Nghệ thuật - blog 2011-10-24 13:17:37

Sự Thật Về Hoàng Phi Hồng - Quảng Đông Thập Hổ




Nhân vật Hoàng Phi Hồng khi đến Việt Nam đã bị “Hongkong hóa” rất nhiều. Phóng viên đã đến thăm Bảo Chi Lâm để có được những thông tin chuẩn xác về người hùng Trung Hoa này.

Hoàng Phi Hồng sinh năm 1847 tại làng Lộc Đan, phủ Nam Hải, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ông mất năm 1924 tại nhà thuốc Bảo Chi Lâm (nay là Bảo tàng Hoàng Phi Hồng) ở Phật Sơn, bên dòng Châu Giang. Hoàng sư phụ ra đi trong uất ức, khi chí lớn chưa thỏa.

Ngày 8/8/1924, Thương đoàn tự vệ Quảng Đông (Bảo Chi Lâm cũng trong Thương đoàn ấy) bạo loạn chống Chính phủ Tôn Trung Sơn. Sau đó, có kẻ xúc xiểm Hoàng Phi Hồng là “tay trong” của Chính phủ, tự vệ Thương đoàn đã đốt cháy, đập phá Bảo Chi Lâm, Hoàng sư phụ uất ức mà lâm bệnh rồi qua đời. Trước khi mất, ông có câu nói nổi tiếng: “Tấm lòng tôi với quê hương có dòng Châu Giang làm chứng”.

Thập hổ là ai?

“Quảng Đông thập hổ” là mười vị anh hùng võ hiệp của Quảng Đông xuất hiện cuối thời Mãn Thanh. Theo một số sách vở xuất hiện trước năm 1975 tại miền Nam và nhất là qua nhiều loạt phim võ thuật của Hongkong, người hâm mộ võ thuật Trung Hoa của Việt Nam nhất trí rằng: “Mười con hổ Quảng Đông” là: Vương Ẩn Lâm, Hoàng Trừng Khả, Tô Hắc Hổ, Hoàng Kỳ Anh (cha của Hoàng Phi Hồng), Đàm Tế Quân, Lê Nhân Siêu, Tô Xán, Lương Khôn, Trần Trường Thái, Châu Thái.

Tuy nhiên, thời gian gần đây xuất hiện nhiều tác phẩm mang tính hồi ký (khó xác minh độ chuẩn xác) của các nhân vật võ thuật hậu duệ của các môn phái trên đưa ra nhiều ý kiến khác nhau. Người thì khẳng định Hoàng Phi Hồng là nhân vật chủ chốt của thập hổ, như vậy sẽ thừa ra một người là Tô Xán (tên Ba Kim – tộc cổ của Mãn Thanh là Tô Sát Ha Nhi Xán). Vì Tô Xán là người Mãn lại sống trong không khí hừng hực “phản Thanh – phục Minh” thời ấy, khó có thể được xếp “cùng mâm” với các đại anh hùng người Hán được. Trong một dạng “hồi ký” khác thì Hoàng Phi Hồng lại soán chỗ của Châu Thái trong thập hổ.

Phật Sơn nằm cách Quảng Châu 70km (1,5 giờ tàu điện ngầm). Bảo Chi Lâm nằm giữa thành phố nhuốm đầy huyền thoại này. Đi rạc chân trong bảo tàng, lần mò từng bức tường, từng bức văn tự cổ mà cậu phiên dịch vẫn lắc đầu, chịu không thể tìm thấy hai chữ thập hổ ở đâu. Ngay cả nhân viên bảo tàng cũng lắc đầu không đưa ra được bằng cớ gì nhưng vẫn khăng khăng là Hoàng sư phụ là một “cộm cán” của Quảng Đông thập hổ.

Rất may, buổi chiều hôm ấy có trận thi đấu quyền Anh trong khuôn khổ ASIAD 16 tại nhà thi đấu Lĩnh Nam Minh Châu, và ông Ngụy Văn Khởi – Phó Giám đốc Sở TDTT Phật Sơn sẽ có mặt tại đây.

“Sao lại chỉ có thập hổ?”

Vất vả lắm mới có cơ hội hỏi ông Ngụy Văn Khởi câu hỏi đơn giản: “Hoàng sư phụ có phải trong thập hổ?”, ông cười bảo: “Sao lại chỉ có thập hổ?”. Sau đó ông giải thích, đó là cách gọi dân gian về các nhân vật võ thuật của Quảng Đông trong một ngưỡng thời gian nhất định, khoảng giữa thế kỷ 18, chứ không phải cách đánh giá mang tính tổng kết về những bậc anh hùng đất Quảng Đông. Ngay cả với người Quảng Đông thì các nhân vật trong thập hổ hồi ấy cũng chưa có một danh sách “chuẩn”. Sau đó ông Ngụy cho biết, đến bây giờ thì không thể là thập hổ nữa, mà là… “rất nhiều hổ”.

Nói về đòn “vô ảnh cước” mới thấy cần phải “cảnh giác” hơn với phim Hongkong khi muốn đi tìm thông tin chính xác về Hoàng Phi Hồng. Trong tất cả các bộ phim, “vô ảnh cước” được các diễn viên và kỹ xảo điện ảnh (tất nhiên) thể hiện là bay người lên với những cú đá bằng cả hai chân, liên tu bất tận vào người đối phương. Nhưng không phải thế, đòn “vô ảnh cước” tuyệt luân được biểu diễn ở Bảo Chi Lâm khác hẳn.

Tả nôm na thế này: Tung cú đá bằng một chân, uy lực, nhưng không hiểm, đối phương hóa giải đòn ấy không khó, nhưng rất mất lực, khi vừa đỡ hoặc né xong, còn chưa định thần thì “ăn” ngay cú đá của chân kia, đó là cú đá mà đối phương không nhìn thấy được (thế mới gọi là vô ảnh cước). Hóa ra đòn đầu chỉ là đá “dứ”, đòn hai mới là đá “thật”. Nói thì dễ nhưng thực hiện thì khó vô cùng vì cú đá quyết định phải “sút” bằng chân trụ, không có điểm đà, không được sai sót. Đối phương mà tóm được cẳng thì nó lẳng ra ngoài hàng rào!

[indent] Người nào tinh ý thì thấy đòn thế “vô ảnh cước” của Hoàng Phi Hồng đã được Thi Nại Am tả trong Thủy Hử. Đó là đòn Ngọc hoàn bộ uyên ương cước mà Võ Tòng đã dùng để hạ Tưởng Môn Thần.

[/indent] [size=2]Dì Mười Ba làm rạng danh chồng[/size] Trong đời thực, cũng có một người đàn bà sát cánh và đóng góp lớn vào những thành công của Hoàng Phi Hồng như dì Mười Ba trên phim. Tên của người đàn bà ấy là Quế Lan.

Trong các người vợ của Hoàng Phi Hồng, không có ai là dì Mười Ba. Nhân vật điện ảnh này có lẽ được sáng tạo dựa trên nhân vật Quế Lan, bà là vợ thứ tư của Hoàng sư phụ.



Tạo dựng tên tuổi cho chồng

Bà Quế Lan sinh năm 1892, tại Quảng Châu, sống tròn 90 tuổi (mất năm 1982). Năm 1924, “Hoàng tướng công” đi vào cõi vĩnh hằng, 58 năm liền, bà gái góa Ma Quế Lan chỉ sống với mục đích duy nhất là tạo dựng tên tuổi cho người chồng quá cố để tinh hoa võ thuật của bậc anh hùng này được truyền bá rộng khắp Trung Hoa.

Câu chuyện về tình yêu của họ trong cái thời “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy” còn hay hơn bất cứ tác phẩm giàu sức sáng tạo nhất nào của điện ảnh Hongkong. Một lần, trong cuộc diễn võ, chiếc giày của Hoàng sư phụ bị tuột ra và bất ngờ bay vào mặt một cô gái.

Lúc ấy Hoàng đã nổi danh là bậc anh hùng tái thế. Cô gái Quế Lan lúc ấy 19 tuổi đã làm một việc không thể hay hơn khi muốn chiếm được tình yêu của người anh hùng, leo thẳng lên võ đài “xáng” cho người cả Quảng Đông ngưỡng mộ một bạt tai nổ đom đóm mắt cùng câu quát: “Nếu chiếc giày là vũ khí thì sao?”.

Hoàng Phi Hồng không hổ danh là bậc anh hùng cũng làm một việc không thể hay hơn của một kẻ đại trượng phu trong tình huống tương tự: Xin cưới luôn Quế Lan trên võ đài. Rồi suốt 71 năm sau đó, dòng họ Hoàng có được một con người tài đức vẹn toàn chăm lo vun vén.

Khi nghe tôi thán phục về câu chuyện tình yêu này, Lương Kế – anh chàng bán đồ lưu niệm ở Bảo Chi Lâm cho biết thêm rằng, anh bán hàng lưu niệm ở đây là vẫn đang “làm thuê” cho bà Quế Lan. Không chỉ anh này mà mọi nguồn thu tại đây hàng năm vẫn đóng góp đều đặn cho Quỹ Hoàng Phi Hồng do bà Quế Lan lập ra.

Từ nguồn quỹ này đã có một trường giáo dục thể chất mang tên Hoàng Phi Hồng được thành lập tại Hongkong và Hiệp hội Võ thuật Quốc gia Hoàng Phi Hồng cũng được thành lập. Đây là hai tổ chức được bà Quế Lan thành lập sau khi chồng mất.

Bảo Chi Lâm sau sự kiện bi thảm năm 1924 (bị đốt phá, thiêu rụi) đã trở nên tan hoang nhưng bà Quế Lan lại tiếp tục tạo dựng việc buôn bán, sau đó xây dựng lại nguyên trạng cơ ngơi như khi chồng còn sống để Bảo Chi Lâm lúc nào cũng nằm trong 4 hiệu thuốc lớn nhất của Quảng Đông. Tài năng kinh doanh của bà không còn phải bàn cãi nhưng ngay cả võ học của chồng, bà cũng có những đóng góp không nhỏ.

Tuyệt kỹ Hương Lân


Thật ra, không như phim ảnh, cuộc đời Hoàng Phi Hồng không phải là “sớm đấm, chiều đá” mà công việc chính của ông là kinh doanh. Để trở thành một tài chủ lớn của đất Quảng Đông sầm uất, Hoàng sư phụ đã vô cùng vất vả để tạo dựng tên tuổi cho Bảo Chi Lâm.

Tất cả các hiệu thuốc lớn hồi ấy đều là các võ đường và đều có một đội lân do các võ sư hàng đầu biểu diễn, để bán thuốc và thi đấu với nhau nhằm quảng bá thương hiệu.

Nhờ có bà vợ cả của Hoàng sư phụ là một võ sư nên đội lân Bảo Chi Lâm có một tiến bộ khác người – mạnh dạn dùng nữ múa lân, với chiêu thức “Hương Lân quá giang”. Bà Quế Lan cho sắm một bộ đồ múa lân khác lạ:  Đó là một con lân yểu điệu thục nữ, màu sắc trang nhã, khuôn mặt thanh thoát, đáng yêu.

Hương Lân với lợi thế linh hoạt mềm dẻo lại có phục sức và cách múa điệu đàng đã tận dụng tối đa lợi thế của mình trong các cuộc thi tài. Đến tận bây giờ, nhìn tuyệt kỹ “Hương Lân quá giang” được biểu diễn ở Bảo Chi Lâm, tôi vẫn rợn tóc gáy. Hai người đứng trên vai nhau nhảy vọt qua ba cọc gỗ cao 2,5m, ngã xuống thì tan xương. Khi chạm đích, đầu Hương Lân cúi xuống gần sát mặt đất rồi mới mềm mại cất đầu lên.

Nói Hoàng sư phụ “thân cư thê”, “ăn nhờ” đường vợ cũng không sai. Hai bà vợ một cả, một út “tả phù, hữu bật” sáng tạo ra Hương Lân khiến Bảo Chi Lâm không có đối thủ cả trên thương trường và võ trường. Sướng nhất cụ Hoàng!

[indent] Cái tên Hương Lân do bà Quế Lan đặt đã là một sự tinh tế, không nói hẳn là “lân cái” hay “lân nữ” cho mất nhã vì lân là con vật thiêng phi giới tính. Hương Lân – con lân có mùi thơm, thế là khán giả hiểu mà lại không chê trách được gì.



























3bye3 [size=5]thanks[/size]


[/indent]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)