[justify][size=small]Một phụ nữ nằm căng thẳng trên giường bệnh. Đứng cạnh cô ta là một bác sĩ thẩm mỹ, tay cầm sẵn một mũi tiêm acid hyaluronic. Vị bác sĩ này chuẩn bị tiêm vào bộ phận nhạy cảm nhất trên cơ thể bệnh nhân.[/size][/justify]
[justify][size=small]Mỗi mũi tiêm như vậy có giá 500 bảng (khoảng 16 triệu đồng), kèm theo cơn đau kéo dài. Tuy nhiên, rất nhiều người như người phụ nữ này vẫn chấp nhận, bởi theo những gì họ đọc được, mũi tiêm này sẽ biến cải hoàn toàn đời sống giường chiếu của họ.[/size][/justify]
[justify][size=small]Điểm G - điểm "truyền thuyết" mà cho tới tận bây giờ, khoa học vẫn chưa chứng minh được nó có thực sự tồn tại hay không - được quảng cáo là sẽ "mở rộng, phình to" nhờ hóa chất làm căng thẩm mỹ. Và khi sở hữu một điểm G lớn hơn bình thường, người phụ nữ sẽ có cơ hội trải nghiệm cực khoái nhiều lần.[/size][/justify]
[size=small][/size]
[justify][size=small]Hàng loạt bài báo về dịch vụ này đã xuất hiện trong vài tuần gần đây, gây ra sự háo hức không nhỏ. Thế nhưng các bác sĩ và chuyên gia tỏ ra nghi ngờ về tác dụng của mũi tiêm điểm G, bằng chứng là nó không hề có sự hậu thuẫn nào về mặt y học hay nghiên cứu khoa học nghiêm túc cả. Họ cảnh báo rằng nó còn có thể gây tổn thương đến cơ quan sinh dục của phụ nữ và ảnh hưởng tới cơ chế đáp ứng tình dục của họ.[/size][/justify]
[justify][size=small]Tiến sĩ Lucy Glancer người Anh là người đầu tiên giới thiệu phương pháp tiêm điểm G cách đây 3 năm. Bà là một bác sĩ thẩm mỹ có tiếng và từ đó đến nay đã tiến hành hơn 150 ca phẫu thuật điểm G theo yêu cầu. Tiến sĩ Glancey khẳng định quy trình điều trị đủ an toàn và bà luôn tuân thủ đạo đức nghề nghiệp trong công việc.[/size][/justify]
[justify][size=small]Tuy nhiên, tiến sĩ Petra Boynton, một học giả cao cấp tại Đại học London, lại cho rằng khoa học chưa biết gì về những tác dụng phụ có thể có của mũi tiêm này, chẳng hạn như việc gây ra sẹo và làm giảm tiết tố nữ theo thời gian. Bên cạnh đó, làm sao có thể dám chắc việc phóng đại được điểm G, khi mà sự tồn tại của nó còn đang là đề tài tranh cãi gay gắt của các nhà khoa học.[/size][/justify]
[justify][size=small]"Đúng là một số phụ nữ có vẻ như có một điểm nhạy cảm ở khu vực âm đạo. Nhưng cũng là bình thường nếu bạn không có. Điểm G không phải yếu tố quyết định cho khoái cảm hay chuyện lên đỉnh", tiến sĩ Boynton giải thích.[/size][/justify]
[justify][size=small]Một nghiên cứu gần đây tiết lộ chỉ có 25% phụ nữ may mắn luôn luôn lên đỉnh khi quan hệ với bạn tình. Nhưng việc tăng kích cỡ điểm G bằng cách bơm chất làm căng vào đó không hề có tác dụng, bởi phần da bị kéo căng thường trở nên kém nhạy cảm hơn, thậm chí vô cảm, tiến sĩ Banwell phân tích.[/size][/justify]
[justify][size=small]Bên cạnh đó, việc các bác sĩ sau khi tiêm cho bệnh nhân khuyên họ lặp lại mũi tiêm sau 4-6 tháng cũng khiến Banwell lo ngại. "Không ai biết những mối nguy hiểm từ việc tiêm hóa chất tổng hợp như vậy vào một cơ quan hết sức nhạy cảm của cơ thể phụ nữ cả".[/size][/justify]