Tâm sự - chia sẻ 2012-03-25 16:52:06

[Thảo luận] Hài Nam - Hài Bắc


[size=2][size=4]Mấy hôm nay đọc trên mạng thấy cái này, post cho anh chị em Vietyo đọc:[/size][/size][size=2][size=4]Công Lý: ‘Trấn Thành diễn hài cứ luyên tha, luyên thuyên’[/size][/size]
Diễn viên hài Công Lý thẳng thắn bày tỏ quan điểm không thích xem hài miền Nam bởi anh không hiểu được ngôn ngữ nói của diễn viên miền Nam. Nhưng ngược lại, đồng nghiệp của anh ở trong Nam lại gọi anh là “thằng quỷ” bởi diễn xuất không tì vết của anh!

Trả lời phỏng vấn về đặc trưng hài hai miền Nam – Bắc, diễn viên Công Lý tiết lộ khi đứng chung sân khấu, diễn cùng tiểu phẩm với diễn viênTrấn Thành: “Ở trong Nam hay có kiểu diễn tự biên tự tiện nên tôi phải tiết chế Trấn Thành. Cậu ấy cứ bô lô ba loa, tập một đằng, diễn một nẻo nên tôi phải tiết chế cậu ấy.”

Là diễn viên hài đình đám miền Bắc, được khán giả cả nước biết đến, ngoài thời gian đi diễn, có khi nào anh dành thời gian để xem hài miền Nam hay không?
- Có chứ! Có xem nhưng mà nói thật là tôi không thích hài miền Nam!


Vì sao anh lại không thích hài miền Nam?

- Khi xem một tiểu phẩm hài miền Nam chẳng hạn, tiếng tôi không nghe được. Tôi không thể nghe, không hiểu được người ta đang nói gì, mà đã không nghe được thì làm sao mà cười được.

Tôi biết, bạn bè đồng nghiệp của tôi trong Nam rất nhiều nhưng tôi không thích thì tôi vẫn thẳng thắn nói thẳng vào mặt họ. Hài miền Nam phong cách nó hoàn toàn khác, hơn nữa tôi cũng không thích những kiểu hài như vậy.

Tôi không thích hài Nam bởi đơn giản tôi không thích phong cách của họ và khi diễn tôi cũng không diễn theo phong cách của hài Nam.

Vậy khi anh diễn trong Nam, bạn bè anh nhận xét về anh như thế nào?

- Tôi vào Nam đi diễn, bạn bè tôi trong đó cũng nhận xét về tôi như tôi nhận xét họ: Khi tôi diễn họ cũng chẳng nghe được tôi đang nói gì.

Sự khác biệt ngôn ngữ là do vùng miền, vì vậy đây không phải là điều đáng trách. Hơn nữa, các diễn viên hài miền Nam cũng hết mình phấn đấu cho sự nghiệp, họ hoàn toàn không phải là những người đi diễn theo kiểu “ăn đong”.

Người ta cũng chẳng có tội gì, người ta vẫn có lượng khán giả riêng. Hàng đêm diễn viên hài miền Nam đi diễn vẫn có tiền, có thu nhập nên họ vẫn có lượng khán giả nhất định.

Anh không thích diễn theo phong cách hài của người miền Nam, vậy phong cách diễn của anh là gì?

- Chính tôi cũng không lý giải được điều này. Tôi từng xây dựng nên bản thân con người tôi của ngày hôm nay được khán giả chấp nhận, ghi nhận.

Tôi hoàn toàn không cố, không phải gồng mình lên để làm cho khác Xuân Bắc với Tự Long. Tôi là tôi. Phong cách biểu diễn của tôi cũng là chính con người tôi. Từ năm 1990, khi vào trường học, các thầy đã dạy tôi, dạy Xuân Bắc, Tự Long như nhau nhưng mỗi đứa chúng tôi tự hình thành cho mình một phong cách riêng.

Anh nghĩ sao khi nhiều khán giả miền Nam nhận xét: xem hài miền Bắc không cười ngay được mà xem xong, phải nghĩ mới cười được?


- Họ nhận xét vậy là tốt chứ, đấy là đặc thù của hài miền Bắc. Khi ai đưa ra được nhận xét này thì chính bản thân họ đã ý thức và nhận ra được tính chất của hài miền Bắc.

Tôi ví dụ cụ thể về một người ở Sài Gòn ra Hà Nội công tác chẳng hạn, buổi tối muốn thư giãn, người ta chọn Nhà hát kịch Hà Nội hay kịch Ngô Thì Nhậm chẳng hạn để xem hài. Trước khi có lựa chọn này, người ta đã tự ý thức được đặc thù của hài Bắc, xem xong, trở về nhà mới suy ngẫm.

Bản thân tôi cũng vậy, mỗi lần vào Sài Gòn công tác, buổi tối rảnh rỗi tôi cũng lựa chọn một sân khấu hài nào đấy của chị Hồng Vân, hoặc anh Thành Lộc… Tôi mua vé để vào xem đồng nghiệp của tôi hôm nay diễn cái gì, diễn trò gì để cười xòa một cái cho xong. Đấy cũng là giá trị của nghệ thuật.

Chính vì vậy mà mình không thể đánh giá hài ở đâu hay hơn. Tất cả tùy thuộc vào nhu cầu thưởng thức của khán giả để mà có những lựa chọn phù hợp.

Một nhận xét khách quan: theo anh hài miền Nam và miền Bắc ở đâu phát triển hơn?

- Tôi nói chung về sân khấu, không chỉ có hài mà cả sân khấu cải lương, ca nhạc,.. ở trong Nam phát triển hơn ngoài Bắc rất nhiều, cực nhiều! Người ta sẵn sàng đầu tư tiền tỷ vào một vở nhưng ở ngoài Bắc, chúng tôi không làm được việc này, hoàn toàn chưa làm được.



Anh đã từng diễn chung một tiểu phẩm nào đấy với diễn viên hài miền Nam chưa?

- Có chứ! Rất nhiều lần rồi!

Khi diễn cùng với bạn diễn miền Nam, anh có phải thay đổi một chút gì đó: cách diễn, phong cách… để dung hòa sự khác biệt giữa hài hai miền hay không?

- Sao tôi phải thay đổi? Để dung hòa đến một cái chung nào đó thì đạo diễn phải biết trước để điều chỉnh.

Anh tiết chế như thế nào?

- Chẳng hạn, cậu ấy đang tấu hài, tôi không thích thì cắt ngang ngay. Tôi sẽ dẫn thoại: “Thôi thôi tôi biết rồi!” Tôi cắt ngang, không cho cậu ấy tiếp tục. Nếu cứ để, cậu ấy sẽ diễn hết cả thời gian của người khác luôn. Cậu ấy cứ luyên tha, luyên thuyên mà tôi chả biết là nói gì.

Để mà tiết chế được bạn diễn thì cần phải có bản lĩnh. Nếu không có bản lĩnh thì khó để cắt ngang khi người ta đang diễn.


Vừa diễn, vừa phải tiết chế bạn diễn, anh có thấy thoải mái khi diễn cùng bạn diễn miền Nam hay không?

- Riêng cá nhân tôi, tôi thấy chả vấn đề gì! Tôi diễn với ai cũng được!

Tôi không thấy mệt mỏi khi phải tiết chế bạn diễn, bởi vì khi đứng trên sân khấu mình phải ý thức được mình đang làm gì, vai diễn của mình là ai và mình đang diễn theo chủ đề gì… Khi mình xác định được nội dung chính thì mọi thứ trở nên đơn giản lắm!

Các đồng nghiệp thân thiết với anh ở miền Nam, họ đánh giá về diễn viên hài miền Bắc như thế nào?


- Bạn bè của tôi ở trong Nam rất thích diễn viên hài miền Bắc. Người ta tỏ ra ngưỡng mộ. Nhưng sinh nhai vẫn là sinh nhai, người ta vẫn phải làm công việc của người ta. Tất cả những bạn đồng nghiệp thân thiết với tôi ở trong Nam, họ đều thích ra ngoài Bắc cộng tác, làm việc với người miền Bắc.

Thế nhưng, khi trở vào Nam, người ta vẫn phải sống cuộc sống của người ta; vẫn phải ra tấu hài, vẫn phải ba lăng nhăng, bô lô ba loa… thế nhưng họ vẫn ngưỡng mộ ngoài này!

Những người ngưỡng mộ anh, họ dành cho anh những lời khen như thế nào?

- Bạn tôi ở trong Nam, yêu quý tôi họ dùng ngôn ngữ của miền Nam gọi tôi: “Thằng quỷ! Mày là thằng quỷ! Mày như con quỷ!”

Tôi có thắc mắc, tại sao bạn tôi cứ gọi tôi là quỷ, bạn tôi giải thích: “Ở trong này nó không thế, mày diễn nó quái, quái quỷ, bọn tao ở trong này nó không thế!”

Có lần, tôi vào Nam dự thi Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc, chị Hồng Vân làm Ban giám khảo. Tôi diễn xong, ra cửa Nhà hát lớn, chị Hồng Vân ôm lấy tôi và nói: “Giời ơi! Thằng chó này! Yêu quá! Yêu quá!” Trong lần dự thi ấy, chị Vân nói tôi diễn không tì vết!

Xin chân thành cám ơn anh!



[size=1][size=4]Trấn Thành: Nói tôi luyên thuyên là không hiểu hài miền Nam![/size][/size][justify]PV: - Anh đã từng bao giờ diễn hài chung với các diễn viên miền Bắc chưa?[/justify]


Trấn Thành: - Dạo gần đây thì cũng có.

PV: - Anh có thể nói cụ thể là ai không?

Trấn Thành: - Tôi có diễn chung với…à thật ra chủ yếu là tiếp xúc với các talkshow thôi chứ diễn hài chung thì chưa nhiều.

PV:- Anh đã bao giờ diễn hài chung với diễn viên Công Lý?

Trấn Thành: - Đúng rồi, có diễn chung với anh Công Lý một tiểu phẩm trong chương trình Thư giãn cuối tuần. Thôi, tôi biết bạn muốn hỏi điều gì rồi, bạn cứ đi vào trọng tâm đi.

PV: - Vậy có nghĩa là anh đã biết việc Công Lý nhận xét rằng: Trấn Thành diễn hài cứ luyên tha, luyên thuyên, tập một đằng, diễn một nẻo?

Trấn Thành: - Trước tiên, tôi cám ơn anh Công Lý vì đã có lời nhận xét, góp ý với đàn em mà trên báo chí như vậy. Đó cũng là điều ít thấy vì hiếm có nghệ sĩ nào mà lại nhận xét về đồng nghiệp trên báo chí như thế. Tuy nhiên, nếu đây là lời chia sẻ thật của anh Công Lý thì rõ ràng nó hơi nhạy cảm.

Để góp ý với một ai đó, đặc biệt là bạn diễn của mình trên báo chí thì theo tôi là nó không có nên. Có thể góp ý cho nhau sau hậu trường, ở bàn nhậu, trên trường quay, ở đâu cũng được nhưng không nên lên báo chí nói nhau như thế.

Đấy là chưa kể tới việc, liệu những lời mình nói có đúng hay không? Nếu đúng người ta đồng tình với mình bao nhiêu %?. Nếu sai mình có đính chính thì ai sẽ nghe? Nếu tôi có không thích ai trong nghề, tôi cũng sẽ không bao giờ dám góp ý như vậy trên báo chí. Nếu chúng ta thương nhau, muốn tốt cho nhau thì hãy nên gặp trực tiếp người đó mà nói chuyện.

PV: - Vậy cụ thể, anh và diễn viên Công Lý đã đóng với nhau vở hài kịch nào mà anh ấy có nhận xét như thế?

Trấn Thành: - Chúng tôi có đóng một tiểu phẩm trong chương trình Hỏi xoáy đáp xoay. Trong vở tiểu phẩm này, tôi vào vai thầy bói còn anh Công Lý đóng vai người đi xem bói. Như vậy, thầy bói không nói luyên thuyên thì để người đi xem bói nói luyên thuyên à? Nếu anh Công Lý đóng vai thầy bói đi thì tôi sẽ im lặng nghe anh ấy nói.

Đó là điều hiển nhiên. Khi anh Công Lý nói tôi luyên thuyên như thế có nghĩa là anh không hiểu được tính chất của hài miền Nam.

Đôi khi diễn viên, đặc biệt là diễn viên hài miền Nam họ hay có những sáng tạo ngoài lề so với lúc tập. Khi lên diễn, cảm xúc thật nên họ thường nảy sinh thêm những cái không có trong kịch bản và người diễn viên có bản lĩnh là người có khả năng nắm bắt được sự sáng tạo của bạn diễn, tung hứng cùng với họ.

Đương nhiên, sự sáng tạo đó sẽ không đi quá xa so với kịch bản. Nếu tôi có diễn luyên luyên, đi quá xa với kịch bản gốc, tập một đằng, diễn một nẻo thì tôi nghĩ rằng, đạo diễn đã nhắc tôi rồi, đâu phải đợi bạn diễn phải lên tiếng. Khi đạo diễn chưa cắt nghĩa là mình vẫn nằm trong khuôn khổ cho phép.

Thậm chí nếu quay về, diễn viên có nói nhiều thì khi dựng phim, đạo diễn vẫn có quyền cắt nữa cơ mà. Đó là sự sáng tạo ngẫu hứng của diễn viên và điều đó, theo tôi là rất cần thiết.

Tôi nghĩ rằng, nếu như mình tập thế nào, lên sân khấu diễn như thế đó liệu có phải mình hơi hạn chế sự sáng tạo của mình hay không? Nếu đó một tiểu phẩm quay một lần thì còn đỡ chứ nếu đó là một vở kịch diễn hàng đêm mà đêm nào khán giả đi xem cũng thấy diễn viên diễn y như nhau thì họ có còn đi nữa không?

[justify]Mình phải diễn khác nhau, mặc dù cùng với nội dung đó, cảm xúc đó nhưng mình phải có những cử chỉ, điệu bộ, những câu nói khác nữa để làm mới chính vai diễn, tác phẩm của mình.[/justify]

Diễn viên hài, MC Trấn Thành
[justify]PV:- Diễn viên Công Lý có nói rằng, anh ấy xem hài miền Nam không cười được vì anh ấy không hiểu được tiếng. Anh nghĩ sao về điều này?

Trấn Thành: - Hài miền Nam và hài miền Bắc đều có cái hay riêng. Nếu ai đó nói rằng, xem hài miền Nam tôi không cười được vì tôi nghe không hiểu thì có phải là hơi bị cục bộ hay không? Nếu chúng ta nghe không được nghĩa là chúng ta không tập trung nghe chứ tại sao lại không nghe được?[/justify]

[justify]Các diễn viên hài miền Bắc vào Sài Gòn diễn, khán giả miền Nam vẫn nghe được. Lẽ dĩ nhiên là có hơi khó một chút nhưng không có nghĩa là hoàn toàn không nghe được.

PV:- Như vậy theo anh, ngôn ngữ không phải là rào cản cho sự xuất hiện của diễn viên miền Bắc trên sân khấu miền Nam và ngược lại?

Trấn Thành:- Đúng rồi. Ngay tại sân khấu của chị Hồng Vân một thời gian cũng đã có chương trình kịch Bắc tại Sài Gòn. Nếu như tiếng Bắc khó nghe, hài Bắc khó chấp nhận như thế tại sao người Sài Gòn vẫn đi xem.

Rõ ràng ngôn ngữ không phải là rào cản. Tại sao vẫn có diễn viên hài miền Nam ra Bắc diễn lại rất hút khán giả. Ai nói nghe không được, cười không được là do họ không muốn nghe, họ không muốn tập trung nghe.

Nếu đổ lỗi cho vấn đề ngôn ngữ thì tại sao người xem hài Nam - Bắc người miền Trung vẫn cười. Hãy thử hỏi người ở chính giữa ấy đi.

PV: - Vậy theo anh, hài miền Nam và hài miền bắc, cái nào hay hơn?

Trấn Thành: - Trả lời câu hỏi hài miền Nam hay hơn hay hài miền Bắc hay hơn thì rất khó. Với mỗi một cá nhân đã có cảm nhận khác nhau. Chưa chắc những người con miền Bắc đã hoàn toàn thích hài miền Bắc và có những người con của miền Nam vẫn thích hài miền Bắc.

Đâu đó vẫn bắt gặp người Sài gòn ra Bắc xem kịch và những người Hà Nội vẫn vui vẻ, sung sướng trong một sân khấu miền Nam. Đó là cảm nhận của mỗi người, không có cái nào hay hơn cái nào cả. Tôi xem hài miền Nam tôi vẫn cười giòn giã mà xem hài miền Bắc thì cũng thấy vô cùng thú vị. Quan trọng là mình phải xem với tinh thần tôn trọng và học hỏi.

Nhân đây, tôi cũng muốn nói rằng, nếu có nghệ sĩ nào nói rằng hài miền Nam chỉ là tấu hài. Nếu dùng từ đó thì nó hơi không đúng, thậm chí đó là một câu nói nhạy cảm. Nếu đọc bài báo đó, đa số nghệ sĩ miền Nam sẽ rất khó chịu. Nếu dùng từ hài miền Nam chỉ là tấu hài thôi thì phải hiểu rõ tấu hài là gì.

Tấu hài là chỉ có hai người nói, hoặc một người đứng nói. Không cần câu chuyện, không cần cốt chuyện, không cần nội dung, chỉ cần nói những lời thú vị khiến khán giả cười.

Còn khi diễn một vở kịch, có nội dung, có tình huống mà chỉ có hai người tung hứng thì nó vẫn là kịch, tiểu phẩm kịch, chứ không phải là tấu hài.

PV:- Có nghĩa là anh cho rằng, tấu hài ở vị trí thấp hơn so với hài kịch?

Trấn Thành: - Tôi không nói thế. Đừng có ai nghĩ rằng, tấu hài là rẻ tiền. Bạn hãy thử tưởng bạn có 15 phút để chọc cười khán giả, bạn làm điều gì? Đó là cả một sự thông minh, cả một đầu óc để bạn nghĩ ra những điều thú vị khiến khán giả cười.

Những điều đó thậm chí không cần mang một thông điệp gì cả, chỉ để người ta thư giãn, miễn nó không thô tục, nó không phi văn hóa, nó không vi phạm thuần phong mỹ tục thì những nụ cười ấy vẫn có giá trị chứ? Nó có giá trị về mặt làm người ta sảng khoái, bớt căng thẳng trong giờ làm việc. Đó là một thang thuốc cho nhiều người bệnh.

Hiện nay có rất nhiều khán giả vẫn trung thành với sân khấu tấu hài. Người ta vào sân khấu để được cười trước đã rồi nếu cái thông điệp nó hay, tự động người ta sẽ lắng lại chứ người không đến để được người nghệ sĩ dạy khôn.

Có ý kiến cho rằng, hài miền Nam là nhảm nhí vì nó chẳng có nội dung gì cả?

Đối với tôi, yếu tố đầu tiên của vở hài kịch là phải gây ra được tiếng cười. Nếu bạn không tạo được tiếng cười trong 50% thời lượng vở kịch coi như bạn đã thất bại rồi. Nếu chúng ta muốn tập trung vào nội dung, vào việc chuyển tải thông điệp, muốn nói cái điều gì đó sâu xa thì hãy làm một vở chính kịch rõ ràng đi.

Còn hài kịch thì mục đích chính là đem lại cho khán giả sự thư giãn. Ngay cả cái tên chương trình là Thư giãn cuối tuần nó cũng đã nói lên tiêu chí đó rồi. Sau cái thư giãn đó, vở hài kịch có thông điệp, có nội dung thì càng tốt, người xem sẽ nhớ mãi.

Đương nhiên nói như thế không có nghĩa là chúng ta chỉ quan tâm tới việc tạo ra tiếng cười mà không quan tâm tới nội dung nhưng nội dung chỉ chiếm tới 30 - 40% thành công của vở hài kịch, phần còn lại là tiếng cười. Chúng ta không tạo ra được sự hứng thú, không tạo ra được tiếng cười mà chỉ tập trung vào việc tạo ra sự sâu sắc thì chúng ta diễn kịch cho rồi.

Thị trường nó có sự phân chia cả rồi. Nếu ai muốn tìm những vở kịch có nội dung sâu sắc, có thông điệp thì họ sẽ tìm đến chính kịch. Nhưng ai chỉ muốn có được một tiếng cười sảng khoái thì người ta tìm đến với hài kịch. Ai muốn xem thể loại nào thì chọn.

Thị trường mà, không thể vì bán chai nước mát mà bạn nói nước mát là bổ, nước ngọt là độc. Có người thích uống nước ngọt, có người thích uống nước mát. Nếu cái gì không phù hợp thì nó đã bị đào thải rồi. Còn giờ đây, nó vẫn còn tức là nó vẫn có hiệu quả. Chúng ta không nên phiến diện nói hài miền Nam chỉ là tấu hài.

PV: - Vậy theo anh, đâu là sự khác biệt cơ bản giữa hài miền Nam và hài miền Bắc?

Trấn Thành: - Hài miền Bắc dùng ngôn ngữ nhiều và có nhiều sự liên tưởng. Khi khán giả xem họ phải suy nghĩ và liên tưởng từ cái này sang cái khác.

Còn người miền Nam thì theo tình huống và được nói thẳng toẹt ra. Tuy nhiên, đừng nghĩ họ nói trắng ra thì không thâm thúy. Họ nói trắng ra nhưng nó có sự bất ngờ, xung đột và kèm theo sự thông minh. Nếu không thông minh, không làm cho khán giả bất ngờ thì sự nói thẳng đó là vô nghĩa. Đừng có nghĩ rằng, hài hay là cứ phải ngồi một lúc, nghĩ rồi mới cười được.

Nghệ thuật nó có nhiều cách thể hiện, nó có nhiều đường dẫn giống như chúng ta đi bộ, đi xe đi tàu, đi cái gì cũng được miễn là tới được địa điểm mà chúng ta muốn đến. Với tôi, diễn hài như nào cũng được miễn là có được tiếng cười của khán giả mà không vi phạm đạo đức, không vi phạm thuần phong mỹ tục.

PV: - Liệu có khi nào hài hai miền Nam Bắc hòa hợp được với nhau không?

Trấn Thành:- Một nghệ sĩ nào khéo léo thì sẽ dung hòa được, lấy sự sâu sắc những nội dung thâm thúy của hài miền Bắc cộng với sự nhanh nhẹn, thông minh, năng động của hài miền Nam thành một thể loại kịch vừa đáp ứng được thẩm mỹ và đáp ứng được mặt giải trí thì đó đúng nghĩa là hài kịch.

PV:- Con đường đi tới những vở hài kịch "hoàn hảo" như thế, theo anh có còn xa?

Trấn Thành:- Hoàn toàn không xa. Hiện nay nó đã tồn tại. Chẳng hạn như Xuân Hinh, anh ấy có thể đi khắp Việt Nam và chọc cười tất cả mọi người. Nghệ sĩ Xuân Hinh đâu có diễn chầm chậm, anh diễn rất nhanh, giống hài miền Nam và khán giả rất thú vị. Rồi còn có Thành Lộc, Hồng Vân, Hoài Linh đấy thôi.[/justify]

[justify]- Xin cảm ơn anh vì cuộc trò chuyện![/justify]

[justify][/justify]


[size=1][size=5]Cát Phượng:Trấn Thành làm khán giả nhức óc, Công Lý thì…[/size][/size][justify]Ngoài ra, diễn viên hài miền Nam – Cát Phượng cũng thẳng thắn bày tỏ quan điểm không thích cách diễn hài của Trấn Thành. Trấn Thành nói luyên thuyên, nói dài làm khán giả nhức cả óc![/justify]


PV: - Là diễn viên đắt show với các sân khấu hài miền Nam, chị có dành thời gian xem hài miền Bắc hay không?

Cát Phượng: - Có chứ!

PV: - Những yếu tố nào trong hài miền Bắc lôi cuốn và hấp dẫn chị?

Cát Phượng: - Đó chính là sự tinh tế, sâu sắc. Hài trong Nam tôi đi diễn thì nó đơn giản hơn, không thâm thúy như hài miền Bắc.

Cái hài của Công Lý nó nặng nề lắm! Đã diễn hài là phải tự nhiên mà cố diễn thì thành ra người xem khó chịu. Tôi thấy khi diễn, Công Lý hay cố làm hài!
[justify]PV: - Với dàn diễn viên hài miền Bắc chị yêu thích ai?

Cát Phượng: - Tôi thích Xuân Bắc, Vân Dung.

PV: - Còn Công Lý và các diễn viên hài khác thì sao?

Cát Phượng: - Với Công Lý, anh chị em nghệ sĩ hài miền Nam không ai thích.

PV: - Vì sao chị lại không thích xem Công Lý diễn hài?

Cát Phượng: - Bởi cái hài của Công Lý nó nặng nề lắm! Đã diễn hài là phải tự nhiên mà cố diễn thì thành ra người xem khó chịu. Tôi thấy khi diễn, Công Lý hay cố làm hài!

PV: - Là diễn viên lâu năm, chị có thể phác họa những nét đặc trưng của hài miền Nam?

Cát Phượng: - Theo tôi, hài miền Nam không có đặc trưng mà theo thị hiếu khán giả. Hài trong Nam, tôi có cảm tưởng là rất bình dân, cười xuề xòa, cười ngay tại chỗ thì khán giả rất thích. Ngược lại, phải suy ngẫm xong mới cười thì khán giả miền Nam hoàn toàn không thích.

PV: - Diễn viên hài Công Lý của miền Bắc không thích xem hài Nam, theo Xuân Bắc, hài Nam hay diễn theo kiểu tự biên, tự tiện. Đặc biệt, ngôn ngữ hài miền Nam khó nghe và khó gây cười! Chị có ý kiến gì về những nhận xét này của Công Lý?

Cát Phượng: - Bản thân anh chị em nghệ sĩ miền Bắc vào Nam diễn hài khán giả cũng không hiểu. Vì vậy, trước khi đến một vùng miền nào biểu diễn, người diễn viên cần tìm hiểu rõ về ngôn ngữ đặc trưng vùng miền. Ngay bản thân tôi, khi ra Bắc diễn hài, tôi cũng diễn bằng tiếng của người Bắc.

Chỉ Công Lý không hiểu về hài miền Nam hoặc anh cố tình không muốn hiểu. Những nghệ sĩ hài miền Nam ra Bắc diễn như chị Hồng Vân, anh Bảo Chung, Thúy Nga, Cát Phượng tôi nữa… khán giả miền Bắc rất thích và đón nhận nồng nhiệt.[/justify]

Công Lý nói Trấn Thành diễn hài luyên thuyên thì đúng
[justify]Vậy thì khán giả miền Bắc hiểu hay không hiểu hài miền Nam? Trong khi đó, những nghệ sĩ hài miền Bắc vào Nam diễn, khán giả ít đón nhận, vì họ không hiểu và điển hình là Công Lý. Khán giả trong Nam không hiểu và không thích Công Lý.

Đơn giản, bởi Công Lý diễn hài mà cố làm ra hài. Hơn nữa, anh ấy không chịu tìm hiểu những ngôn từ trong Nam như Vân Dung, Xuân Bắc, Quang Thắng.

Riêng nhận xét về cách diễn của hài miền Nam tự biên, tự tiện theo tôi nó chỉ đúng với một số diễn viên hài miền Nam, chẳng hạn như Trấn Thành. Bản thân Trấn Thành là người miền Nam nhưng khi diễn ở trong sân khấu hài Nam tôi cũng không thích!

PV: - Vì sao chị lại không thích Trấn Thành diễn hài?

Cát Phượng: - Trấn Thành diễn hề nói nên cậu ấy nói quá nhiều, nói nhiều đến mức làm khán giả nhức cả óc. Thêm vào đó, vì là hề nói nên không có tình huống, buộc Trấn Thành phải nói để cho khán giả cười, càng nói nhiều thì khán giả càng nhức óc.

Công Lý nói Trấn Thành diễn hài luyên thuyên thì đúng còn với những diễn viên khác thì không. Tôi nhớ, có lần ra Bắc diễn, anh Công Lý cũng hỏi tôi: “Sao em ít nói thế?”

Tôi trả lời Công Lý: “Nói cái gì nó đúng thì thôi, em đâu phải hề nói mà nói luyên thuyên được!”

PV: - Để làm một diễn viên hề nói như Trấn Thành cần phải có sự thông minh, hoạt ngôn và am hiểu. Theo chị có đúng không?

Cát Phượng: - Không! Hoàn toàn không đúng!

Trấn Thành xuất thân từ MC, khi làm MC mà cậu ấy cũng nói khá nhiều! Đến khi chuyển sang diễn hài cậu ấy vẫn thế, nói nhiều.

Cũng xuất thân từ làm MC nhưng khi xem Thanh Bạch diễn hài anh ấy đâu có nói nhiều. Anh Thanh Bạch diễn đi theo vai, theo tình huống rất tốt.

Với cách diễn của Trấn Thành, không có tình huống chỉ dùng lời nói, ban đầu thì khán giả thích nhưng đến lần thứ 2, thứ 3 khán giả sẽ thấy mệt mỏi và chán.[/justify]

Trấn Thành diễn hề nói nên cậu ấy nói quá nhiều, nói nhiều đến mức làm khán giả nhức cả óc .
[justify]PV: - Ở sân khấu hài Nam, diễn như thế nào thì được khán giả thích?

Cát Phượng: - Nếu diễn cho một vở hài hơn 2 giờ đồng hồ, thì tùy vào tuyến nhân vật, tuyến hài tình huống sẽ được khán giả đón nhận. Với tôi, khi diễn, tôi ít nói, tôi chủ yếu dùng hành động để khán giả cười và thích.

PV: - Chị từng nói hài miền Bắc thâm thúy hơn hài miền Nam. Khi xem hài Bắc chị có thấy mệt mỏi vì phải nghĩ thì mới cười được hay không?

Cát Phượng: - Tôi rút ra được một số vấn đề khi xem gala cười những năm trước. Năm 2003, một số diễn viên miền Bắc có vào Nam làm gala cười cùng chị Hồng Vân, tôi đi xem và đúng thật, đêm về ngẫm nghĩ mới cười được.

Đấy là hài thâm thúy, nhưng trong Nam mình hoàn toàn không thích. Người miền Nam rất thích mắt xem, óc hiểu, miệng cười ngay. Đã hài thì nên để cho khán giả cười tại chỗ, cười sảng khoái chứ phải suy nghĩ một tí thì nó nặng nề lắm.

Nhưng sau đợt gala đó, khán giả miền Nam nhận xét: có thể khi vào Nam đi diễn, nhận được nhiều ý kiến phản đối nên hài miền Bắc dạo này dễ xem hơn.

Xuân Bắc, Vân Dung, Quang Thắng,.. vào Nam đi diễn đã ảnh hưởng cách diễn của người Nam nên khán giả rất thích và cười thoải mái.

PV: - Dư luận đánh giá, hài miền Bắc gần đây nội dung rất nhạt và bắt đầu học theo cách diễn của hài Nam. Chị có nhận thấy sự thay đổi này của hài miền Bắc hay không?

Cát Phượng: - Khán giả đánh giá như vậy là hoàn toàn đúng. Nhưng tôi nghĩ hài miền Bắc không nên học theo hài miền Nam nhiều quá, nên kết hợp cả hai thì sẽ tuyệt vời hơn!

PV: - Để diễn hài như miền Bắc thì không khó. Ngược lại, diễn hài Nam, làm thế nào để khán giả cười ngay mới là khó. Theo chị có đúng không?

Cát Phượng: - Đúng rồi! Diễn hài Bắc không khó đâu. Hài Nam mới là khó!

Xin cám ơn chị![/justify]

[justify][/justify]

[justify][/justify]

[justify]Chườm mặt lên báo rồi chỉ trích nhau có mang lại tình cảm của khán giả cho mấy anh chị không nhỉ?[/justify]

[justify][/justify]

[justify]Nói vậy chẳng khác nào gián tiếp kích động chiến tranh 2 miền Nam - Bắc.[/justify]

[justify]Hài miền nào có cái hay riêng của nó - phở với cơm tấm là đều có cái ngon khác nhau, so sánh cái nào ngon hơn cái nào là không thể. [/justify]

[justify][/justify]

[justify]Khán giả tự có cách đánh giá riêng của họ, ai luyên thuyên, ai thâm thúy, ai rẻ tiền, ai nhạt, ai dở… tự họ biết đánh giá. Các anh chị cứ phải xoắn làm gì ấy nhỉ? 3ahhyes3[/justify]

[justify][/justify]

[justify]Riêng mình dị ứng với chị Cát Phượng khi chị ấy phán câu: "Diễn hài Bắc không khó đâu. Hài Nam mới là khó!" - Bá cmn đạo rồi 3bored3[/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)