[size=6]"Thưa ông Tập Cận Bình, nếu gia đình bị hại, ông có đau đớn không"; “Cháu nghĩ Trung Quốc chỉ muốn nói những gì sai sự thật”…[/size]
[justify]Trên đây là lời văn của em Trương Ánh Dương, học sinh Lớp Trí Đức 4H2 do cô Đặng Nguyệt Anh phụ trách. Cô Nguyệt Anh, giáo viên dạy Ngữ văn Trường THPT Hà Nội – Amsterdam vốn nổi tiếng với những đề văn khơi gợi tâm hồn, tình cảm, trí tưởng tượng, sáng tạo của học sinh. Chính các học trò của cô đã tạo nên những “hiện tượng văn lạ” làm nổi sóng dư luận trong một thời gian dài như: “Nghĩ về đồng tiền” của Nguyễn Trung Hiếu, “Ba ngày làm chuột” của Ngô Thùy Dương…[/justify]
[justify]Trong buổi viết bài cuối tháng hôm 29/3/2013 tại Câu lạc bộ bồi dưỡng năng khiếu Văn của Lớp 4 Trí Đức, cô Nguyệt Anh ra đề: “Nhập vai một em nhỏ có bố là thuyền viên trên chiếc tàu đánh cá của Việt Nam vừa bị Trung Quốc bắn cháy ca-bin, con hãy viết một bức thư gửi ông Tập Cận Bình – Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Trung Quốc - để bộc lộ những cảm xúc và ước mong”.[/justify]
[justify]Chia sẻ với chúng tôi, cô Nguyệt Anh nói về buổi sinh hoạt hôm ấy: “Đầu tiên, tôi kể cho các em nghe về việc tàu cá nước mình bị tàu Trung Quốc bắn cháy ca-bin mà báo chí đã đưa tin. Sau đó tôi giới thiệu cho các em biết ông Tập Cận Bình là ai và quan hệ hai nước Việt Nam – Trung Quốc lâu nay thế nào, gần đây vấn đề chủ quyền biển đảo của Việt Nam ra sao. Khi tôi kể chuyện, một số em tham gia khá sôi nổi vì các em đã được nghe trên các chương trình thời sự hoặc nghe bố mẹ nói chuyện. Sau đó, tôi đọc cho các em nghe bài thơ “Tổ quốc nhìn từ biển” của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến.[/justify]
Một đoạn trong bức thư gửi ông Tập Cận Bình của em Trương Ánh Dương.
[justify]Các em lớp bốn còn nhỏ mà đã biết chăm chú lắng nghe trong niềm xúc động khiến tôi càng hào hứng hơn. Phần thời gian còn lại của buổi sinh hoạt, tôi để các em được hoàn toàn tự nhiên viết bức thư gửi ông Tập Cận Bình theo suy nghĩ và trí tưởng tượng của các em. Khi thu bài, đọc qua một lượt, tôi thấy một số bài viết hơi gượng, hơi già dặn so với lứa tuổi do các em phải cố gắng nhập vai để viết về một vấn đề chính trị không hề dễ viết; một vài bài khác lại rất hồn nhiên, có chỗ còn vụng về. Nhưng bài nào cũng có một vài ý khá thú vị có chỗ các em viết khiến những người lớn như chúng ta cũng phải giật mình…[/justify]
[justify]Tôi nghĩ có lẽ chúng ta và cả ông Tập Cận Bình cũng nên đọc một số lời các em đã viết, để biết thế hệ tương lai của Việt Nam nghĩ gì về đất nước mình và nước láng giềng Trung Quốc”.[/justify]
[justify]Sau đây chúng tôi xin đăng tải một trong nhiều bài viết của các em.[/justify]
[justify]Kính gửi ông Tập Cận Bình - Chủ tịch nước Trung Quốc.[/justify]
[justify]Thưa ông, bố cháu chính là một thuyền viên trên chiếc tàu đánh cá Việt Nam vừa bị tàu Trung Quốc bắn cháy ca-bin. Cháu viết bức thư này kính gửi ông để bộc lộ những cảm xúc và ước mong của mình sau sự kiện đã làm cho cả nhà cháu rất buồn.[/justify]
[justify]Trong những bản tin thời sự gần đây, cháu được nghe tin về một tấm bản đồ cổ mới được tìm thấy. Qua đó, mọi người biết rằng Trung Quốc không có chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hai quần đảo ấy là của Việt Nam. Nhiều lần đọc trên báo, bố cháu kể rằng Trung Quốc đã tăng thêm tàu tuần tra trên Biển Đông, đặc biệt là đã dùng vũ khí và đe dọa. Cớ sao bố cháu và các chú bác làm trên tàu lại bị đe dọa, sao tàu của bố cháu lại bị bắn cháy, thưa ông? Bố cháu không làm gì sai cả, bố cháu chỉ đi đánh cá trên biển chủ quyền của Việt Nam chứ không phải Trung Quốc. Bây giờ có ai hại gia đình ông thì ông có thấy đau đớn không ạ?[/justify]
[justify]Chiếc thuyền đó là mồ hôi, công sức của bố cháu và các thuyền viên. Từ lâu nhà cháu làm nghề đánh cá, bây giờ tàu cháy, không thể ra khơi được, nhà cháu bây giờ sẽ lâm vào tình cảnh khó khăn. Người Việt Nam cháu yêu chuộng hòa bình, không bao giờ coi Trung Quốc là kẻ thù. Từ xưa, Trung Quốc đã thường xuyên tấn công xâm lược nước cháu. Ông có biết rằng đã có bao nhiêu người đã đổ máu vì chiến tranh không ?[/justify]
[justify]Trung Quốc là một nước giàu mạnh, đáng lẽ phải bảo vệ Việt Nam, sao lại đi đánh nước yếu? Cháu nghĩ Trung Quốc chỉ muốn nói những gì sai sự thật. Cô giáo cháu kể: Trung Quốc tuyên bố Việt Nam là nước láng giềng tốt, theo phương châm “16 chữ vàng” đưa ra năm 1991 và theo tinh thần 4 tốt. Nhưng sự thật thì hiện tại Trung Quốc chỉ muốn khẳng định là họ sở hữu hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Có đúng như vậy không, thưa ông Tập Cận Bình?[/justify]
[justify]Cháu nghĩ như thế thì người dân Trung Quốc nên nói ra sự thật, không cần nói những lời lẽ dối trá như vậy. Mong ông đừng xâm phạm chủ quyền của người dân Việt Nam. Cháu biết tất cả con người chúng ta sinh ra đều muốn tốt đẹp nhưng chỉ vì lòng tham điều khiển mà làm việc xấu thôi.[/justify]
[justify]Cháu muốn thưa với ông rằng, tất cả những gì chúng ta có được ngày hôm nay là nhờ đùm bọc lẫn nhau chứ không phải là xâm chiếm đất đai và của cải của nhau.[/justify]
[justify]Thưa ông, nếu cháu nói có gì sai mong ông bỏ qua vì cháu chỉ nói những gì cháu biết và thấy. Cháu chúc ông luôn mạnh khỏe để lãnh đạo đất nước thật tốt.[/justify]
[justify]Ký tên[/justify]
[justify]Trương Ánh Dương.[/justify]
[justify]“Hy vọng bác sẽ thu hồi tàu Hải giám, tàu Ngư chính về”[/justify] [justify]Cũng với đề văn này, em Ngô Thùy Dương đã có một cái kết đầy tính nhân văn và thể hiện đậm nét tinh thần hữu nghị của nhân dân Việt Nam. Ngô Thùy Dương chính là tác giả bài văn nhập vai “Ba ngày làm chuột” gây sốt trên mạng hồi cuối tháng 12/2012. Em viết:[/justify] [justify]“Cháu mong rằng, mai đây nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc sẽ sống trong sự hòa bình. Không còn vũ lực, không còn xâm chiếm. Trung Quốc sẽ dành cho Việt Nam những tình cảm hữu nghị như Việt Nam đã dành cho Trung Quốc. Mong rằng, sau khi đọc bức thư này của cháu, bác sẽ suy nghĩ lại và thu hồi các tàu Hải giám, tàu Ngư chính về. Kính chúc bác mạnh khỏe”.[/justify] [justify]Cháu, Ngô Thùy Dương.[/justify] |