Tâm sự - chia sẻ 2011-11-18 04:49:00

Thói xấu khi online ................


[justify]Giỏi tưởng tượng[/justify]

[justify]Khi lên mạng, dường như trí tưởng tượng của con người bay xa hơn và suy nghĩ cũng trở nên “ảo diệu” hơn. Với một tình huống bình thường, họ có thể thêu dệt lên bằng từ ngữ để rồi nó trở thành “tâm điểm” trên mạng. Thế nên mới có từ “chém gió”. Từ này phổ biến trên mạng trước nhất, sau đó mới lan ra đời sống thật và trở thành từ ngữ phổ biến mà giới trẻ hay dùng.[/justify]

[justify]Mỗi ngày, bạn xem những dòng status được cập nhật liên tục trên Facebook, có bao nhiêu trong số đó là sự thật hoàn toàn? Cái này không ai kiểm chứng được.[/justify]

[justify]Chẳng hạn như T.P (sinh viên năm 2 ĐH Hồng Bàng), mỗi dòng status đều được rất nhiều người like và bình luận. Khi thì anh chàng bảo rằng mình vừa ra đường và gặp một cô nàng bán hàng rong “xinh hơn cả thiên thần”, rồi nào là vừa đang ăn tiệc ở nhà hàng, vừa được tặng điện thoại… Tất cả đều là sự thật nhưng chỉ đáng tin có…50% vì 50% còn lại do anh chàng tự hư cấu, thêu dệt nên cho thêm phần hấp dẫn, bởi vì: “Trên mạng mà, có ai kiểm chứng sự thật đâu!”[/justify]

[justify]“Ném đá hội đồng”[/justify]

[justify]Chỉ cần một bài báo nào đó đưa thông tin, dù tích cực hay tiêu cực thì vẫn có những màn “ném đá hội đồng”, chỉ về việc một nhóm người nào đó bất mãn với thông tin và nêu mạnh ý kiến của mình, thậm chí có thể chửi bới, khinh miệt, hoặc dùng chính câu chữ để công kích, phản biện theo cách tiêu cực nhất có thể. Nếu bài báo đó chê, họ cũng sẽ chê thậm tệ còn nếu bài báo nào khen hay thì đại đa số sẽ “ném đá” những ai phản đối. Đó là đặc điểm phổ biến mà mọi người thường thấy ở mục bình luận trên youtube, facebook, các trang báo điện tử và các diễn đàn.[/justify]

[justify]Gần đây, vài trang báo điện tử đưa tin về chuyện tình cảm của một cô cả sĩ nọ, trên diễn đàn W, mọi người thi nhau “ném đá” cô ca sĩ ấy bằng những từ ngữ tồi tệ nhất, một vài người khác có ý kiến trung lập cũng bị “lên án”, chẳng hạn như: “Chắc bạn là người quen của cô ấy chứ gì?”, “Bạn cũng đang phá hoại hạnh phúc gia đình người khác nên mới tỏ ra cảm thông đúng không, dừng lại được rồi đó bạn?”… Dẫu đó chỉ là những từ ngữ vô tri nhưng có thể khiến người người khác cảm thấy suy sụp tinh thần rất nhiều.[/justify]



[justify]Gây hiềm khích, thích “dìm hàng”[/justify]

[justify]Trên các diễn đàn, người ta thường dùng thuật ngữ “troll” để ám chỉ những người thích chọc tức người khác bằng việc nói ngông, nói không có căn cứ nhưng cứ thích cãi lý, hoặc gây xáo trộn mọi thứ, làm cho những người “cùng chung chí hướng” trở nên hiểu lầm hoặc ghét nhau. Nói một cách đơn giản hơn, những người được cho là “troll” thường có những hành động như sau: trích dẫn lại ý kiến của người khác và chê bai, chọc tức người đó, nếu người đó bị đụng chạm và gân cổ cãi thì “troll” đã thành công. “Troll” kiên nhẫn và ngoan cố đến mức nếu cứ tiếp tục cãi và chửi thì “troll” càng thích. Vì vậy, cách tốt nhất là tỏ ra không quan tâm, không chú ý những gì “troll” bày tỏ cho đến khi “troll” im lặng.[/justify]

[justify]B.L (sinh viên năm 2 khoa CNTT) chia sẻ: “Trên các diễn đàn công nghệ, “troll” xuất hiện rất nhiều và gây khó chịu cho mọi người hơn cả việc gặp một ai đó dở hơi ngoài đời thật. Mỗi khi mình bình luận hay nêu ý kiến gì thì troll cũng cố “dìm hàng” hoặc nói xấu, chọc tức. Đó là điểm phổ biến trên mạng vì “có ai biết ai là ai đâu, gây sự thoải mái””[/justify]

[justify]Đó là chưa kể, có nhiều bạn thường thích chọc ghẹo bạn mình theo nhiều cách khác nhau, nhưng vì “nạn nhân” quá yếu thế (do bị quá nhiều người trêu chọc, nói xấu) nên đành “ngậm bồ hòn” cho qua. Dẫu đôi khi bạn bè chỉ giỡn với nhau chút thôi, nhưng đôi khi sự cời cợt đó vô tình làm tổn thương người khác.[/justify]

[justify]Nói nhiều, chửi bậy[/justify]

[justify]Một số “tín đồ online” cực kì ít nói và hiền lành ngoài đời nhưng trên mạng họ sẵn sàng “văng tục” và nói nhiều với mục đích thể hiện…cá tính. “Khi lên mạng phải làm sao cho gây chú ý, không ai thấy nhau nên phải dùng từ ngữ để thể hiện thôi” - Thái Bình (sinh viên năm 2 trường ĐH CN) chia sẻ.[/justify]

[justify]Chính vì vậy, nhiều bạn (đặc biệt là các chàng trai) ngoài đời thì rất…lành tính nhưng khi lên mạng lại khiến mọi người ngạc nhiên và bất ngờ với tài “diễn đạt bằng chữ”, cũng như nói bậy và nói tục không cách nào chữa được.[/justify]

[justify]Bích Trâm (lớp 12 trường THPT HHT) chia sẻ: “Cái này là tình hình chung trên mạng. Nhiều người nhiễm thói xấu ấy lắm. Hôm nọ mình thấy anh chàng kia, là sinh viên đại học đàng hoàng, vậy mà vào quán net gõ toàn những dòng nói tục, cứ có chữ đệm, rồi hăng say gõ, trong khi ngoài đời im lìm à!”[/justify]

o0o


[justify]Những thói xấu trên mạng, nếu không biết cách khắc phục thì dần dà sẽ lây lan và sinh ra nhiều điều tiêu cực. Mạng cũng như một xã hội thu nhỏ, khi xã hội ấy không còn kỉ cương trật tự thì chính bạn cũng là người chịu ảnh hưởng. Vì vậy, hãy tự ý thức và khắc phục những thói xấu đang “nhen nhóm” trong bạn.[/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)