So với các bộ phận khác trong cơ thể, boy thật sự có rất ít “quyền chỉ huy” cậu nhỏ của mình, đôi khi còn thất vọng vì không thể “trị” được nữa cơ.
Vì sao lại thế?
Hẳn boy sẽ lại hỏi “Vì sao lại thế, tại vì sao lại thế?”, vì chính boy ít nhất cũng đã một lần rơi vào tình huống dở khóc dở cười “trên bảo dưới không nghe” rồi. Đó là khi các boy cố tình muốn che giấu cậu nhỏ ngỏng lên thì cậu ấy lại cứ nổi hứng tung hoành. Rõ chán và ngượng í!
Lý do cậu nhỏ của bạn lại hoạt động tự ý như thía và tác chiến “độc lập” một cách không hợp lý tẹo nào là do cậu nhỏ luôn “trả lời” sự điều khiển của phần thuộc hệ thần kinh nhưng phần này không phải lúc nào cũng nằm trong sự kiểm soát của ý thức đấy. Hệ thần kinh này được y học gọi bằng cái tên “chuyên ngành” là hệ thần kinh tự động đấy nha.
Ngoài ra, những kích thích về chuyện ấy của các boy thường không phải do ý chí điều khiển. Mặc dù trong hành động kích thích này, ý thức cũng đóng góp một phần đấy. Nhưng phần nhiều những kích thích về chuyện ấy là do hệ thần kinh giao cảm chỉ đạo cơ. Khi các teenboy xúc động hoặc quá căng thẳng thì cậu nhỏ cũng thường nhõng nhẽo giở chứng đấy.
Trong những lúc cậu nhỏ thể hiện “quyền chỉ huy tối cao” của mình thì khi ấy chúng có kích cỡ rất đa dạng và khác nhau ở mỗi teenboy. Vì thế, các boy đừng có ngốc nghếch khi thắc mắc cậu ấy của mình kích cỡ chỉ thía này hay cậu ấy của mình kích cỡ lại đạt to lớn thía kia nhá.
Để hạn chế cậu nhỏ “lạm quyền”
Dường như bạn không thể hiện được “uy lực” của mình trong chuyện này rồi, nếu không muốn nói là bất khả kháng đấy. Việc “chế ngự” cậu nhỏ đúng là vô ích. Tất cả chỉ trông chờ vào dòng chảy thời gian thui.
Thời gian sẽ là liều thuốc hiệu quả nhất để cậu nhỏ từ giã dần với sở thích tinh nghịch “lạm quyền” của mình. Khi trưởng thành, lượng hoóc môn trong cơ thể teenboy sẽ hoạt động ổn định và sẽ chế ngự được hệ thần kinh giao cảm ít nhiều đấy.
Nếu các teen có thắc mắc về vấn đề sức khỏe giới tính, bạn hãy gửi mail về [email protected] để Kênh14 chia sẻ cùng bạn nhé.