Nghệ thuật - blog 2008-09-23 15:24:52

Thơ blog bạo hơn thơ in giấy!


[justify]Mới đây, lần đầu tiên một tập thơ được xuất bản tại Việt Nam của Hội Blogger Hà Nội, và lần đầu thơ đăng kèm cảm nhận. Tập thơ còn mạnh bạo đưa ra những bài thơ mà báo giấy không dám đăng. Các bài thơ đã được miễn phí trên mạng, giờ tập hợp lại thành sách in đế bán, liệu có mang lại hiệu quả gì hay cũng chỉ mang tính chất kỷ niệm? Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo - người chịu trách nhiệm chính trong tuyển chọn thơ nói về câu chuyện xung quanh tập thơ và đời sống thơ hiện nay.[/justify]
[justify]* Net Mùa Thu là tập thơ có ‎‎ý tưởng lạ: kết hợp bài thơ đăng trên mạng và các comment. Điều này có thể thu hút bạn đọc. Song chưa đủ, ngoài điều đó, liệu điểm chính là những bài thơ lạ, mới và hay thì như thế nào?[/justify]
[justify]- Trước hết tôi khẳng định đây là tập thơ NET đầu tiên xuất bản ở Việt Nam được chọn trên cơ sở “bầu chọn trực tiếp” của bạn đọc bằng comment (cảm nhận, góp ý) của người đọc văn học mạng (Internet) và quan điểm của Ban tuyển chọn. Có bài thơ hàng trăm cảm nhận của bạn đọc và cũng có bài thơ không nhiều comment. Tuy vậy, hầu hết những bài thơ được chọn trong Net Mùa Thu đã gây được sự chú ý của “dư luận” bạn đọc văn học mạng. Một tập thơ phong phú về đề tài, đa dạng về phong cách và đặc biệt có nét táo bạo về cách tân cả nội dung và hình thức, thậm chí có bài mà báo giấy “sợ” không dám đăng.[/justify]
[justify]* Khi tham gia tuyển chọn, điều gì làm cho anh thấy hứng thú ở tập thơ này? Anh đánh giá Net Mùa Thu ở mức độ nào: một tập thơ kỷ niệm hay một tập thơ đáng đọc…?[/justify]
[justify]- Có lẽ hứng thú nhất là hình thức in bài thơ kèm những comment. Tôi nghĩ tới bạn đọc rộng rãi khi đọc xong bài thơ rồi đọc “ý kiến nóng” của người khác về bài thơ đó, họ sẽ có sự so sánh với cảm nhận của chính họ, và điều thú vị sẽ xảy ra là người đọc sẽ “động não” và có “ý thức phê bình” hơn khi đọc thơ. Điều đó làm cho thơ gần gũi và đi sâu vào bạn đọc hơn. Vì vậy, nó vượt qua quan niệm in thơ hiếu hỷ, và tất nhiên tôi tin nó có sức hấp dẫn bạn đọc.[/justify]
[justify]“Nếu nhà thơ trước những năm 1990 được sủng ái hâm mộ vào bậc nhất trong công chúng yêu thơ, thì bây giờ được thay thế bằng minh tinh màn bạc, bóng đá hay hoa hậu.”[/justify]
[justify]* “Nhà nhà làm thơ, người người làm thơ” - gần như ai cũng biết. Thế nhưng chúng ta thấy nhà thơ thực sự có câu thơ in vào trí nhớ bạn đọc lại không nhiều. Và các tập thơ hàng ngày, hàng tháng xuất hiện nhưng số lượng chỉ 500-1000 cuốn. Lâu rồi chưa có 1 tập thơ, bài thơ ấn tượng truyền tay nhau, chưa có một nhà thơ trẻ nào được tôn vinh như thời các anh. Theo anh do bối cảnh văn chương hay do chính tác giả, tác phẩm?[/justify]
[justify]- Tôi từng tin “thơ ta vẫn hay”, và hiện nay tôi vẫn tin như thế. Nhưng kinh tế thị trường xáo động đã chi phối xã hội thưởng thức thơ. Nếu nhà thơ trước những năm 1990 được sủng ái hâm mộ vào bậc nhất trong công chúng yêu thơ, thì bây giờ được thay thế bằng minh tinh màn bạc, bóng đá hay hoa hậu. Tôi đọc thơ trên mạng, đặc biệt trên các blog thỉnh thoảng ngạc nhiên về những giọng thơ lạ, những bài thơ lạ và hay mà không thấy xuất hiện trên báo giấy. Có những “tài thơ” như thế đấy, họ chỉ đi tìm tri âm trên mạng.[/justify]
[justify]“Nếu Hoài Thanh còn sống để đọc thơ trên blog, chắc ông cũng sẽ là “nhà phê bình nóng”![/justify]
[justify]* Tình trạng nhà thơ trẻ gần như được nhắc đến hay bị dư luận tranh cãi bởi các xu hướng mới, nhưng cũng mới chỉ được nhớ đến tên hoặc vài câu thơ. Một phần vì chỉ có một số người quan tâm, một phần chỉ được nhắc trên báo, thiếu những bài phê bình thực sự thấu đáo. Phê bình nhờ nhờ, thiếu trình độ hay thiếu bản lĩnh. Phải chăng có một l‎ý giải khác: chúng ta thiếu nhà phê bình như Hoài Thanh, Hoài Chân để có thể mang tới những chọn lựa và cái nhìn sắc sảo hơn với thơ?[/justify]
[justify]- Chỉ những nhà phê bình thực sự đam mê thơ mới có thể phê bình thơ hay. Lòng đam mê cho họ sự gần gũi, hiểu biết về thơ, và đặc biệt là chân thành với thơ. Nhiều comment trên các blog như những bài bình thơ thực sự, những bài “bình nóng” và trực tiếp thường bộc lộ rất rõ chính kiến, cảm xúc của “nhà-phê-bình-bạn-đọc”. Nếu Hoài Thanh còn sống để đọc thơ trên blog, chắc ông cũng sẽ là “nhà phê bình nóng” mà nhà thơ nào cũng sẽ vinh dự khi được ông gõ comment vào bài thơ của họ. Về phê bình thơ hiện nay, tôi lo lắng nhưng chưa hề thất vọng.[/justify]
[justify]* Với anh, những bài thơ của anh được bạn đọc nhớ đến và thuộc có xuất hiện chậm so với thời gian sáng tác hay là ngay lập tức được đón nhận?[/justify]
[justify]- Khi bài thơ xuất hiện trên blog, sự phản hồi của bạn đọc rất nhanh: khen, chê, hoặc thờ ơ. Những bài nhiều comment cảm nhận, thậm chí thành bài bình luận ngắn, thường để lại ấn tượng cho người đọc. Thời hoàng kim của công chúng thơ trước đây, những bài thơ hay của tôi được người đọc nhớ rất nhanh. Chỉ loại thơ cách tân quá bạo liệt mới phải chờ thời gian “xếp hạng”.[/justify]
[justify]“Cách biên tập và xuất bản chưa chuẩn của ta cũng góp phần thúc đẩy văn học mạng phát triển”![/justify]
[justify]* Thơ văn rõ ràng đang đi ngược: rất nhiều tác phẩm đăng trên mạng rồi mới quay trở lại in sách. Anh có cho rằng đây là xu hướng của văn học hiện đại? (Trung Quốc đã khá thành công với mô hình này)[/justify]
[justify]- Nếu nhà văn công bố tác phẩm và giữ bản quyền trên mạng trước khi in báo, in sách thì không thể gọi là ngược. Nó như là giai đoạn thăm dò và điều chỉnh khiếm khuyết của tác phẩm cho đến hoàn hảo. Nhiều tác giả đã sửa lại tác phẩm qua ý kiến sâu sắc, thong minh, bất ngờ của bạn đọc mạng. Ngay trong một thời gian nằm trên mạng, có tác phẩm được sửa chữa nhiều lần khác nhau. Vấn đề công chúng mạng khuyến khích nhà văn rất nhiều trong sáng tạo. Cách biên tập và xuất bản chưa chuẩn của ta cũng góp phần thúc đẩy văn học mạng phát triển. Xu hướng hiện đại là xu hướng tự do cho văn học phát triển.[/justify]
[justify]* Tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ để tạo nên những cuốn best - seller trong bối cảnh hiện nay đang là điều vô cùng khó khăn. Nhưng khi thơ văn đẩy lên mạng ta cũng có thể thấy có một lượng độc giả khá và các bài thơ đã có sự phản hồi. Theo anh, thơ liệu có sự bứt phá nào đấy, hay chỉ là những tác phẩm in đẹp, kỷ niệm, còn giờ là thời của internet-các bài thơ cũng chỉ được đón nhận từ mạng?[/justify]
[justify]

[/justify]
[justify]- Thời nay cuốn sách best-seller thường cộng hưởng với quảng cáo, tiếp thị. Tất nhiên nó cũng phải có “nội lực” nhất định. Có chiêu quảng cáo độc hơn là “thuê thu hồi sách rồi phạt vi phạm hành chính dăm triệu thôi”. Ha ha, thế đấy, “của cấm là của quí”, bạn đọc tha hồ tìm sách cấm qua chợ đen. Lợi nhuận trôi vào nhà sách, còn tác giả thì ngoài tiền bạc còn được công chúng phong danh hiệu “hiệp sĩ bị trù dập”. Vấn đề thực chất của văn chương phát triển lại nằm ở chỗ khác, đó là văn tài và văn hay.[/justify]
[justify]“Tôi tin rồi sự phá cách và phá phách của lớp trẻ sẽ đến lúc trưởng thành hơn!”[/justify]
[justify]* Thời gian vừa qua cũng có một số nhà thơ, khuynh hướng thơ được coi là lạ lẫm, bạo dạn và gây sốc xuất hiện. Tuy họ chưa tạo được một khuynh hướng mới, một tên tuổi thơ đủ sức hấp dẫn và lôi cuốn bạn đọc nhưng họ đã dám thể nghiệm, dám sống với suy nghĩ của mình. Ông nghĩ thế nào về các cây viết trẻ và sự đón nhận của công chúng với thơ mới - thơ hậu hiện đại?[/justify]
[justify]- Không ai muốn làm thơ như cũ, phải làm mới. Nhưng rất nhiều người kể cả người đã nổi tiếng vẫn lực bất tòng tâm. Ngay cả trẻ cũng vậy, nhưng trẻ bao giờ cũng có lợi thế của họ. Họ trẻ nên nhìn thế giới mới mẻ hơn. Thơ hiện đại hay thơ hậu hiện đại chủ yếu là thay đổi hình thức, cách nói. Nó cũng chẳng hơn lục bát hay xon-nê, Đường luật… về hình thức. Nhưng nếu nó làm cho công chúng thích thì kho tàng thơ sẽ phong phú và mới mẻ hơn. Tôi tin rồi sự phá cách và phá phách của lớp trẻ sẽ đến lúc trưởng thành hơn.[/justify]
[justify]* Con đường của các nhà thơ trẻ bây giờ gần giống nhau: ban đầu say mê, miệt mài với thơ, với rất nhiều tuyên ngôn và sự dấn thân. Song dần dần bị giảm nhiệt và làm thơ như một sự trang trí, còn hầu hết chuyển nghề báo, văn, hội họa, biên kịch… Con đường thơ văn vì thế mà cũng rời rạc? Đây có phải là cách làm không chuyên nghiệp và bước vào ngõ cụt của các nhà thơ?[/justify]
[justify]- Đó là đồ thị phổ biến của các nhà thơ trẻ, một đồ thị lên nhanh xuống nhanh rồi đi ngang. Có lẽ nó nhuốm phải căn bệnh “đi tắt đón đầu” “ăn xổi ở thì” mà cha ông đã chỉ ra. Đó không phải phẩm cách của nhà thơ. Cuộc sống khó khăn cũng xô đẩy họ và ta có thể ngậm ngùi thông cảm và chia tay họ. Nhưng với những tài năng văn chương thật sự thì ta vẫn có quyền hy vọng họ sẽ vẽ một đồ thị khác lạc quan hơn.[/justify]
[justify]* Nếu được chọn 5 gương mặt thơ trẻ, anh sẽ chọn ai? Liệu đủ đủ để chọn 5 hay đông hơn, có thể chọn được 10?[/justify]
[justify]- Thú thực tôi không thích làm giám khảo để lựa chọn. Đối với người trẻ, tôi thích cá tính và dấu hiệu bí ẩn của tài năng. Những tên tuổi thơ trẻ giao thời giữa hai thế kỷ tôi đã nói nhiều đến Văn Cầm Hải, Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly… đã dần tự khẳng định mình. Giờ thấy xuất hiện Trang Thanh, Dương Anh Xuân, Trương Quế Chi, Nguyên Anh hay Nguyễn Thế Hoàng Linh… Hy vọng thì nhiều, nhưng quan trọng phải là sự tự bứt phá của chính họ. Nếu họ tung thơ lên blog riêng chắc sẽ hiểu rõ mình hơn qua bạn đọc, bởi thơ trên blog đang làm xao động và thu hút sự chú ý của công chúng thơ hiện nay.[/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)