[justify]12 tuổi, trông nhỏ thó như một cô bé chỉ 6, 7 tuổi, nhưng Liễu đã có thâm niên 3 năm bán ốc phóng sinh ở cầu Gia Hội. Lên lớp 3, vì gia đình quá nghèo nên liễu đã phải nghỉ học. Cũng từ đó ngày nào Liễu cũng dầm mưa, dãi nắng từ sáng cho đến tối, để kiếm 15 - 20 nghìn đồng. Đến cả những ngày tết, trong khi mọi người du xuân thì Liễu và đứa em vẫn phải chịu rét để bán ốc.[/justify]
Đầu năm người dân đi lễ chùa mua ốc nhiều hơn.
[justify]Đối với hai chị em Liễu, chỉ những ngày ốm đau, gió bão thì mới được nghỉ. Vì vậy, ngày tết đối với các em cũng như ngày thường. Liễu kể, ngày nào cũng vậy, cứ 7 giờ sáng ba chở em và ốc đến cầu Gia Hội rồi về đi làm, còn mẹ ở nhà giữ hai em còn nhỏ.[/justify]
[justify]Hôm nào bán hết sớm thì em tự đi bộ gần 4 cây số về. Đối với Liễu đây là công việc em rất thích vì: “họ mua ốc để phóng sinh, để được may mắn trong làm ăn nên bán cho họ em cũng thấy vui vui”, Liễu giải thích.[/justify]
[justify]Sao ngày tết hai chị em không ở nhà đi chơi? “Ngày thường nhiều người bán nên được ít tiền lắm, tết không có ai bán cả, mà người mua lại nhiều, nên ba bảo em đi bán. Hôm qua em bán được hơn 100 nghìn đồng, với lại ba bảo nhà hết tiền rồi nên đi bán ốc mới có tiền mua đồ ăn”, Liễu trả lời.[/justify]
Hành trình một ngày bán ốc của hai chị em Liễu.
[justify]Đang nói chuyện với tôi, bỗng có một người ăn xin đi qua Liễu chợt nói: “Mấy người đi ăn xin ni, có nhiều người giàu lắm đó chị”.[/justify]
[justify]- Sao em không đi ăn xin, bán ốc làm gì cho nghèo? Cô bé cười “Em có bị cụt tay, cụt chân đâu mà đi ăn xin”.[/justify]
[justify]- Nhiều người lành lặn nhưng họ vẫn đi xin đấy thôi.[/justify]
[justify]- Em ghét đi ăn xin lắm, có cho em cả đống tiền em cũng không đi ăn xin đâu. Xấu hổ lắm.[/justify]
[justify]- Ăn xin thì được nhiều tiền chứ có gì đâu mà xấu hổ?[/justify]
[justify]- Cho em cả vạn tiền em cũng không đi ăn xin, rồi cô bé cười.[/justify]