[size=2]Thứ Năm, ngày 26/01/2012, 16:00[/size]
[size=2](QT News) - Chính quyền xã có nhiều thiếu sót trước và trong khi cưỡng chế, không lập biên bản kết thúc cuộc cưỡng chế mà lặng lẽ rút lui.[/size]
[justify][size=2]Cưỡng chế kiểu “đánh trận”
Khoảng 7 giờ 30 ngày 29-12-2011, lực lượng chức năng của xã Bắc Trạch (H. Bố Trạch, Quảng Bình) do ông Nguyễn Ngọc Tuân- Chủ tịch UBND xã chỉ huy tổ chức cưỡng chế nơi ở (cũng là điểm buôn bán) của vợ chồng anh Võ Luyến (1975) và Nguyễn Hồng Phương (1975, cùng trú thôn 1). Chính quyền địa phương tiến hành tháo dỡ vách ván gỗ dựng quán, tháo các tấm lợp brôximăng. Số tài sản, đồ vật bên trong quán hàng cũng bị khuân để ra hai bên đường và xung quanh.
Đến khoảng 11 giờ[/size][/justify]
[size=3][size=2]
[/size][/size][justify][size=2] 30 cùng ngày, Chủ tịch UBND xã cho lực lượng cưỡng chế rút quân một cách lặng lẽ, mà không lập bất cứ một biên bản nào. Thấy vậy, chị Phương yêu cầu phải lập biên bản sự việc và thống kê tài sản đã bị di dời, hư hỏng. Thế nhưng ông Tuân chỉ ậm ừ bảo: “Chiều quay trở lại cưỡng chế tiếp rồi lập biên bản luôn”, song đến hết buổi chiều chẳng thấy “tăm hơi” một cán bộ xã nào đến giải quyết tiếp vụ việc.
Điều bất thường là trong quá trình giải quyết đến trước buổi cưỡng chế, quán hàng do vợ chồng anh Luyến quản lý, sử dụng nhưng chính quyền xã không hề làm việc trực tiếp với vợ chồng anh Luyến, chị Phương- những người có tài sản trên diện tích đất bị thu hồi. Mặt khác, vụ cưỡng chế ngày 29-12-2011 kết thúc, chính quyền xã Bắc Trạch không lập biên bản ghi lại diễn biến kết thúc buổi cưỡng chế và cũng không lập biên bản kiểm kê tài sản để giao lại cho vợ chồng anh Luyến, chị Phương rồi im lặng cho đến nay (?). Chứng kiến kiểu cưỡng chế lạ thường của chính quyền xã, không chỉ vợ chồng anh Luyến- chị Phương mà nhiều người dân trong khu vực rất bức xúc. Theo chị Phương cho biết, ước tính thiệt hại về tài sản của gia đình do bị hư hỏng, mất mát xảy ra trong quá trình bị cưỡng chế hơn 15 triệu đồng.[/size][/justify]
[size=2][/size][justify][/justify]
[size=2]Bố con anh Luyến bên quán hàng bị tháo dỡ[/size]
[size=2][/size][justify][/justify]
[size=2]Việc cưỡng chế tháo dỡ không được chính quyền địa phương lập biên bản giao tài sản khi kết thúc cưỡng chế[/size]
[justify][size=2]Làm việc một đằng, cưỡng chế một nẻo
Được biết, khu đất mà chính quyền xã Bắc Trạch cưỡng chế là do vợ chồng ông Nguyễn Xuân Lê (1942) và bà Phan Thị Tiến (1940, bố mẹ chị Phương) khai hoang từ năm 1992, sau đó cho lại vợ chồng chị Phương quản lý, sử dụng làm nơi ở và buôn bán. Nay do chính quyền địa phương muốn thu hồi để giải phóng mặt bằng nhưng không có phương án bồi thường phù hợp nên vợ chồng ông Lê chưa đồng tình tháo dỡ, tiếp tục khiếu nại lên cấp có thẩm quyền thì đột nhiên xảy ra cuộc cưỡng chế ngày 29-12-2011.
Theo biên bản làm việc (ngày 23-12-2011) giữa UBND xã Bắc Trạch với gia đình ông Lê có nội dung: Buộc gia đình ông Lê, bà Tiến tự giác tháo dỡ các công trình như quán tạp hóa, chuồng bò, bể chứa nước, cây trồng và một số công trình phụ để trả lại mặt bằng cho UBND xã Bắc Trạch. Tuy nhiên biên bản này đã có một số thiếu sót như: không nêu cụ thể các công trình tháo dỡ thuộc thửa đất, tờ bản đồ nào của địa chính xã; không ghi cụ thể thời hạn cuối cùng phải tháo dỡ hết để trả lại mặt bằng vào ngày, tháng, năm nào…? (chỉ ghi là vợ chồng ông Lê phải tháo dỡ kể từ ngày 28-12).
Mặt khác buổi làm việc trên không có lãnh đạo UBND xã nào chủ trì mà chỉ có đại diện cho chính quyền xã: cán bộ tư pháp, công an xã, địa chính xã, cán bộ văn hóa và Bí thư Đoàn xã… !?
Với những gì chúng tôi thu thập được cho thấy cách làm việc của chính quyền xã Bắc Trạch còn nhiều điều “bất thường” và cần xem xét lại tính đúng đắn trong thực thi pháp luật. Việc tiến hành cưỡng chế đối với trường hợp anh Luyến- chị Phương của chính quyền địa phương thiếu cả lý lẫn tình. Cách “đánh úp” của xã Bắc Trạch vô tình đẩy gia đình anh Luyến- chị Phương cùng 2 con rơi vào cảnh “vô gia cư” ngay trong dịp đầu năm mới.[/size][/justify]