Nụ hôn của Mr.Đàm dành cho một nhà sư trẻ tối 4/11 tại phòng trà Không Tên đã khiến dư luận hết sức bức xúc.
[justify]Làng giải trí Việt mấy tuần nay ai nấy đều xôn xao, "cháy và chạy" hết mình trước những đêm nhạc gây quỹ giúp ca sĩ Wanbi Tuấn Anh vượt qua cơn bạo bệnh.[/justify]
[justify]Và cái xôn xao, cái hết mình của giới nghệ sĩ ấy đã lan sang cả giới Phật khi ông hoàng nhạc Việt Đàm Vĩnh Hưng chẳng ngần ngại “khóa môi” một vị sư thầy ngay dưới ánh đèn sân khấu.[/justify]
Hai nhà sư được Mr Đàm "khóa môi" ngay trên sân khấu. (Ảnh Xzone.vn)
[justify]Sự việc bắt đầu từ lời hứa hẹn của Mr.Đàm rằng nếu vị khách nào mua chai rượu bán đấu giá ủng hộ Wanbi Tuấn Anh sẽ nhận được một nụ hôn từ chính anh.
Sau màn đấu giá ồn ào ở phòng trà Không Tên (TP.HCM), chai rượu “nghĩa tình” kia đã được định giá 55 triệu đồng.
Mọi chuyện sẽ nhanh chóng trôi vào quên lãng nếu chủ nhân của chai rượu kia không phải là… hai nhà sư và tiền mua rượu chính là tiền cúng dường của các Phật tử.
Cũng không ít người hoài nghi hai người khoác trên mình chiếc áo của nhà Phật ngày hôm ấy có thực sự là những nhà tu hành. Và câu trả lời cho những hoài nghi ấy là cả hai người đều là những người của nhà Phật.
Nhà sư bị khóa môi là tỳ kheo Thích Pháp Định, 24 tuổi, hiện đang tu học tại Thiền viện Phước Sơn (tỉnh Đồng Nai). Nhà sư lớn tuổi hơn đội nón lá là Hòa thượng Thích Giác Ân, hiện đang trụ trì tại chùa Quan Âm (tỉnh Đồng Tháp).[/justify]
Sư Thích Pháp Định, 24 tuổi, đang tu học tại Thiền viện Phước Sơn, người được Mr.Đàm "khóa môi" tại phòng trà Không Tên.
(Ảnh Xzone.vn)
(Ảnh Xzone.vn)
[justify]Sự việc sẽ chẳng lùm xùm nếu như người trong cuộc biết được điểm dừng cần thiết để không tự biến mình thành nhân vật chính trong một câu chuyện cười ra nước mắt giữa dòng đời đầy rẫy những xô bồ này.
Ai cũng biết việc nhà sư đến chốn đông người xem đàn ca, múa hát là phạm vào giới luật. Việc mua rượu (vì bất cứ lý do gì) cũng là không chấp nhận được và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh nhà Phật.
Không ít độc giả đã phải đặt câu hỏi trước cái lẽ đời hết sức bình thường ấy: “Tại sao nhà sư lại mua rượu, khi mà quy định của đạo Phật đối với người tu hành là cấm uống rượu, dù là làm từ thiện thì sao không sử dụng hình thức khác, có nhất thiết phải mua rượu không? Nếu có tiền, đơn giản sao không tặng tiền?"
Cái sự đòi một nụ hôn và “mạnh miệng” đề cập đến chuyện nam nữ ngay trên sân khấu sáng ánh đèn của hai nhà sư trẻ đã đưa thiên hạ đi hết từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác.
Nhiều người vào giây phút ấy sẽ cười to, sẽ “ố, á” nhưng khi bình tâm nghĩ lại không ít người trong số họ nhận ra rằng những gì diễn ra trước mắt mình mang nghĩa trọn vẹn của một từ “lố”.
Và mặc dù Thượng tọa Thích Bửu Chánh, trụ trì Thiền viện Phước Sơn cho biết tỳ kheo Pháp Định có biểu hiện không bình thường về mặt thần kinh, hay giao tiếp với giới nghệ sĩ… thì việc một nụ hôn đặt trên môi người tu hành giữa chốn đông người vẫn khiến dư luận vô cùng bàng hoàng.
Ranh giới giữa chốn trần tục đầy bụi bặm và cõi tu hành thanh sạch chỉ vì một hành động có phần cao hứng giữa cả người cho và người nhận bị xóa nhòa chỉ trong phút chốc.
Bụi trần hay nói chính xác hơn thứ bụi từ thế giới showbiz Việt vốn đầy hỗn mang đã theo nụ hôn kia vương vào cõi Phật khiến bao người cảm thấy nhói lòng.[/justify]