Để tránh bị kiểm tra, các công nhân trong xưởng (ở thôn Bắc Tạng, khu Đại Hưng, thành phố Bắc Kinh) phải làm chui vào ban đêm. Sau khi lọc nước một cách đơn giản, công nhân đổ nước vào bình, đậy bằng những chiếc nắp chưa được rửa sạch. |
Xưởng này sản xuất bốn loại nhãn hiệu khác nhau, đều được gắn mác "nước tinh khiết", "nước khoáng thiên nhiên". Trên thực tế, nước đóng bình được lấy từ nguồn nước ngầm trong thôn và gia công trong điều kiện vệ sinh cực thấp. |
Trong bồn nước sâu chừng 1 m, cao 1,5 m, rộng 1 m, các công nhân ném bình nước thu hồi vào rồi dùng khăn lau vài cái bên ngoài, súc nước bên trong bình, "chỉ cần trong bình không có rêu xanh là được" - một công nhân cho biết. Người này cũng cho hay, thi thoảng trong bình nước thu hồi có ruồi nhặng, đầu mẩu thuốc lá nhưng cũng chỉ rửa qua, không dùng đến nước tẩy rửa, tiêu độc gì. |
Mỗi tối xưởng phải rửa ít nhất 500 bình, nhiều nhất là 800 bình, tuy nhiên, nước trong bồn không hề được thay lần nào. |
Những chiếc bình đã được rửa bị chất đầy trên nền nhà bẩn, "tiếp xúc thân mật" với rác. Nước rửa ở trong bình cũng không được trút hết hoàn toàn mà vẫn còn lưu lại, sau đó nước mới tiếp tục được đổ vào mang cho khách. |
Nguồn nước gia công được dẫn vào một thùng chứa lớn để tích trữ dùng dần. Chủ xưởng cho biết đây là nước ngầm được đào sâu 180 m, trải qua quá trình lọc với cát mịn, than hoạt tính, nhựa cây rồi đóng bình. Hoạt động đã hơn 4 năm nhưng nhà xưởng chưa từng thay thiết bị lọc. |
8 thùng chứa nước lớn này có thể đóng được 500 bình, sau đó dán nhãn mác với dòng chữ "nước từ nguồn trên núi Ngọc Tuyền", "nước suối thiên nhiên"… |
Giấy phép vệ sinh của xưởng này đã hết hạn từ lâu, thông tin trên giấy cũng là đi "mượn" từ xưởng khác. |
Những bình "nước suối" thành phẩm sẵn sàng đi giao cho khách. |