Forssmann đã nhận được thư từ Xtốckhôm (Thụy Điển) thông báo ông được trao Giải Nobel Y học, vì ông là người đầu tiên mở đường cho phương pháp thông mạch tim - một phương pháp rất thông dụng hiện nay.

mrkhoa217 Tổng hợp BÁO ĐỨC
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)