[justify]NHỮNG XU HƯỚNG KHÔNG ĐƯỢC CHẤP NHẬN SẼ TỰ LỤI TÀN[/justify]
[justify](TS Khuất Thu Hồng, viện trưởng viện Nghiên cứu phát triển xã hội)[/justify]
[justify]Trong xã hội công nghiệp hiện đại, các cá nhân ngày càng độc lập nhờ các tiện nghi và dịch vụ ngày càng cao cấp và chu đáo. Nhờ đó mà mọi nhu cầu của cá nhân đều sẽ được đáp ứng. Nhìn từ con mắt truyền thống sẽ thấy các cá nhân đó có vẻ cô đơn, đáng thương và các dịch vụ đó đầy màu sắc thương mại.[/justify]
[justify]Tuy nhiên, có thể bản thân những người đó không hề cảm thấy như vậy. Họ có thể hoàn toàn thoải mái với cách sống mà họ lựa chọn, khi cần thay đổi họ đã có các dịch vụ, kể cả các dịch vụ “cho thuê gia đình” hay “cho thuê người yêu”. Những người này có thể không hoặc chưa sẵn sàng để bước vào cuộc sống gia đình hay một mối quan hệ mà trong đó họ phải có những trách nhiệm nhất định. Và họ trả tiền để có “gia đình/người yêu” trong vài giờ, với những thoả thuận rõ ràng giữa hai bên. Mục đích của giao dịch hay sự hài lòng sẽ đạt được nếu cả hai bên đều tôn trọng thoả thuận. Có thể những giao dịch này là những cuộc “thực tập” và một số người sau đó nhận ra rằng mình đủ khả năng thành lập một gia đình thực sự. Nhưng cũng có người không nhận ra sự hấp dẫn hay giá trị của gia đình, của mối quan hệ gắn bó lứa đôi.[/justify]
[justify][/justify]
[justify]Tôi biết dịch vụ cho thuê người yêu có ở Nhật Bản, Hàn Quốc… nhưng tôi không chắc là nó ngày càng phổ biến như nhiều người nghĩ. Còn ở Việt Nam, dù xã hội ta đang thay đổi rất nhanh tôi không tin rằng dịch vụ này được xã hội chấp nhận cho dù ở ta từ lâu đã có dịch vụ khóc thuê và bây giờ có thêm dịch vụ đẻ thuê. Tính độc lập của các cá nhân ở Việt Nam còn rất thấp, người Việt vẫn còn tính cộng đồng rất cao, đồng thời hôn nhân và gia đình vẫn là một giá trị trung tâm của người Việt Nam. Những dịch vụ như vậy, nếu có cũng không thể phổ biến.[/justify]
[justify]Từ quan điểm của người nghiên cứu xã hội, tôi cho rằng những hiện tượng này là thú vị vì nó phản ánh sự đa dạng. Tuy nhiên nó không đáng ngạc nhiên, căn cứ phân tích ở trên. Xã hội luôn vận động và tìm ra hướng đi cho mình, nếu có nhu cầu sẽ có đáp ứng. Những xu hướng không được chấp nhận sẽ tự lụi tàn một cách lặng lẽ, nhiều khi chẳng kịp đợi đến dư luận phản đối hay can thiệp. Còn phán xét ư, so với những kẻ lừa tình, lợi dụng thì xem ra những giao dịch thương mại sòng phẳng như vậy còn dễ bỏ qua hơn nhiều, cho dù vẫn còn một chút lấn cấn.[/justify]
[justify][/justify]
[justify]HÃY ĐẶT MÌNH VÀO HOÀN CẢNH CỦA CON ĐỂ THÔNG CẢM[/justify]
[justify](Trương Ngọc Chi, 55 tuổi, phụ huynh).[/justify]
[justify]Xã hội có nhiều yếu tố mới thì dịch vụ cho thuê người yêu cũng không phải quá gây sốc cho nhiều người. Có thể với một số bậc phụ huynh, dịch vụ này đi ngược truyền thống hôn nhân của gia đình Việt Nam. Nhưng với giới trẻ, suy nghĩ đó lại thông thoáng hơn. Chính vì vậy mới xảy ra mâu thuẫn giữa hai thế hệ. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh chớ tức giận, hãy đặt mình vào hoàn cảnh của con để thông cảm, chia sẻ.[/justify]
[justify]Riêng bản thân tôi sẽ không chấp nhận bất cứ hình thức “vay tạm” nào như thế. Tình cảm thì không thể cân đong đo đếm được. Chưa kể, lỡ chúng ta gặp phải cơ sở, dịch vụ trá hình thì sao? Nhất là các cô gái. Tuy nhiên, xét đi xét lại, thì cũng có thể do người lớn quá khắt khe nên con trẻ phải dối lòng để bố mẹ vui.[/justify]
[justify][/justify]
[justify]MỞ LÒNG ĐÓN NHẬN CÁI MỚI[/justify]
[justify](Nhà văn trẻ Nguyễn Thị Yến Linh, 22 tuổi).[/justify]
[justify]Xã hội càng hiện đại càng khiến con người cô đơn, mệt mỏi trong việc tìm kiếm tình yêu đích thực của mình. Chặng đường tìm kiếm tình yêu đó có thể rất dài và khó khăn, đôi khi hoang mang, lạc lối cần đến sự trợ giúp. Sao chúng ta không xem dịch vụ tình yêu là sự trợ giúp trong hành trình dài ấy? Đôi khi chỉ đơn giản là người ở bên cạnh lắng nghe lúc mình cô độc, một sự động viên, một mối liên kết giữa đời sống càng ngày càng lạnh nhạt này. Có thể có rất nhiều câu chuyện thú vị, cảm động đằng sau hai chữ “dịch vụ” kia. Chúng ta đã quá quen nhìn mọi thứ theo chuẩn mực truyền thống, và thường hoài nghi, dị nghị, ác cảm trước những cái quá mới mẻ. Hãy mở lòng đón nhận những cái mới, đừng quá khắt khe. Còn sự tồn tại của “dịch vụ” kia, tự bản thân nó sẽ quyết định vận mệnh của mình.[/justify]
[justify][/justify]
[justify]TÔI MỞ DỊCH VỤ LÀ DO NHU CẦU XÃ HỘI[/justify]
[justify](Nguyễn Xuân Thiện, 27 tuổi, tổng giám đốc công ty Vinamost).[/justify]
[justify]“Thuê người yêu” là thuật ngữ dùng để marketing cho cả công ty chúng tôi ở giai đoạn đầu, và hiện nay dịch vụ này chỉ dừng lại ở mức cung cấp một người bạn thông thường để đi chơi hoặc ngoại giao. Đối tượng tham gia dịch vụ phải trên 18 tuổi, có trình độ đại học hay cao đẳng, và tự nguyện tham gia. Trong số hơn 1.200 cộng tác viên được lựa chọn trên cả nước, có đến 92% cộng tác viên là sinh viên. Và công ty chúng tôi là nơi để họ thể hiện khả năng giao tiếp, hiểu biết xã hội của mình trước những khách hàng hầu hết là doanh nhân thành đạt. Đây cũng là cơ hội nghề nghiệp của họ sau khi ra trường.[/justify]
[justify]Do những đòi hỏi phát sinh của xã hội, còn rất nhiều người cần sự chia sẻ, quan tâm, tôi mới nghĩ đến dịch vụ “cho thuê người yêu” này. Ngoài ra, công việc này còn tạo mức thu nhập tốt và môi trường lành mạnh cho các cộng tác viên.[/justify]
[justify]
[/justify]