3blingeye3 3blingeye3 3blingeye3 3blingeye3 3aha3
"CSGT mặc thường phục chỉ là giám sát, phát hiện vi phạm sau đó thông báo cho cảnh sát khác có thẩm quyền để xử lý, chứ không có quyền được dừng xe và xử lý vi phạm"
Hiện nay, quy định về việc cảnh sát giao thông khi tuần tra, kiểm sát được mặc thường phục (hóa trang) được quy định tại Thông tư số 27/2009/TT-BCA ngày 6/5/2009 (sau đây viết tắt là Thông tư).
Thông tư không được quy định cụ thể, rõ ràng nên khi thực hiện nhiều trường hợp đã hiểu sai và áp dụng không đúng tinh thần quy định dẫn đến trường hợp cảnh sát giao thông hóa trang vượt quá quyền hạn của mình, gây những bất bình không đáng có trong thực tiễn áp dụng pháp luật.
Theo quy định của Thông tư thì đối tượng áp dụng của Thông tư này là “sĩ quan, hạ sĩ quan thuộc lực lượng cảnh sát giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là cán bộ, chiến sỹ) thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông ….”.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ trường hợp nào lực lượng cảnh sát giao thông cũng được phép “hóa trang”. Khoản 2, Mục IV, Thông tư quy định, việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang được thực hiện trong các trường hợp cụ thể như sau: “Khi tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang được bố trí một bộ phận cán bộ, chiến sĩ trong tổ tuần tra, kiểm soát để hóa trang (mặc thường phục) để giám sát tình hình trật tự giao thông, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trên phạm vi tuyến, địa bàn phân công. Việc bố trí cán bộ, chiến sĩ hóa trang được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Khi cần bí mật sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phải có phương án, kế hoạch được Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên phê duyệt.
b) Để phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm; khi tình hình an ninh, trật tự hoặc trật tự, an toàn giao thông phức tạp; phải có phương án, kế hoạch được Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên phê duyệt”.
Như vậy, việc cảnh sát giao thông được mặc thường phục chỉ được thực hiện trong một số trường hợp cụ thể và phải kết hợp với tuần tra, kiểm soát công khai (kết hợp với cảnh sát giao thông mặc sắc phục đúng theo quy định) chứ không hoạt động độc lập, riêng lẻ.
Đồng thời theo quy định trên thì nhiệm vụ của cảnh sát mặc thường phục chỉ là giám sát tình hình trật tự giao thông, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn hành vi vi phạm. Do đó phải được hiểu quyền hạn của cảnh sát giao thông mặc thường phục chỉ là giám sát, phát hiện hành vi vi phạm sau đó thông báo cho cảnh sát khác có thẩm quyền để xử lý theo quy định chứ người cảnh sát mặc thường phục không có thẩm quyền được dừng xe và xử lý vi phạm. (Đây chính là thể hiện việc đấu tranh ngăn chặn hành vi vi phạm, việc kết hợp tuần tra, kiểm soát công khai với hóa trang, phối hợp giữa cảnh sát giao thông mặc thường phục với cảnh sát giao thông mặc sắc phục).
Như vậy, chỉ lực lượng cảnh sát giao thông công khai mới được dừng xe, xử lý vi phạm theo các quy định chúng tôi đã nêu.
Do đó khi bạn thấy người mặc thường phục yêu cầu dừng xe thì về nguyên tắc bạn không buộc phải thực hiện nghĩa các nghĩa vụ dừng xe như trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông phải tuân thủ hiệu lệnh của cảnh sát giao thông bình thường theo quy định của pháp luật. Đồng thời, nếu bạn bị người mặc thường phục xưng danh là CSGT đang “hóa trang” thực hiện nhiệm vụ chặn lại thì có thể yêu cầu cho xem chứng minh nhân dân, giấy chứng nhận cảnh sát nhân dân để xác định thông tin. Đồng thời, nếu thấy biểu hiện nghi vấn, có thể yêu cầu được về cơ quan công an hoặc chính quyền nơi gần nhất để làm rõ và giải quyết.