Ở mỗi độ tuổi khác nhau, tình yêu lại mang đặc trưng riêng gắn liền với sự trưởng thành theo tuổi. Lúc chia tay cũng vậy, khi bạn còn trẻ, ứng xử của bạn khi đối mặt chuyện chia tay tình yêu hoàn toàn khác với khi đã trưởng thành.
1. Khi nhận được tin “sét đánh”: “Chúng ta cần nói chuyện”
- Ở tuổi 18: Chỉ cần nhận được tin “sét đánh” này qua tin nhắn, bạn sẽ lo lắng đến đứng ngồi không yên cho đến khi bước chân ra khỏi cửa để đến gặp người ấy. Trong đầu bạn hình dung ra đủ chuyện kinh khủng, bạn thực sự sợ hai tiếng “chia tay” và không nghĩ đó là thông tin ban đầu của một cuộc chia tay.
Sự khác biệt khi chia tay tình yêu ở tuổi 18, 25 và 30
- Ở tuổi 25: Bạn bình thản hơn chút ít, không còn chuyện sợ hãi đến mức run rẩy. Nếu người yêu thông báo có chuyện cần nói, bạn hoài nghi về những gì nửa kia định nói cho mình biết và mong chờ được nghe xem đó là chuyện gì.
- Ở tuổi 30: Bạn biết “Chúng ta cần nói chuyện” đồng nghĩa với câu “Chúng mình chia tay đi!”.
2. Địa điểm chia tay
- Ở tuổi 18: Nơi bạn nói lời yêu nàng có khi là lớp học, khi là nhà nàng, và tất nhiên, địa điểm kết thúc chuyện tình yêu của bạn cũng không nằm ngoài những nơi đó. Khả năng lớn bạn sẽ phải đối mặt với bố mẹ nàng, và đó cũng là nguyên nhân khiến mối tình của bạn tan vỡ.
- Ở tuổi 25: Yêu ở tuổi 25, tình yêu của bạn chín muồi hơn, nó không phụ thuộc vào ai khác và cũng không chịu tác động quá lớn từ phía gia đình. Vậy nên, khi nói lời yêu cũng như quyết định chia tay nhau, địa điểm mà hai người thường gặp mặt là những quán cafe. Bạn và người ấy sẽ tranh luận đến cùng, một bên nhất quyết nói lời chia tay, một bên phủ định “Mình không thể chia tay”.
- Ở tuổi 30: Bạn ngồi ở nhà, bình thản nghĩ “Chỉ là có chuyện muốn nói thôi mà”.
3. Trước khi gặp mặt để nói lời chia tay
- Ở tuổi 18: Bạn tập dượt tất cả những điều cần nói, chú trọng đến vấn đề then chốt đó là nói lời chia tay.
Trước khi gặp mặt để nói lời chia tay (Ảnh minh họa)
- Ở tuổi 25: Bạn đến điểm hẹn với người yêu trong tâm trạng vô cùng thoải mái, cởi mở vì nghĩ tất cả đều có thể thảo luận, và mọi thứ đều sẽ được giải quyết ổn thôi.
- Ở tuổi 30: Bạn thư giãn, uống một chút rượu để lấy dũng khí đối mặt với chuyện “động trời” sắp xảy ra.
4. Hậu chia tay
- Ở tuổi 18: Bạn khóc như chưa bao giờ được khóc, ôm nỗi đau khổ tan nát cả con tim, tưởng như bầu trời vừa sụp đổ ngay dưới chân mình.
- Ở tuổi 25: Bạn cũng khóc vì nỗi đau chia tay tình yêu. Nhưng bạn sẽ không gào lên cho cả thế giới biết mình vừa chia tay mà lặng lẽ khóc thầm ở một nơi vắng vẻ, riêng tư.
- Ở tuổi 30: Những giọt nước mắt có thể rơi, có thể không. Ở tuổi này, bạn hay tìm đến rượu để quên đi nỗi đau sau khi chia tay.
5. Ứng xử trên mạng xã hội khi chia tay
- Ở tuổi 18: Bạn muốn tất cả bạn bè biết rằng mình vừa trải qua một cú sốc lớn trong tình yêu. Vậy nên ngay sau khi chia tay, bạn chuyển đổi trạng thái cá nhân từ “Đang trong mối quan hệ với…” sang tình trạng “Độc thân”. Bạn sẽ viết hàng loạt status đau buồn, tâm trạng để trải lòng.
- Ở tuổi 25: Bạn trút toàn bộ tâm tư, buồn phiền, đau khổ của mình vào một bức thư dài gửi đến người bạn thân thiết.
- Ở tuổi 30: Không ai nhận ra bạn vừa chia tay tình yêu trên các trang mạng cá nhân.
6. Những gì người khác nói với bạn sau khi chia tay
- Ở tuổi 18: “Bạn sẽ sớm tìm được một người tốt hơn, yêu bạn hơn thôi. Gã đó không xứng với bạn!”.
- Ở tuổi 25: “Yên tâm, tôi sẽ giới thiệu cho bạn một chàng mà chắc chắn bạn sẽ yêu”.
- Ở tuổi 30: “Cuộc sống là thế mà, có yêu thì có chia tay!”.
Kí ức hậu chia tay (Ảnh minh họa)
7. Kí ức hậu chia tay
- Khi bạn 18: Bạn giữ tất cả những kỉ vật và kỉ niệm của một thời yêu đương say đắm và cất cẩn thận trong một chiếc hộp, kể cả đó là chiếc áo bẩn mà người ấy bỏ lại sau khi chia tay. Thỉnh thoảng, nhìn lại những kỉ vật ấy, nước mắt bạn lại tuôn rơi, trái tim vẫn vẹn nguyên nỗi đau không hề vơi bớt.
- Khi bạn 25: Bạn chỉ giữ lại những gì thật sự quan trọng với bạn. Cũng hiếm khi bạn lôi các kỉ vật tình yêu ra để ôn lại chuyện cũ.
- Khi bạn 30: Bạn từ bỏ tất cả mọi thứ liên quan đến người cũ sau khi chia tay. Bạn nghĩ đã đến lúc để bắt đầu cuộc sống mới nên tốt nhất, đừng để bất cứ cái gì thuộc về quá khứ ảnh hưởng đến hiện tại và tương lai.
8. Vượt qua nỗi đau tình yêu tan vỡ
- Khi bạn 18: Đau đớn tưởng chừng như không thể tiếp tục sống nữa nhưng chẳng bao lâu sau khi chia tay, bạn sẽ lại tìm thấy tình yêu mới. Và đó cũng là cách nhanh nhất để bạn quên đi tình cũ.
- Khi bạn 25: Bạn lưỡng lự khi bắt đầu những mối quan hệ mới khi vừa trải qua nỗi đau chia tay
- Khi bạn 30: Bạn biết rằng nghĩ về chuyện cũ, bạn sẽ không bao giờ vượt qua được nỗi đau của tình yêu tan vỡ. Thời gian hậu chia tay cũng là thời gian bạn rút ra bài học đắt giá cho bản thân mình. Tất nhiên tình yêu ấy sẽ mãi nằm ở một góc khuất trong trái tim bạn, có điều bạn không muốn “đào xới” lên mà thôi.