Cái thời kì bao cấp đã lùi xa cách đây chừng 30 năm, thời kì mà các nhà máy xí nghiệp làm ăn thua lỗ không đủ tiền trả cho công nhân. Trong khi đó, sản phẩm của chính các nhà máy làm ra lại không bán được, thế là không còn cách nào khác người công nhân cả một tháng mòi mỏi chờ đồng tiền lương cuối cùng phải nhận chính các sản phẩm mà mình làm ra thay cho tiền công. Đây là điều đã đi vào lịch sử của một thời kì khó khăn đã qua.[/size] [size=3]
Thế nhưng năm nay, 2011 của thế kỉ 21, thông tin một số doanh nghiệp ở[/size] [size=3]Khánh Hòa không đủ tiền trả cho công nhân đành phải trả bằng hiện vật khiến cho nhiều người không khỏi suy nghĩ. Cuộc sống của năm 2011 đã khác nhiều so với 30 năm trước kia, người lao động (NLĐ) quanh năm quần quật với công việc mong có một chút tiền thưởng để có thể sắm sửa vài thứ gì đó cho gia đình đã bị hụt hẫng. Các hiện vật được chủ các doanh nghiệp trả cho NLĐ năm nay như dầu ăn, hạt dưa, bánh kẹo, bột ngọt… đã khiến nhiều người tỏ ra thất vọng.[/size]
[size=3][/size] |
[size=3]Những vật phẩm được một số doanh nghiệp thưởng Tết cho công nhân năm nay[/size] |
Với mức thưởng trị giá chỉ khoảng vài chục nghìn đồng thì nhiều người tính ra mức thưởng Tết của cả năm làm việc vất vả của công nhân không bằng một người ăn mày trong vòng một ngày? Trong khi đó có những doanh nghiệp thưởng Tết lên tới 700 triệu đồng, điều này khiến nhiều công nhân cảm thấy chạnh lòng.[/size]
[size=3][/size] |
[size=3]Nhiều công nhân làm việc quần quật cả năm nhưng mức thưởng quá ít ỏi[/size] |
Theo GS[/size] [size=3]Nguyễn Lân Dũng, việc thưởng Tết là để động viên khuyến khích người lao động có thể làm việc một cách hăng say hơn. Việc thưởng Tết có thể tác động tới tâm lý khiến cho người lao động làm việc quả hơn hoặc giảm sút đi.
“[/size] [size=3]Tùy hoàn cảnh từng đơn vị họ có thể thưởng Tết bằng hình thức gì. Việc thưởng Tết thấp phản ánh sự yếu kém của doanh nghiệp. Tuy nhiên chúng ta không nên quan tâm nhiều đến việc này mà quan tâm đến việc xem có những doanh nghiệp nào có nhiều tiền mà không chịu thưởng Tết cho công nhân đó mới là điều vô lý”, GS Nguyễn Lân Dũng chia sẻ.
Tuy rằng việc thưởng Tết không phải là bắt buộc nhưng cả năm người công nhân làm việc quần quật trong các nhà máy xí nghiệp với đồng lương ít ỏi. Đặc biệt là đối với các nữ công nhân, nhiều người đã phải chôn vùi cả tuổi thanh xuân của mình tại các khu công nghiệp. Để kiếm được đồng tiền họ đã phải hi sinh rất nhiều thứ, đặc biệt là rất khó tìm được tình yêu cho riêng mình vì các khu công nghiệp chủ yếu là con gái. Vì vậy họ rất cần có một sự quan tâm, động viên về cả vật chất và tinh thần từ lãnh đạo công ty nơi họ làm việc.[/size]