Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) thông báo tê giác đen miền tây châu Phi tuyệt chủng hôm qua, chưa đầy một tháng sau khi con tê giác một sừng cuối cùng tại Việt Nam được xác nhận đã chết.
> Tẩm độc vào sừng tê giác
[justify]Thông báo của IUCN được đưa ra sau khi các chuyên gia đánh giá lại tình trạng của tê giác đen miền tây châu Phi. IUCN kết luận loài tê giác trắng miền bắc (hay tê giác môi vuông) châu Phi và tê giác một sừng tại Việt Nam - hai phân loài gần gũi với tê giác đen miền tây châu Phi - cũng chịu chung số phận, AFP đưa tin.[/justify]
[justify]“Chỉ còn một quần thể tê giác nhỏ đang sống tại đảo Java của Indonesia, song số lượng của chúng đang giảm dần”, IUCN cho biết.[/justify]
[justify]IUCN nhận định sự thờ ơ của các chính trị gia, hoạt động buôn lậu của các tổ chức tội phạm, nhu cầu đối với sừng tê giác, hoạt động săn bắn thương mại, sự thiếu vắng các nỗ lực bảo tồn là những mối hiểm họa chính đối với tê giác.[/justify]
[justify]Ngày 25/10, Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (WWF) tuyên bố tê giác một sừng tuyệt chủng tại Việt Nam. Trước khi chết con tê giác cuối cùng sống trong vườn quốc gia Cát Tiên. Nạn săn trộm có thể là nguyên nhân khiến con vật mất mạng.[/justify]
[justify]Tê giác trắng miền nam châu Phi là phân loài may mắn so với các phân loài khác. Nếu như số lượng tê giác trắng miền nam châu Phi chỉ vào khoảng 100 con hồi cuối thế kỷ 19 thì hiện nay con số đó đã tăng lên hơn 20.000 nhờ các chương trình bảo tồn.[/justify]