[size=6][size=medium]Ông bà ta xưa có câu "Lấy chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn" nhưng xem ra chưa hẳn đã đúng hoàn toàn với những người như Nhung.[/size][/size]
[justify][size=medium] Nhung (26 tuổi, ở phố Hàng Gà, Hà Nội) lấy chồng được 2 năm và đây là cái Tết thứ hai cô phải đảm nhiệm vai trò của một người vợ, một người con dâu. Vẫn biết đầu xuân năm mới không nên ngồi than thở, "kể xấu" về chồng nhưng chỉ đến Tết, Nhung mới có thời gian rảnh rỗi một chút để "buôn dưa lê" như những chị em khác. Nhung nói: "Mình cũng hy vọng rằng anh chồng mình biết đâu lại đọc được những lời này của vợ sẽ nổi tính sỹ diện mà lớn hơn thì tốt biết bao".[/size][/justify]
[justify][size=medium] Ngày ấy, khi Nhung quyết định kết hôn với Minh, cả hai còn khá trẻ và lại bằng tuổi nhau nên bố mẹ Nhung cũng nói nhiều lắm. "Mẹ mình và các cô chú đều bảo rằng tuy bằng tuổi nhau nhưng con traibao giờ cũng suy nghĩ trẻ con hơn. Đấy là chưa kể sau này phụ nữ mình sinh đẻ xong lại già đi; đàn ông họ sẽ chán". Nhưng thời điểm đó, một cô gái trẻ mới 23-24 tuổi như Nhung chẳng suy nghĩ được gì nhiều. Cứ biết yêu và lấy được người mình yêu là một điều hạnh phúc lắm rồi. Khi còn yêu nhau, lúc nào cũng quấn quýt lấy nhau, đi đâu cũng muốn đi cùng người ấy, chả muốn rời nhau tẹo nào. Lấy rồi mới biết cuộc sống chung của hai người không phải dễ dàng.[/size][/justify]
[justify] [/justify]
[justify][size=medium] [/size][/justify]
[justify] [/justify]
[justify][size=medium] Nói về chồng mình, Nhung bảo: "Điều khiến mình thất vọng đầu tiên về chồng là anh ấy chẳng biết làm việc nhà nên không đỡ đần mình gì cả. Quét nhà thì cầm cái chổi phất chỗ này mấy nhát, chỗ kia mấy nhát mà không lùa vào gầm bàn, gầm tủ. Quét xong cũng chẳng hót rác đổ đi mà lại vun đống vào góc nhà. Còn chuyện cơm nước, mình biết anh hồi ở với bố mẹ chả phải đụng tay vào nên không mấy khi mình nhờ. Mình bảo anh đi giặt đồ thì anh cho tất cả quần áo vào chậu, xối nước, đổ đến nửa gói bột giặt vào chậu rồi lấy chân đạp".[/size][/justify]
[justify][size=medium]Thôi thì lấy ông anh chồng vốn quen được chiều chuộng, có thể ban đầu chưa biết làm gì thì hướng dẫn dần dần chắc cũng học được thôi. Nhưng vụng ăn, vụng ở, vụng làm thì còn dễ sửa đổi chứ vụng về trong ứng xử, giao tiếp thì đã khiến Nhung nhiều phen xấu hổ. Nhung kể: "Có lần mình bị ốm, mấy anh chị cùng phòng đến thăm, mua cho một túi quýt Sài Gòn. Anh ấy đã chẳng thay mình cảm ơn được một lời mà cứ bô bô nói: Cái loại hoa quả này chỉ được cái mã chứ đầy chất bảo quản, để cả tháng cũng không thối, hôm qua ti vi vừa chiếu đấy. Chồng mình cơ bản tốt tính nhưng phải cái tội nói chẳng bao giờ nghĩ, có gì cứ tuồn tuột tuôn ra hết. Nhưng mình là vợ, mình hiểu chứ người ngoài ai biết đấy là đâu".[/size][/justify]
[justify][size=medium] Điều kiện sống hiện nay của các gia đình đều được nâng cao, con cái được chăm sóc, học hành đầy đủ nhưng có những giá trị không được dạy trên ghế nhà trường. Còn bố mẹ thì bận rộn hoặc do quan niệm "cải tiến" nên cũng bỏ qua việc chỉ dạy các hành vi ứng xử, giao tiếp và kỹ năng cơ bản cho cuộc sống tự lập. Chỉ đến khi lấy vợ, gả chồng mới lộ ra các thiếu hụt làm ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình. Nhưng sự học không bao giờ là muộn. Cái chính là biết nhận ra hoặc có ai đó chỉ cho mình thiếu sót để sửa đổi dần dần.[/size][/justify]