[justify]Chỉ trong khoảnh khắc, hơn 228.000 người ở các quốc gia giáp Ấn Độ Dương đã thiệt mạng. 5 năm trôi qua, nhà cửa đổ nát đã được xây lại, nhưng những vết thương lòng thì chưa thể nguôi ngoai.[justify] [/justify]
[justify]Nếu nhìn thoáng qua, diện mạo những địa điểm du lịch ven biển của Indonesia và Thái Lan bây giờ không thể khiến người ta nghĩ được rằng, 5 năm trước, khắp các bãi tắm đều bị phủ kín bởi màu tang thương vô cùng vô tận. Chỉ sau một ngày, những thị trấn vốn hút khách du lịch trở đã trở về thời kỳ đồ đá.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Hàng tỷ USD đã từ các tổ chức cứu trợ quốc tế đã đổ về Indonesia, Sri Lanka (2 quốc gia bị thiệt hại nặng nhất) để xây dựng nhà cửa, bệnh viện, trung tâm y tế và gây lại từ đầu các hoạt động dịch vụ du lịch từng đem về nguồn lợi lớn cho người dân bản xứ. Dù vậy, nỗi đau của 5 năm về trước vẫn hiện hữu trên từng nét mặt của người dân, trên những con thuyền đá cá cỡ lớn nằm chình ình trên tầng 2 của những ngôi nhà cách xa biển cả trăm mét.[/justify]
[/justify]
[justify]
[justify]Tấm ảnh gây xúc động cả thế giới - Người phụ nữ Ấn Độ khóc thương người thân thiệt mạng.(Ảnh Reuters)[/justify] |
[justify]Ngày kinh hoàng ở Aceh[/justify]
[justify]Xuất phát từ trận siêu động đất 9,2 độ richter (mạnh nhất trong vòng 40 năm qua) ở ngoài khơi đảo Sumatra, Indonesia), ngày 26/12/2004, cơn sóng thần càn quét qua hầu hết các quốc gia tiếp giáp với Ấn Độ Dương. Tại tỉnh Aceh của Indonesia, người dân nháo nhào, gào thét điên loạn và chạy tán loạn ra đường phố khi bỗng thấy nhà cửa rung chuyển dữ dội.[justify] [/justify]
[justify]Và 20 phút sau, những cột sóng cao như tòa nhà 6 tầng từ biển ập vào đất liền, nuốt chửng những người chậm chân và san bằng mọi vật cản trên đường đi của chúng. Từ Indonesia tới Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan, khắp các bãi biển chỉ còn lại cảnh hoang tàn giống nhau. Xác người chết thống kê được tăng lên từng phút, nên thiệt hại về kinh tế thì chẳng ai buồn để tâm. Các tổ chức nhân đạo đã phải dựng các nhà xác tạm ngoài trời, chỉ với bạt nilon và nước đá, để thu gom nạn nhân.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Nỗi đau ấy, đến tận bây giờ, người dân ở tỉnh Aceh vẫn không thể quên được. Ước tính, trong tổng số gần 230.000 người thiệt mạng vì sóng thần, có tới 170.000 người là công dân Aceh. Tại một số ngôi làng nhỏ, tỷ lệ nam giới sống sót sau thảm họa này cao gấp 3 lần… phụ nữ.[/justify]
[/justify]
[justify]
Một phụ nữ Aceh tưới nước lên ngôi mộ tập thể của nạn nhân sóng thần. |
[justify]Nỗi đau khôn nguôi[/justify]
[justify]5 năm sau, đúng vào ngày định mệnh đó, hàng nghìn gia đình có người thân bỏ mạng trong thảm họa sóng thần lại cùng tụ hội đề cầu phúc cho người đã khuất và mong an lành đến với những kẻ may mắn hơn.[justify] [/justify]
[justify]Tại tỉnh Aceh, người dân tập trung tại các nhà thờ Hồi giáo, trong gia đình, thậm chí ở nhà hàng xóm, hay đơn giản là cùng ngồi lặng lẽ với nhau ngay trước bờ biển để cầu nguyện cho các nạn nhân.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Ở Thái Lan, hàng nghìn sư tăng tham gia buổi cầu nguyện khi châu Á kỷ niệm 5 năm ngày xảy ra một trong những thảm họa thiên nhiên khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại. Hàng trăm khách du lịch quốc tế cũng trở lại hòn đảo Phuket để tưởng nhớ lại khoảnh khắc bi thương 5 năm trước và chứng kiến sự đổi thay ở mảnh đất này. Adolf Ruschitschka, 73 tuổi, một khách du lịch người Đức sống sót sau thảm họa đã quay lại Thái Lan và cùng vợ ra biển Patong. Cả hai lặng lẽ lội ra xa bờ vài bước rồi đặt bó hoa hồng trắng xuống dòng nước xanh ngọc. Ruschitschka ngậm ngùi: “Chúng tôi lại đến và ở lại đây, đơn giản vì chúng tôi là những người được sống sót”.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Tại nhiều nơi khác ở 14 quốc gia chịu thảm họa sóng thần, những khoảnh khắc ấy cũng đã diễn ra. Người ta cùng thắp nến, thả đèn trời và cầu nguyện, cùng khóc thương bên những ngôi mộ tập thể của 5 năm trước, trên những con đường dán đầy di ảnh của người đã khuất.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Theo Giadinh.net[/justify]
[/justify]